- Tình hình sử dụng thức ăn : Do các hộ chăn nuôi với quy mô lớn, từ
vài chục tới vài trăm con nên thường sử dụng loại thức ăn hỗn hợp chiếm 88,33%. Đây là loại thức ăn không gây phát sinh thức ăn thừa như việc sử dụng các phế phẩm nông nghiệp.
Bảng 4.8. Loại thức ăn được sử dụng tại một số trang trại
Loại thức ăn Số hộ Tỷ lệ (%)
Hỗn hợp ăn thẳng 31 81,6
Thức ăn tận dụng ủ men 1 2,6
Kết hợp cả hai loại thức ăn 6 15,8
Tổng 38 100
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2014)
Tuy nhiên, còn một số hộ chăn nuôi lợn thịt và 2 - 3 con lợn nái thì họ thường cho ăn kết hợp cả hai loại thức ăn để tiết kiệm chi phí chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay, giá lợn thịt rẻ và giá thức ăn lại cao. Chỉ có 1 hộ là sử dụng nguồn thức ăn tận dụng ủ men, mang lại hiệu quả chăn nuôi khá cao.
- Khối lượng nước để uống và vệ sinh chuồng trại: Trong thời gian qua,
tình hình dịch bệnh bùng phát trên quy mô rộng ngày càng tăng, dịch bệnh có nhiều nguyên nhân và từ nhiều nguồn khác nhau: do virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Vì vậy để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh trên, vệ sinh môi trường chuồng nuôi là vấn đề cấp thiết với tất cả các trang trại chăn nuôi hiện nay.
Lượng nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%)
Dưới 1 m3 29 76,3
Từ 1 đến 1,5 m3 8 21,1
Từ 1,5 đến 2 m3 1 2,6
Tổng 38 100
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2014)
Nguồn nước dùng để uống và vệ sinh chuồng trại được lấy từ hai nguồn chính là : nước giếng khoan với 26/38 hộ, còn lại một số trang trại sử dụng nước giếng khơi. Với các trang trại có quy mô nhỏ thường sử dụng dưới 1 m3/ngày, chiếm 76,3% tổng số các trang trại, các hộ có quy mô trên 100 - 400 con thường dùng hết khoảng 1 đến 1,5 m3, chiếm 21,1%. Việc sử dụng nước để vệ sinh còn phụ thuộc theo mùa và thời tiết. Trung bình, một ngày các trang trại thường rửa dọn chuồng 1 -2 lần.