Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 2010) (Trang 134 - 158)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Kinh nghiệm

4.2.4. Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên trong

dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Đoàn kết là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị bao gồm Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc tăng cường, củng cố, phát huy vai trị của khối đại đồn kết tồn dân tộc. Thơng qua đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước tạo cơ sở cho sự thống nhất các lợi ích, cũng như ý chí và hành động của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là giữa giai cấp cơng nhân, nơng dân và đội ngũ trí thức. Để thực hiện được điều đó, địi hỏi Đảng phải trở thành hạt nhân lãnh đạo trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng, ở những nơi có tình hình bất ổn, mất đồn kết chính là vì nơi đó tổ chức Đảng yếu kém và ngược lại, nơi nào giữ vững, phát huy được đồn kết trong Đảng thì ở đó khối đại đoàn kết toàn dân tộc được bảo đảm vững chắc.

Để thực sự phát huy vai trò hạt nhân của mình trong xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc, Đảng bộ tỉnh Sơn La tập trung chỉ đạo, củng cố những tổ chức Đảng yếu kém; kịp thời kiện toàn cấp u và tăng cường cán bộ ở nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết; coi trọng đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp u , tổ chức Đảng, chất lượng tự phê bình, phê bình trong sinh hoạt Đảng; thật sự phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng... giữ nghiêm k luật trong Đảng; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; chống quan liêu, bè phái, cục bộ, địa phương, lối làm việc vô nguyên tắc, vi phạm k luật, vi phạm dân chủ.

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở Sơn La, nhất là hệ thống chính trị cơ sở có ý nghĩa quan trọng và cấp bách đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở Sơn La. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở phải quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, tăng cường công tác vận động quần chúng, đảm bảo thực hiện tốt chính sách đại đồn kết dân tộc, phát huy bình đẳng dân tộc, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Để xây dựng Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Tỉnh Sơn La đã:

- Tính tốn đầy đủ các yếu tố địa - kinh tế, địa - chính trị và các điều kiện đặc thù của tỉnh, hiểu rõ sự tồn tại các thiết chế chính trị - xã hội cổ truyền. Từ đó, xây dựng mơ hình, thiết chế quản lý, điều hành cho phù hợp với điều kiện miền núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Coi trọng và tập trung xây dựng, phát huy vai trò của bản, mường, tổ… trong hệ thống chính quyền cơ sở. Vì đây là cấp cơ sở, là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với dân. Làm cho cán bộ đảng viên nhận thức, quán triệt đầy đủ, sâu sắc vị trí tầm quan trọng của cấp xã - chính cấp xã là nơi tiếp thu và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hàng ngày quan hệ trực tiếp với nhân dân. Tỉnh phải nắm xã, huyện phải nắm thôn và xã phải nắm hộ, nắm dân. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp u đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền; đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các phong trào của Mặt trận và các đoàn thể; phát huy vai trò của chi bộ, trưởng bản, tổ trưởng… tranh thủ già làng và xây dựng đội ngũ cốt cán nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng khối đồn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La.

- Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị (tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đồn thể nhân dân), xác định phương thức hoạt động của từng bộ phận cho phù hợp. Xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở phải gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị là vấn đề có tính cơ bản và cấp bách hiện nay. Chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt. Tăng cường luân chuyển cán bộ để rèn luyện và nâng cao kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn; tạo sự “đan xen” đội ngũ cán bộ, giúp cán bộ cơ sở phương pháp làm việc khoa học, chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ là người địa phương... Tăng cường hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảng và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Sơn La. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên ở cơ sở.

Chính quyền nhà nước ở các cấp tổ chức có vai trị to lớn trong việc xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc khơng phải chỉ bằng việc thể chế hố đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật, mà cịn phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách, quyết định, chương trình, dự án cụ thể đó một cách có hiệu quả, thơng qua bộ máy cơng quyền trong sạch, tận tụy, cơng tâm, hết lịng phục vụ nhân dân. Các cấp, các ngành phải cử cán bộ về cơ sở, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số thì tổ chức thực hiện, hướng dẫn cách làm cụ thể là quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

- Phát huy truyền thống của khối ĐKDT luôn gắn liền với yêu cầu mở rộng dân chủ và giữ vững k cương trong đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... ở tất cả các cấp, các ngành. Do vậy, các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền phải chăm lo phát huy và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân theo pháp luật, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những biểu hiện vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, cũng như những biểu hiện lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, kích động nhân dân, gây rối trật tự cơng cộng, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, làm sứt mẻ tình cảm và chia rẽ sự đồn kết dân tộc. Trước yêu cầu đổi mới, chỉ có mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự mới có đồn kết thực sự và bền vững; thực hiện dân chủ và đoàn kết từ trong Đảng ra toàn xã hội; thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở và cán bộ cốt cán bản, tổ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực và trình độ, tâm huyết với cơng việc, sát dân, miệng nói tay làm, vững vàng trước khó khăn thử thách. Cán bộ sâu sát cơ sở, gần dân, những gì hứa với dân phải có tính khả thi cao; đã hứa phải định thời gian thực hiện và thực hiện đầy đủ. Nếu khó (do khách quan), phải thơng báo cho dân biết, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.

- Đảng bộ tỉnh lãnh đạo các ban ngành trong tỉnh thường xuyên rà soát các phong tục tập quán trong hoạt động xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số để xác định cái nào cần loại bỏ, cái nào cần phải cải biến, phát huy trong điều kiện mới. Nghiên cứu để xây dựng nội dung quy chế dân chủ riêng cho vùng đồng bào dân tộc

thiểu số ở Sơn La, sử dụng đúng các thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường các mối quan hệ cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đồn thể với bà con dân tộc trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ trực tiếp ở cơ sở, thực hiện tốt hơn nữa cơng khai hóa, dân chủ hóa, tạo khơng khí cởi mở trong cộng đồng, thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân; tin dân, tơn trọng những người có ý kiến khác; làm tốt cơng tác dân vận, có cơ chế, pháp luật để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình; phát huy tính năng động, sáng tạo trong bà con dân tộc; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước để củng cố và nâng cao niềm tin với Đảng và chính quyền các cấp trong nhân dân nói chung và bà con dân tộc nói riêng.

Trong cơng tác lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh, việc quan tâm, tạo điều kiện tới MTTQ tỉnh là việc làm thường xuyên. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của MTTQ là xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động, phấn đấu thực hiện có kết quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hướng tới mục tiêu chung là giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Phát huy vai trị của MTTQ và các đồn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong việc thực thi chức trách, nhiệm vụ và chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện chính sách các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức. Phát huy hơn nữa vai trị của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; trong việc giám sát, phản biện xã hội; tổ chức và hướng

dẫn nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tổ chức tốt đại hội nhiệm kỳ của MTTQ và các đồn thể chính trị xã hội.

Xây dựng giai cấp công nhân phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ học vấn và nghề nghiệp; chăm lo xây dựng tổ chức cơng đồn ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Phát huy vai trị của giai cấp nơng dân trong q trình phát triển nơng nghiệp, nông thôn; quan tâm chăm lo xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện điều kiện sống, sản xuất của nơng dân vùng cịn nhiều khó khăn.

Có chính sách sử dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với những sáng tạo có giá trị để nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của hệ thống chính trị, hoạt động sản xuất kinh doanh của đội ngũ trí thức, khuyến khích trí thức tích cực tham gia tư vấn, phản biện các đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Làm tốt cơng tác giáo dục lý tưởng cách mạng, nhận thức chính trị, giáo dục truyền thống và đạo đức, nâng cao giác ngộ lý tưởng và hoài bão cho thanh niên, động viên thanh niên phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp đổi mới, ngăn chặn và giảm thiểu các tệ nạn xã hội.

Động viên hội cựu chiến binh phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp “bộ đội cụ Hồ”, giúp nhau cải thiện đời sống, giảm nghèo, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; Xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe, quan tâm hơn đến người cao tuổi về y tế, hưởng thụ văn hóa, nhu cầu thơng tin, tham gia các hoạt động xã hội, nêu cao gương tốt, giáo dục lý tưởng truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; Thực hiện chính sách đối với phụ nữ, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, thực hiện tốt Luật bình đẳng giới, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng tích cực hơn vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý, các lĩnh vực của xã hội.

Thực hiện tốt chính sách “đền ơn đáp nghĩa” và các chính sách xã hội, phát huy trí tuệ, kinh nghiệm và uy tín của các cán bộ lão thành, người có cơng với nước, cán bộ hưu trí và người cao tuổi trong xã hội và gia đình. Quan tâm giúp đỡ người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa để vượt qua những khó khăn trong cuộc

sống. Thực hiện tốt chính sách của Đảng, các dân tộc đồn kết, bình đẳng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, giữ gìn và phát huy truyền thống, giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số, chống mọi biểu hiện kỳ thị, chia rẽ các dân tộc và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cục bộ, bản vị địa phương.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La phát huy sức mạnh của khối đại đồn kết dân tộc và vai trị của MTTQ tỉnh, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ để phấn đấu hoàn thành mục tiêu tổng quát của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII.

Tiểu kết chƣơng 4

Lãnh đạo xây dựng khối đại đồn kết dân tộc là cơng tác ln được chú trọng của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn 1991 - 2010. Nghiên cứu, phân tích q trình tổ chức thực hiện; q trình vận dụng, cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La tác giả đã rút ra được những mặt tích cực, có thể góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển, khai thác được nguồn lực địa phương, khắc phục được sự chênh lệch về sự phát triển giữa các dân tộc; góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; tạo tiền đề để thúc đẩy văn hóa, xã hội phát triển.

Về mặt hạn chế của công tác lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của tỉnh: sự lãnh đạo của các cấp ủy có thời điểm chưa sâu sát nên thiếu sự linh hoạt trong chủ trương, biện pháp thực hiện; việc tổng kết rút ra kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mực… Trên cơ sở những thành tựu cũng như hạn chế của việc thực hiện lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La, nhiều kinh nghiệm được rút ra đó là: nhận thức đúng vai trò của phát triển kinh tế trong xấy dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; lãnh đạo các dân tộc trong tỉnh giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa để góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội là cơ sở đảm bảo sự ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 2010) (Trang 134 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)