Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Chủ trƣơng xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộ cở Sơn
3.1. Chủ trƣơng xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La (2001 - 2010) (2001 - 2010)
3.1.1. Bối cảnh của c ng tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Sơn La
3.1.1.1. Bối cảnh chung
Bước vào thế k XXI, tình hình thế giới có nhiều thời cơ lớn đan xen với những thách thức lớn. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và cơng nghệ sinh học có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình; đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu, xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém để vươn lên.
Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động, trong đó Trung Quốc có vai trị ngày càng lớn. Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế, nhiều nước ASEAN và Đông á đang khôi phục lại đà phát triển với khả năng cạnh tranh mới. Tình hình đó tạo thuận lợi cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế, đồng thời cũng gia tăng sức ép cạnh tranh cả trong và ngoài khu vực.
Đối với Việt nam, sự nghiệp đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu, cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường đã tạo thế và lực mới để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước được đẩy mạnh. Mặt khác, nhân dân ta có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đất nước có nền chính trị ổn định, có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào... nếu phát huy tốt các tiềm năng này ta sẽ huy động được tối đa sức mạnh của khối đại đồn kết dân tộc vào q trình phát triển đất nước. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải ra sức
nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.
Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về xu thế khách quan của tồn cầu hóa với những cơ hội, thách thức của nó và sự cần thiết phải tham gia q trình này. Chính vì vậy, Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội lần thứ VIII (6/1996) đã khẳng định việc “xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và toàn thế giới” [40; 84,85]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VIII (12/1997) chủ trương “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”. Đại hội IX (4/2001), tiếp tục chỉ rõ: “Tồn cầu hóa là xu thế khách quan... Đảng chủ trương trong thời gian tới tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta sẽ được nâng lên một bước mới, tham gia có hiệu quả vào phân cơng lao động quốc tế” [41; 157,158].
Mặc dù, tình hình xung đột dân tộc, sắc tộc, tơn giáo, khủng bố, những cuộc chiến tranh cục bộ, chạy đua vũ trang, xung đột vũ trang, đòi ly khai, hoạt động can thiệp lật đổ, tranh chấp lãnh thổ về tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi và có xu thế ngày càng gia tăng, với tính chất ngày càng phức tạp... những vấn đề toàn cầu đang gặp phải như khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nước giàu và các nước nghèo, tình trạng mơi trường tự nhiên bị hủy hoại, biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số, bệnh dịch thế k , tội phạm quốc tế... đã ảnh hưởng sâu sắc đến khu vực, đất nước trong đó có Sơn La địi hỏi quốc gia, dân tộc phải phối hợp để giải quyết.
Tại khu vực Tây Bắc, Đảng và Nhà nước có nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách đối với khu vực, cộng thêm những tiềm năng về tài nguyên, sức lao động... đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước, khả năng hội nhập của khu vực Tây Bắc ngày càng mở rộng và có hiệu quả. Đây là thuận lợi to lớn để Tây Bắc tranh thủ sự giúp đỡ về nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, trình độ khoa học, kỹ thuật để phát huy tốt tiềm năng sẵn có của khu vực.
Con người của các tỉnh ở khu vực Tây Bắc vốn có bản chất thuần hậu, tương thân, tương ái, có niềm tin sâu sắc vào đường lối đổi mới và sự nghiệp CNH, HĐH. Nay bước vào bối cảnh mới, các phẩm chất tốt đẹp ấy vẫn được phát huy và có
thêm phẩm chất cởi mở, dễ tiếp cận với cái mới, mạnh dạn trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất; Với t lệ cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động luôn ở mức cao nên nguồn cung về sức lao động rất dồi dào; cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế trong khu vực ngày càng được tăng cường, hứa hẹn khả năng khu vực Tây Bắc sẽ có nhiều đột phá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cũng như cả nước, khu vực Tây Bắc khi bước vào thế k mới cũng phải đối diện với những nguy cơ, thách thức. Đó là, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển; Giáo dục, đào tạo thuộc vũng trũng nhất so với cả nước; Thiên nhiên diễn biến ngày càng phức tạp với những hiểm họa khó lường; T trọng kinh tế trong ngành nơng nghiệp vẫn ở mức cao so với các nhóm ngành khác, mức độ chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế diễn ra chậm. Phương thức canh tác của nhân dân trong vùng phổ biến vẫn mang tính nhỏ lẻ, tính liên kết trong q trình sản xuất cịn yếu.
Đặc biệt, các thế lực chống phá khối ĐĐKDT ngày càng gay gắt, với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Với Tây Bắc, nơi địa bàn xung yếu nơi có đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào; nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ dân trí thấp sinh sống, các thế lực thù địch thường sử dụng tín ngưỡng, tơn giáo để che mắt cho những việc làm gây tổn hại tới cách mạng Việt Nam, tới khối ĐĐKDT.
Nhìn chung, khi bước vào thế k mới trên phạm vi cả nước vẫn có những nguy cơ thách thức vẫn chưa bị đẩy lùi, thậm chí có những mặt diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới vẫn tồn tại. Tổng kết 20 năm đổi mới đất nước, Đại hội lần thứ X của Đảng chỉ rõ: “Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ, cán bộ đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục” [45; 88]. Khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, song các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách phá hoại, đặc biệt chúng ra sức lợi dụng tính phức tạp và nhạy cảm của các vấn đề dân tộc, tơn giáo, dân chủ, nhân quyền để kích động, chia rẽ, gây rối và
can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, phá hoại khối ĐĐKDT, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
3.1.1.2. Bối cảnh tại tỉnh Sơn La
Tình hình trên địa bàn tỉnh Sơn La, kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm của những năm đổi mới đất nước, Đảng bộ tỉnh Sơn La và nhân dân các dân tộc tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đồn kết nhất trí, nêu cao ý chí tự lực tự cường, quyết tâm đổi mới. Đội ngũ cán bộ của tỉnh bám sát các nghị quyết của Đảng; được thử thách, rèn luyện trong q trình đổi mới đã có bước trưởng thành, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đồng thời tỉnh Sơn La luôn nhận được sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ có hiệu quả về mọi mặt của Đảng, Nhà nước.
Trải qua 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định phát triển kinh tế 1991 - 2000. Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, phát huy truyền thống đồn kết và cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, đồng tâm đổi mới, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La đã giành được những thành tựu lớn về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của tỉnh.
Xét về mặt thuận lợi, Sơn La có được những thuận lợi cơ bản như: Đất nước vượt qua nhiều gian nan thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại; kinh tế giữa vùng Tây Bắc với các vùng khác đã có sự chủ động hội nhập; quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các vùng khác trong cả nước ngày càng phát triển; thu hút được nhiều dự án, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào; Đảng và hệ thống bộ máy chính quyền các cấp có nhiều Nghị quyết, chủ trương, chính sách phù hợp để huy động sức mạnh toàn dân vào việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Ngoài ra, Sơn La cịn có thêm thuận lợi về quỹ đất, nguồn tài ngun, khống sản, nguồn nhân lực; nhân dân có niềm tin với chế độ, với Đảng, với sự nghiệp CNH, HĐH.
Bên cạnh đó, Sơn La cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn như: Sơn La thực hiện nhiệm vụ chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh nền
kinh tế - xã hội của đất nước nằm trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Điểm xuất phát, nền kinh tế - xã hội của tỉnh ở mức thấp nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho y tế, giáo dục, xã hội còn yếu kém; thiên tai diễn biến phức tạp; ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp, tập quán canh tác lạc hậu, sự nhạy bén để hội nhập với xu thế mở của người dân thấp; các thế lực chống phá khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng tinh vi, xảo quyệt và quyết liệt làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đang đặt ra trong quá trình thực hiện chiến lược.
Như vậy, Sơn La vẫn cịn là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu và nhiều mặt còn thấp kém, chuyển hướng sản xuất từ nền sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa chưa đồng đều giữa các vùng, hiệu quả thấp. Điểm xuất phát của nền kinh tế vốn đã thấp, lại bị thiên tai liên tiếp gây hậu quả nặng nề, văn hóa - xã hội tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, hoạt động của hệ thống chính trị có một số khuyết điểm, năng lực quản lý nền kinh tế thị trường bộc lộ nhiều bất cập.
Trước tình hình trên địi hỏi Đảng bộ Sơn La cần sáng tạo, năng động trong việc nắm bắt thời cơ, động viên và phát huy sức mạnh tồn dân khắc phục mọi khó khăn thử thách, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển mọi mặt của tỉnh, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
3.1.1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) tiếp tục khẳng định phát huy sức mạnh toàn dân tộc phải được xem là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và là động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm cơ bản quán triệt trong toàn bộ các văn kiện của Đại hội lần này là chủ trương đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xem “Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội”. Từ tinh thần đó, Đại hội chủ trương: thực hiện đại đồn kết dân tộc, tơn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong đảng và người ngồi đảng, người đang cơng tác và người nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài, lấy
mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, tôn trọng những ý kiến khác nhau, khơng trái với lợi ích, của dân tộc, xóa bỏ mặc cảm định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau hướng tới tương lai. Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Bên cạnh đó, Đảng ta cịn chỉ rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc ln ln có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và địa phương. Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc [41; 127,128].
Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đồn kết dân tộc, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh. Để Mặt trận Tổ quốc hoạt động có hiệu quả hơn, Đại hội IX chủ trương, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể nhân dân, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phơ trương, hình thức, xa dân. Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
Nhằm cụ thể hóa hơn những nội dung cơ bản của Đại hội IX về việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới, từ 13 - 21/01/2003, ban chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành Hội nghị lần th bảy. Đây là lần đầu tiên Đảng có một hội nghị chuyên sâu về vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Nghị quyết của Hội nghị nhấn mạnh: “Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: Bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” [42; 29,30]. Hội nghị thông qua 4 Nghị quyết quan trọng về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh” về công tác dân tộc, cơng tác tơn giáo về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ