Nhận thức đúng vai trò của phát triển kinh tế trong xây dựng củng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 2010) (Trang 119)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Kinh nghiệm

4.2.1. Nhận thức đúng vai trò của phát triển kinh tế trong xây dựng củng

cố khối đại đoàn kết dân tộc

Để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay thì phát triển kinh tế được xem là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi chỉ có sự phát triển kinh tế mới có thể giúp đồng bào các dân tộc thiểu số có cuộc sống hàng ngày no đủ, thoát khỏi nghèo đói. Phải làm cho người dân và hộ dân có đất sản xuất, có nhà ở và các phương tiện sinh hoạt, định canh, định cư để ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất theo phương thức sản xuất tiến bộ, nhờ đó mà từ đủ ăn từng bước vươn lên khá, giàu. Hay nói cách khác, việc đảm bảo phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng các dân tộc tỉnh Sơn La là cơ sở để giải quyết mâu thuẫn về lợi ích, những xung đột về quyền lợi, chỉ có trên cơ sở xử lý hài hịa về quyền lợi kinh tế mới có thể đồn kết được cộng đồng các dân tộc tỉnh Sơn La trong một khối thống nhất. Kinh nghiệm về vấn đề này là:

Đẩy mạnh cơng tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao m c sống của các đồng bào dân tộc thiểu số trọng tâm là các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

+ Hỗ trợ đất sản xuất, phương tiện sản xuất

Thực hiện hỗ trợ đất sản xuất theo Chương trình 134, thực hiện Quyết định 132 của Thủ tướng Chính phủ, để giải quyết vấn đề đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ở những nơi không cịn quỹ đất cơng, chính quyền địa phương có thể tổ chức cho người lao động chuyển đổi ngành nghề bằng cách đào tạo nghề, thu hút lao động vào các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ tại địa phương hoặc cung cấp lao động cho các khu công nghiệp ở các vùng khác. Hoặc với những đối tượng khơng có đất sản xuất, các địa phương có thể ưu tiên hỗ trợ vốn để họ có tiền mua sắm nơng cụ, máy móc làm dịch vụ hoặc tự tạo việc làm như: xe, ghe máy chở thuê... hoặc làm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương để tăng thu nhập.

Chính sách tín dụng rất quan trọng đối với cơng tác giảm nghèo và để phát huy hiệu quả các dự án tín dụng cần liên kết hoạt động với một số chính sách khác trong hỗ trợ giảm nghèo nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn như: cung cấp tín dụng cần phải có sự phối hợp với đào tạo về kiến thức nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng...Và điều đặc biệt quan trọng là với người nghèo, không chỉ cung cấp cho họ một kênh tín dụng riêng mà làm thế nào để họ hòa nhập được kênh tín dụng chung của cả nước, từ đó tạo cho họ có nhiều sự lựa chọn và có thể tiếp cận được nguồn tín dụng phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Có thể giúp người nghèo tiếp cận các kênh tín dụng khác nhau, khơng chỉ thơng qua Ngân hàng Chính sách xã hội, mà cịn có thể thơng qua các tổ chức chính phủ là các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư...; các tổ chức phi chính phủ; các doanh nghiệp tư nhân; các tổ chức quần chúng: hội phụ nữ, hội nông dân; những người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế cho vay, hướng chủ yếu vào cho vay trung hạn, dài hạn để đầu tư phát triển theo các dự án nhất là các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo phương hướng quy hoạch mới. Đa dạng hố hình thức cho vay, đơn giản hoá các thủ tục phù hợp với các đặc điểm mùa vụ sản xuất từng cây trồng, vật nuôi, ngành nghề trong nông thôn. Tăng cường quy mô vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để có thể hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo với số lượng lớn hơn, nhằm giúp họ đầu tư dài hạn, trung hạn vào các dự án phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề đem lại hiệu quả. Đồng thời Ngân hàng Chính sách xã hội cần tăng cường cho đồng bào dân tộc nghèo vay vốn để học nghề, tạo việc làm, ưu tiên đối tượng là học sinh, sinh viên; hàng năm, dành một phần kinh phí nhất định để trực tiếp đầu tư, tạo cơ hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở rộng ngành nghề, nhất là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội là Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên làm tốt cơng tác tun truyền, hướng dẫn người dân trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.

Áp dụng hình thức tín chấp thơng qua các tổ chức đồn thể, nhóm tín dụng, tiết kiệm, nhóm tương trợ tự nguyện góp phần tiết kiệm được chi phí xã hội cho Nhà nước, đồng thời giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính, tín dụng ngân hàng. Trên thực tế, ở các vùng nơng thơn có nhiều chương trình, nhiều nguồn vốn đầu tư với quy mơ và thời gian khác nhau, nên cần biết phối hợp, sử dụng hợp lý các nguồn vốn để không dàn trải, manh mún, tạo điều kiện giảm nghèo thực chất vững chắc.

+ Nâng cao hiệu quả, phát huy mơ hình liên kết “bốn nhà” để giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản về sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm nơng, lâm sản.

Mơ hình liên kết “bốn nhà” trên cả nước nói chung, liên kết “bốn nhà” tuy đã đạt được kết quả bước đầu khả quan, nhưng thực tế sự liên kết này trong sản xuất nông nghiệp tại Sơn La cịn khơng ít khó khăn, tồn tại như: Quy mơ sản xuất cịn nhỏ lẻ, manh mún, điều này làm hạn chế nhiều đến việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đầu tư cơ giới hóa theo hướng sản xuất lớn; năng suất còn thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều, tổn thất sau thu hoạch và giá thành sản xuất còn cao, khả năng cạnh tranh thấp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng nghiệp chưa gắn với tổ chức lại sản xuất. Phát triển vùng ngun liệu cịn mang tính tự phát, thiếu đồng bộ từ khâu quy hoạch đến bố trí hợp lý các cơ sở chế biến; giữa vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch.

Về phía nhà khoa học, trong liên kết “bốn nhà” thì nhà khoa học giữ vai trị rất quan trọng trong quá trình này nhằm giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất... nhưng việc thiếu những cơ chế phối hợp cụ thể, rõ ràng khiến vai trị của nhà khoa học khơng được đề cao.

Chủ trương, chính sách của Nhà nước về liên kết mới dừng lại ở tính định hướng cho nên “các nhà” chưa thấy hết nhu cầu tất yếu và trách nhiệm cần liên kết. Tất cả những điều này dẫn đến hệ quả là “mạnh ai nấy bơi” và nhà này trách cứ nhà kia, dẫn đến mốc ban đầu là người sản xuất cũng như nhà doanh nghiệp phải tự “bơi trong bể” thị trường.

* Đối với nhà doanh nghiệp: có chính sách khuyến khích phát triển các loại

hình doanh nghiệp; có sự ưu đãi về thuế; mặt bằng sản xuất; huy động nguồn vốn hỗ trợ; xây dựng quỹ bảo hiểm rủi ro; quỹ hỗ trợ xuất khẩu; xây dựng hệ thống thông tin, dự báo thị trường... để thu hút và khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư về nông thôn.

* Đối với nhà khoa học: đẩy mạnh và phát triển sự nghiệp khoa học, kỹ

thuật; có cơ chế rõ ràng để nhà khoa học thấy được vai trị, vị trí của họ trong sự liên kết; hỗ trợ và tạo điều kiện về chính sách cho người làm công tác khoa học nhằm khuyến khích họ tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu.

* Đối với nông dân: tăng cường công tác tuyên truyền đến người nông dân

về tính hiệu quả của sự liên kết, tránh tâm lý ham lợi ích trước mắt mà phá vỡ hợp đồng; hỗ trợ đất sản xuất; các cấp chính quyền địa phương, nhất là cấp xã cần tích cực chỉ đạo nông dân không bán hoặc cầm cố đất được hỗ trợ, thực hiện dồn điền, đổi thửa, bố trí hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy hoạch; giải quyết kịp thời những tranh chấp giữa người sản xuất với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện để người nông dân tham gia vào thị trường bằng việc cải thiện quan hệ về thị trường bởi người nơng dân ít có điều kiện lựa chọn người mua hay phương thức tiêu thụ. Có thể thơng qua việc thành lập các

nhóm hay hội những người cùng sản xuất, đây là cơ sở tốt nhằm hỗ trợ vốn để

chuyển sang sản xuất những sản phẩm có năng suất cao hơn, hỗ trợ tín dụng quay vịng vốn và đào tạo kỹ thuật cho những người nông dân nghèo có thể tham gia năng động hơn; đẩy mạnh liên kết với các nhà chế biến vừa và nhỏ, các mối quan hệ cần được thắt chặt bằng cơ chế hợp đồng tốt hơn, chặt chẽ và rõ ràng hơn nhằm tạo quan hệ mang tính thị trường bền vững giữa người bán và người mua; vì hầu hết người dân tiếp cận thông tin từ những người buôn bán nên có thể thiếu hoặc khơng có tính chính xác cao, do đó, cần phải phổ biến thơng tin về giá cả và thị trường rộng rãi hơn thông qua việc mở rộng hệ thống thông tin thị trường ở cấp xã.

Đặc biệt chú ý phát triển kinh tế cho đồng bào vùng cao, vùng biên giới trên địa bàn tỉnh

Phát triển kinh tế ở vùng cao và biên giới có ý nghĩa quyết định vì đây là vùng có điều kiện khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội và nhạy cảm về chính trị. Cần tập trung các nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị cơ sở, an ninh biên giới và để giảm bớt khoảng cách chênh lệch với các vùng khác trong tỉnh. Lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn để đầu tư các cơng trình kết cấu hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường học, trạm y tế, thủy lợi, nước sinh hoạt, địa bàn sản xuất thúc đẩy. Đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, tăng cường khuyến công, khuyến nông, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh sản xuất nông lâm nghiệp, định canh định cư; thực hiện chuyển hướng mạnh sang sản xuất hàng hóa, bảo vệ rừng đầu nguồn, phát triển trồng rừng kinh tế, trồng cây cao su, phát triển chăn ni đại gia súc như trâu, bị, ngựa, dê…

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phù hợp với đặc điểm điều kiện từng vùng, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khai thác thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH.

Trên địa bàn của tỉnh Sơn La, các thành phần kinh tế nhìn chung đã có sự phát triển khá đầy đủ, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, trước u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi các thành phần kinh tế cần có nhiều bước phát triển sâu rộng hơn nữa.

Về kinh tế Nhà nước: đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh

của các doanh nghiệp nhà nước. Từng bước đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế để tăng cường sự hỗ trợ cùng phát triển.

Kinh tế tập thể: phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng phù hợp với

kinh tế hợp tác xã và hình thức liên hiệp hợp tác xã; huy động cổ phần và nguồn vốn xã viên để không ngừng tăng thêm vốn để phát triển của hợp tác xã.

Kinh tế tư nhân: tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển,

không hạn chế quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Khuyến khích phát triển cách doanh nghiệp tư nhân lớn, các tập đoàn kinh tế tư nhân, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lớn trở thành công ty cổ phần, bán cổ phần cho người lao động.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi: khuyến khích, thu hút các nguồn lực của

các nhà đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông đến các bản làng vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa thuận lợi.

Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Để phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La đã phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng như: Đầu tư phát triển hệ thống thu lợi; phát triển giao thông, năng lượng; xây dựng mạng lưới chợ, cửa hàng, đại lý, trường học, bệnh xá ở nông thôn, khu dân cư mới.

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đơi với xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế phát triển như xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản… Tập trung các nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng cơ sở tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung để tạo ra hệ thống điểm, động lực tại từng vùng kinh tế, từng huyện, thành phố, các trung tâm cụm xã, bao gồm cơ sở sản xuất giống chất lượng cao, hệ thống dịch vụ kỹ thuật, địa bàn sản xuất, hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, nước, các cơ sở giáo dục đào tạo, các trung tâm chuyển giao kỹ thuật. Đồng thời tích cực phát triển, nâng cấp mạng lưới giao thông, đầu tư xây dựng hệ thống đường đô thị, xây dựng hệ thống bến xe, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan trung ương đầu tư xây dựng hệ thống bến cảng trên

hồ Sông Đà và mở tuyến đường thủy Hịa Bình - Sơn La, Tạ Bú, mở rộng sân bay Nà Sản… Đầu tư hệ thống thủy lợi, kênh mương, xây dựng các hồ chứa nước, nạo vét, kè nắn suối. Hoàn thiện mạng lưới điện hạ thế, mở rộng cung cấp điện vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc…

Quản lý và s dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, rừng. Giải quyết tốt vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Bảo đảm việc thực hiện các quyền đối với đất đai; phân định ranh giới đất đai rõ ràng; nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân cư; trao quyền quản lý đất cho các cộng đồng địa phương; cải thiện hoạt động của các cơ quan quản lý đất đai; giảm bớt các xung đột có liên quan đến đất đai; điều tiết việc sử dụng đất và quy hoạch; cải tiến chính sách thuế đối với đất đai; gắn chính sách đất đai vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoàn thiện việc giao đất, giao

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 2010) (Trang 119)