Quá trình vận dụng và thực hiện của Đảng bộ tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 2010) (Trang 48 - 61)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Quá trình thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng

2.2.2. Quá trình vận dụng và thực hiện của Đảng bộ tỉnh Sơn La

Dựa vào tình hình kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực, sau 4 năm đổi mới. Hướng sản xuất hàng hóa và phát huy các lợi thế kinh tế miền núi, kinh tế nhiều thành phần được hình thành và mở ra sự phát triển sống động, khơi dậy được nhiều tiềm năng. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp được xóa bỏ về cơ bản, những thói quen và nếp nghĩ của thời kì bao cấp đang bị đẩy lùi, cơ chế mời hình thành tuy chưa hồn chỉnh nhưng đã kích thích nhiều cách làm ăn mới năng động và sáng tạo; tình hình kinh tế - xã hội vượt qua được nhiều thời điểm gay cấn và bước đầu thích ứng với cơng cuộc đổi mới, quốc phịng an ninh được giữ vững, tình hình chính trị ổn định.

Tuy vậy, mức độ phát triển kinh tế, văn hố, xã hội nhìn chung cịn hạn chế. Tuy đã đạt được những kết quả trong những năm đầu đổi mới nhưng những yếu tố vật chất cho sự phát triển phần lớn vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương. Tình hình sản xuất và đời sống của hàng vạn dân di chuyển khỏi lịng hồ Sơng Đà

theo yêu cầu của việc xây dựng nhà máy Thủy điện Hịa Bình chưa được ổn định, lại bị thiên tai nặng nề, gây hậu quả nghiêm trọng.

Để khắc phục những khó khăn đó, đồng thời cụ thể hóa những quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX được tiến hành 10 - 13/12/1991. Đại hội đã thông qua “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2000”; Quyết định mục tiêu tổng quát 5 năm (1991 - 1995) là: “Khơi phục và ổn định tình hình kinh tế - xã hội chuyển một bước mạnh hơn nữa sang sản xuất hàng hóa tạo được cục diện mới về cơ cấu kinh tế, giảm rõ rệt tình trạng, nghèo đói, đồng thời tăng nhanh bộ phận dân cư giàu có trong các dân tộc, trình độ dân trí được nâng cao, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh, quốc phịng, ổn định chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa và k cương xã hội được tăng cường, đẩy lùi các tiêu cực và bất công xã hội, tạo được những tiền đề để phát triển tốc độ nhanh hơn ở thời kỳ tiếp theo” [1; 181].

Nhằm đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới tồn diện đi vào chiều sâu và thực hiện sự chỉ đạo của Bộ chính trị - Trung ương Đảng, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã được tiến hành từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 5 năm 1996. Đại hội đã căn cứ vào những định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ trọng yếu trong 5 năm (1996 - 2000).

- Đến năm 2000, cơ bản chuyển dịch nền kinh tế tự cấp, tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa, hình thành cơ cấu kinh tế “nông - lâm - công nghiệp và dịch vụ” theo hướng CNH, HĐH. Gắn phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội. Phấn đấu đến năm 1998 xóa được đói, năm 2000 cơ bản hoàn thành định canh, định cư, giảm số hộ nghèo còn dưới 30%.

- Phát huy vai trị làm chủ của nhân dân, truyền thống đồn kết của các dân tộc tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Cải cách bộ máy hành chính gắn với xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh theo quan niệm Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Về mục tiêu cụ thể: “nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 14% trở lên, bình quân đầu người gấp 2 lần so với năm 1995. T trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 30%, nông - lâm nghiệp 45%, dịch vụ 25% trong tổng

GDP...; tăng t lệ lao động qua đào tạo mỗi năm thêm 15%; 60% số hộ được dùng điện, 50% số dân được xem truyền hình. Hạ t lệ tăng dân số xuống dưới 2,3%; 60% nhân dân nơng thơn có nước sạch trong sinh hoạt”. [47; 31]

Từ những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Sơn La về xây dựng đại đoàn kết dân tộc 1991 - 2000, Đảng bộ Sơn La đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên cụ thể hóa bằng các: chương trình hành động, kế hoạch, ban hành các nghị quyết, thông tri… để chỉ đạo hướng dẫn thực hiện. Cụ thể: trong các ngày 3 - 4/6/1993, Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La lần thứ VI đã được tổ chức, đại hội đã đề ra nghị quyết Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La sẽ cùng Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức thành viên, các cấp, các ngành tích cực vận động nhân dân các dân tộc tham gia thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng của tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng và Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần IX, trong điều kiện cịn gặp phải nhiều khó khăn thử thách lớn những năm 1991 - 1995 công cuộc đổi mới ở Sơn La đã được mở rộng trên mọi lĩnh vực và đã giành được những thành tựu cao hơn so với 5 năm trước. Về kinh tế, “nhịp độ tăng trưởng bình quân về GDP trong 5 năm 1991 - 1995 đạt 9,9%, tuy chưa đạt mức đại hội đề ra (10 - 12%) nhưng đã tăng 5 lần so với những năm 1986 - 1990” [48; 14].

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tăng cường mở rộng, nội dung hoạt động ngày càng thiết thực hơn đã tập hợp và lôi cuốn ngày càng nhiều người tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tập trung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Bên cạnh những phong trào thi đua chung do Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động, mỗi tổ chức thành viên đều có những phong trào thi đua, những cuộc vận động với các nội dung thiết thực, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, hội viên cho từng tổ chức.

Trong những năm 1996 - 2000, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận có nhiều hoạt động tích cực, thiết thực, đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào tổ chức đồn thể xã hội. Hình thức phối hợp hoạt động của Mặt trận với

các tổ chức thành viên có nhiều tiến bộ rõ rệt do đó tập hợp được đơng đảo nhân dân tham gia vào các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống tự chủ, tự quản trong cộng đồng dân cư. Các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận, các tổ chức thành viên chủ trì đã đáp ứng được nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, được toàn xã hội hưởng ứng, các cấp Chính quyền tạo điều kiện thực hiện, các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo và kiểm tra đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Qua các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận và những tổ chức thành viên đã góp phần nâng cao ý thức làm chủ, tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong nhân dân các dân tộc. Trong hoạt động Mặt trận các cấp đã coi trọng việc tập hợp và phát huy vai trò của Trưởng bản, Già làng và những người có uy tín trong cộng đồng mỗi khu dân cư, dân tộc. Thơng qua các chương trình phối hợp thống nhất hành động giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức thành viên góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trên địa bàn của tỉnh, đến năm 2000 có hơn một triệu người có uy tín ở cơ sở, là lực lượng nịng cốt trong cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, tập hợp đồn kết các dân tộc, đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nơng thơn mới, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu với U ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều chính sách liên quan; phối hợp với các ban, ngành, các huyện, thành phố bình chọn, xét cơng nhận người có uy tín trên địa bàn.

Trong 5 năm 1996 - 2000, từ nguồn kinh phí Trung ương phân bổ hơn 10 t đồng, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp tổ chức 210 cuộc hội nghị tập huấn, bồi dưỡng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, chính sách dân tộc đang được triển khai cho hơn 11 nghìn lượt người có uy tín; tổ chức 22 cuộc với 8574 lượt người đi tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; thăm hỏi người có uy tín khi bị ốm đau, gặp khó khăn do thiên tai, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán và Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc...

Những người có uy tín trên địa bàn tỉnh phát huy tốt vai trò, vận động đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới; giữ gìn bản sắc văn hóa; tham gia cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể kịp thời giải quyết các vụ việc phức tạp, phát sinh ngay tại cơ sở; tích cực tham gia tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. Khơng chỉ có vậy, người có uy tín cịn gương mẫu đi đầu, vận động nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia hiến đất phục vụ tái định cư các cơng trình thủy điện, xây dựng nơng thôn mới; mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, phát triển kinh tế hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Thông qua các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, những người có uy tín đã có nhiều ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đóng góp thiết thực vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đặc biệt là cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp.

Tại cơ sở, những người có uy tín chủ động vận động nhân dân trong cộng đồng dân cư phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, vận động gia đình, bà con cam kết không trồng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép chất ma tuý. Đồng thời, là nòng cốt trong vận động, giáo dục con cháu, cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; giữ gìn, phát huy phong tục tập qn tốt đẹp, xóa bỏ hủ tục, phát triển nghề truyền thống, bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc...

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; tích cực truyền tải những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân các dân tộc; là hạt nhân trong cơng tác hịa giải, đối nhân xử thế trong cộng đồng làng bản, trong phong trào thi đua yêu nước, củng cố khối đồn kết tồn dân, bảo vệ mơi trường, giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện các chính sách về dân số, an sinh xã hội, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

Trong cả giai đoạn 1991 - 2000 kinh tế Sơn La phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, trong 5 năm (1996 - 2000), tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình

quân 9,05%/năm. GDP năm 2000 tăng gấp 1,5 lần năm 1995. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, trong đó: GDP nơng, lâm nghiệp tăng bình qn 5,4%/năm. T trọng giảm từ 71,5% năm 1995 xuống 60,75% năm 2000, GDP cơng nghiệp xây dựng tăng bình qn 10,5%/năm t trọng từ 9,75% năm 1995 tăng lên 10,02% năm 2000. GDP dịch vụ tăng bình quân 17,7%/năm, t trọng từ 18,7% năm 1995 tăng lên 29,23% năm 2000. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 tăng lên 52,3% so với năm 1995 [48, 17].

Tuy vậy, cục diện kinh tế - xã hội của tỉnh có những chuyển biến, về cơ bản đã thốt ra khỏi sự trì trệ, khủng hoảng của cơ chế cũ và sự đảo lộn, sa sút của thời kỳ đầu chuyển đổi; trên những phương diện lớn của đời sống xã hội cũng đã thốt ra khỏi vịng luẩn quẩn tự cung, tự cấp, mở ra được thế phát triển đi lên. Từ 1991 đến 2000, mức độ tăng trưởng bình quân đạt 9,5%/năm, gấp 4-5 lần thời kỳ 1986 - 1990. Từ chỗ sản xuất trì trệ, giao lưu ách tắc, hàng hóa khan hiếm nay đã đảm bảo được đủ lương thực, thực phẩm, nhiều loại hàng tiêu dùng, dịch vụ và xuất khẩu ngày càng tăng. “Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, thực hiện CNH, HĐH tăng t trọng dịch vụ từ 14,95% (năm 1990) lên 29,23% (năm 2000); t trọng nông - lâm nghiệp giảm từ 77,78% (năm 1990) xuống còn 60,75% (năm 2000) [48; 68]. Nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần, nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh được hình thành, phát triển vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng năng động, hiệu quả hơn, trong đó kinh tế Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tiềm lực các nguồn vốn, các cơ sở sản xuất công nghiệp, kết cấu hạ tầng nhất là đường giao thông, điện, thông tin liên lạc, hệ thống giáo dục - đào tạo, y tế, phát thanh truyền hình, khoa học cơng nghệ... đều có bước phát triển khá mạnh. Đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện, mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên một bước. Bình đẳng giữa các dân tộc ngày càng được thực hiện tồn diện hơn cả về chính trị, kinh tế, văn hóa; vị trí của từng dân tộc trong cồng đồng ngày càng được phát huy.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện nhiều mặt; “GDP bình quân đầu người đã tăng từ 43 USD (năm 1990) lên 167 USD (năm 2000); số

hộ đói nghèo giảm từ 37% (năm 1995) xuống cịn 26% (năm 2000)” [48; 69]. Trong q trình thực hiện việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, vị trí vai trị của từng dân tộc trong cộng đồng đã được phát huy. Bình đẳng giữa các dân tộc được thực hiện toàn diện và đầy đủ hơn cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Đây chính là cơ sở để đẩy mạnh việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Trên mặt trận kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở các vùng trong tỉnh: dưới sự lãnh đạo của các cấp u đảng, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh và địa phương, đội ngũ đảng viên và cán bộ là những người tiêu biểu có nhiều đóng góp trên mặt trận kinh tế xóa đói giảm nghèo, họ là những người đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với những kinh nghiệm cổ truyền trong sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Tính đến năm 2000, đã có 47.792 hộ nghèo được vay từ Quỹ hỗ trợ người nghèo với tổng số vốn 92,74 t đồng để phát triển sản xuất. Diện hộ đói nghèo giảm từ 31,4% năm 1994 xuống còn 16,25% năm 2000. Điều chỉnh, sắp xếp hoàn thành định canh định cư cho 21.920 hộ đạt 41,23% số hộ thuộc diện định canh, định cư trong toàn tỉnh [48; 22].

Đảng bộ tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho đảng viên, nhân dân các dân tộc với sự nghiệp đổi mới, các cấp ủy đảng chú trọng thường xuyên đẩy mạnh CNH, HĐH. Coi trọng phát triển đảng cả về số luợng và chất lượng, đặc biệt quan tâm phát triển đảng viên mới trong các trường học, xóa 262 bản trắng đảng viên, củng cố 13 cơ sở đảng yếu kém vươn lên vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 2010) (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)