Những vấn đề cần làm rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 2010) (Trang 30 - 33)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Những vấn đề cần làm rõ

Qua tìm hiểu, nghiên cứu các cơng trình khoa học, các nguồn tư liệu liên quan đã được cơng bố có thể nhận thấy, vấn đề lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc giai đoạn 1991 - 2010 đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý. Trong các cơng trình nói trên, vấn đề xây dựng khối đại đồn kết dân tộc được đề cập, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, được chia thành nhiều thể loại khác nhau như sách chuyên khảo, đề tài khoa học, các bài nghiên cứu trên các tạp chí, luận văn, luận án ngồi ra cịn có nhiều hệ thống văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về vấn đề đại đồn kết dân tộc. Một số cơng trình nghiên cứu về q trình xây dựng khối đại đồn kết dân tộc ở một số tỉnh cụ thể, khu vực hay cả nước tiếp cận ở góc độ là những khoa học khác như chính trị học, triết học, dân tộc học.

Như vậy, lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là yêu cầu cấp thiết nhằm củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng, làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La, khoảng trống đó cần phải được cơng trình nghiên cứu làm rõ:

Một là: Vẫn chưa có một đánh giá đầy đủ về các bước phát triển tư duy

nhận thức cả lý luận và thực tiễn của Đảng về lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La, đặc biệt là trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, những năm đầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Do đó, khi cơng trình nghiên cứu này hồn thành đóng góp cho Sơn La nguồn tư liệu về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn 1991 - 2010.

Hai là: Các nghiên cứu về quá trình xây dựng khối đại đồn kết dân tộc của

Đảng dưới góc độ địa phương cịn rất ít, nếu có cũng chỉ rất khái lược, khơng đủ làm rõ bối cảnh phát sinh, định hình, phát triển của khối đại đồn kết dân tộc. Đặc biệt, trong những năm 1996 - 2010, khi Việt Nam chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH thì chuyển biến của xã hội chỉ trong 20 năm có thể bằng hàng thế k

trước cộng lại, nhưng chúng được nhận diện, đánh giá quá trình thực hiện như thế nào trên bình diện một địa phương cụ thể.

Ba là: Các nghiên cứu về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng do

vừa giới hạn về cách tiếp cận trong nghiên cứu, vừa do tính tập trung của chiến

lược q cao nên khơng bao quát được đầy đủ tính đặc thù, đa dạng của từng

vùng và địa phương, buộc các địa phương phải “vận dụng” dưới các hình thức khác nhau, nếu đúng đắn thì đó là sáng tạo, nếu khơng đúng đắn lại thúc đẩy chủ nghĩa địa phương dưới các hình thức khác nhau. Vì vậy, các nghiên cứu, tổng kết, đánh giá chiến lược ở cấp địa phương là vấn đề rất khó khăn đối với các nhà nghiên cứu, càng khó khăn hơn đối với một địa phương miền núi như tỉnh Sơn La.

Bốn là: Mỗi cơng trình nghiên cứu ra đời trước đây đều xuất phát từ bối

cảnh, mục tiêu và giới hạn của nó, nên khơng thể cập nhật được các dữ liệu mới phát sinh, không giải quyết các nhiệm vụ mà luận án đang theo đuổi. Do đó, việc thực hiện luận án này nhằm góp phần khỏa lấp một số “khoảng trống” mà các nghiên cứu trước đây không hoặc chưa đề cập về lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh Sơn La.

Những vấn đề nêu trên, đã đặt ra cho tác giả của luận án phải hướng tới để giải quyết, đặc biệt là các vấn đề thuộc phương diện nhận thức khoa học.

Tiểu kết chƣơng Tổng quan

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án đã hệ thống các cơng trình nghiên cứu về lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên phạm vi cả nước, ở những địa phương cụ thể. Chương 1 cũng chỉ ra những nội dung cơ bản của các công trình khi nghiên cứu về xây dựng khối đại đồn kết dân tộc. Đây là những cơng trình có nội dung quan trọng được làm cơ sở để tác giả tham khảo, kế thừa và phát triển theo hướng nghiên cứu của luận án.

Phần cuối của Chương 1, luận án đã chỉ ra những nội dung đã được nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu. Mặc dù có khá nhiều cơng trình nghiên cứu

về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, tuy nhiên cho đến nay chưa có tác giả nào trình bày một cách cụ thể về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu được chỉ ra trong Chương 1 cũng chính là những nội dung được làm rõ trong các chương tiếp theo của Luận án.

Chƣơng 2

CHỦ TRƢƠNG, BIỆN PHÁP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (1991 - 2000)

2.1. Những yếu tố tác động đến việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La (1991 - 2000)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 2010) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)