Đảng bộ tỉnh lãnh đạo, thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 2010) (Trang 88 - 107)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Quá trình lãnh đạo xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và

3.2.2. Đảng bộ tỉnh lãnh đạo, thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong

xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Di dân tái định cư và giải quyết những vấn đề sau định cư đối với người dân phải di dời cho cơng trình thuỷ điện Sơn La

Sau nhiều năm nghiên cứu chủ trương xây dựng, Nhà máy Thủy điện Sơn La đã được Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đồng ý cho xây dựng, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X (6/2001). Cơng trình Thủy điện Sơn La là cơng trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và phải tiến hành công cuộc di dân, tái định cư có tổ chức lớn nhất trong lịch sử ở nước ta cho đến thời điểm hiện nay (khoảng 7,4 vạn người). Xây dựng cơng trình Thủy điện Sơn La có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt, đóng góp nguồn điện lớn phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đề ra: “Sớm

đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Khó khăn trong việc di dân đến vùng tái định cư: Công tác di chuyển dân trong thời gian ngắn, tập trung vào những xã, bản vùng dân tộc ít người, đời sống khó khăn, dân trí thấp, lao động hầu hết chưa qua đào tạo, phong tục tập quán canh tác chủ yếu là thuần nông tự cấp, tự túc, tâm tư nguyện vọng của khơng ít người dân là khơng muốn xa quê hương, bản quán nơi đã sinh sống từ lâu đời, một số hộ gia đình do dự khơng muốn di đến các điểm tái định cư xa nơi ở cũ; Địa hình phức tạp, chia cắt, đa số các bản chưa có đường ơ tơ đến, phải làm đường công vụ để di chuyển dân, công tác di chuyển qua nhiều sông, suối lớn; khí hậu thời tiết khắc nghiệt hình thành hai mùa rõ rệt, công tác di dân chỉ thực hiện được trong các mùa khô, kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm tái định cư chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, đòi hỏi yêu cầu mức đầu tư ban đầu rất cao thì mới có thể đưa vào phục vụ đời sống và sản xuất. Cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện được ban hành nhưng cịn chậm, thiếu tính đồng bộ, chưa phản ánh được hết các yêu cầu của thực tiễn.

Đồng thời với nhiệm vụ di dân tái định cư, tỉnh Sơn La còn phải sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất lương thực - thực phẩm cung cấp cho cơng nhân xây dựng cơng trình, đào tạo, dạy nghề cho lao động tại địa phương để chuyển một bộ phận lao động thuần nông sang sản xuất phi nông nghiệp do đất đai canh tác bị thu hẹp khi xây dựng thủy điện. Đặc biệt là để nhằm thu hút lao động địa phương tham gia xây dựng cơng trình và xây dựng các khu điểm tái định cư. Quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, việc học tập, vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa, bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường trên địa bàn, ngăn ngừa phòng chống các tệ nạn xã hội, tình trạng ơ nhiễm mơi trường…

Bên cạnh những khó khăn ở trên, cơng tác di dân tái định cư cũng có những thuận lợi nhất định: Một bộ phận dân cư ý thức được tầm quan trọng của cơng trình nên háo hức di chuyển, với chính sách đền bù của Nhà nước tạo cho người dân có vốn đề cải tạo đời sống, di chuyển đến nơi ở mới là thay đổi môi trường sống, mơi trường văn hóa tạo ra sự giao thoa mới…

Từ thực tế mặt khó khăn nhiều hơn mặt thuận lợi như trên, Đảng bộ tỉnh Sơn La xác định công tác tuyên truyền di dân, tái định cư Thủy Điện Sơn La có vị trí đặc biệt quan trọng, nhiệm vụ tuyên truyền phải phù hợp với tâm lý nhận thức của đồng bào, để mỗi người dân hiểu sâu sắc về tầm quan trọng và sự hỗ trợ lớn của Đảng và Nhà nước, lợi ích của đất nước, của tỉnh và của đông đảo nhân dân khi xây dựng nhà máy thủy điện, đồng thời cũng thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với cơng trình đặc biệt quan trọng này của đất nước, tạo sự đồng thuận nhất trí cao để tổ chức di dân. Tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch đúng quy trình di dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ di dân, tái định cư. Từ việc xác định tầm quan trọng của vấn đề như trên và với những kinh nghiệm bước đầu của việc di dân tái định cư, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã xây dựng lên 8 giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong cơng tác tái định cư:

- Một là, thống nhất chủ trương không xây dựng nhà ở cho dân, mà hỗ trợ tiền để nhân dân tháo dỡ nhà ở cũ, bổ sung vật liệu dựng lại nhà ở tại nơi ở mới.

- Hai là, Tăng cường công tác phân cấp quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ sản xuất và đời sống theo hướng tăng thẩm quyền cho cơ sở.

- Ba là, mở đường giao thông công vụ và bến phà cơ động vượt sông để di chuyển tài sản và nhân dân đảm bảo an toàn.

- Bốn là, tổ chức tốt quy trình di dân, bố trí để dân đến thăm địa điểm nơi ở mới, nhất trí hướng bố trí nhà ở và quy hoạch được dân ký cam kết xong, mới san ủi nền nhà và thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch.

- Năm là, ban hành quyết định tạm thời về phân hạng đất để có cơ sở cho công tác bồi thường về đất, thu hồi được đất nơi ở mới trước khi chuyển dân đến, tháo gỡ được nhiều khó khăn kéo dài về việc giải quyết đất cho hộ mới chuyển đến sớm hơn.

- Sáu là, quyết định quy hoạch tái định cư vùng bán ngập ven hồ và di dân xen ghép quy mô bản, làm tăng 31 điểm tái định cư, khả năng tiếp nhận thêm 2.620 hộ.

- Bảy là, thực hiện chính sách cán bộ thuộc diện di dân tái định cư và củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các điểm tái định cư mới tại nơi ở cũ, trước khi dân di chuyển đi.

- Tám là, chỉ đạo làm thủ tục chuyển trường đến nơi ở mới cho các cháu học sinh, trước khi di chuyển để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Từ nhận thức đúng đắn và trách nhiệm cao trước Trung ương và nhân dân cả nước, để chủ động tổ chức di dân, tái định cư và chuẩn bị các điều kiện cho việc xây dựng cơng trình thủy điện. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 28/06/2003 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Về lãnh đạo công tác di dân, tái định của

Dự án Thủy điện Sơn La và Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 17/9/2004 của Ban Thường

vụ Tỉnh ủy Về lãnh đạo công tác bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La để thống nhất mục tiêu quan đểm, chủ trương, giải pháp thực hiện. Định hướng của Đại hội XII Đảng bộ tỉnh Sơn La (11/2005) cũng xác định rõ định hướng hoạt động của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, thực hiện tốt nhiệm vụ di dân tái định cư và xây dựng Thủy điện Sơn La, sớm đưa Sơn La ra khỏi tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn” [49; 209]. Với những nội dung phù hợp, Nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, thể hiện rõ được tính chủ động sáng tạo, tính khoa học và sự phù hợp với thực tiễn của Sơn La.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La (khóa XII), Ban Thường trực U ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã đưa vào Chương trình hành động nhiệm vụ trọng tâm là di dân tái định cư Thủy điện Sơn La. Với chức năng của mình, U ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp các tổ chức thành viên thực hiện nhiệm vụ vận động đồng bào di chuyển đến nơi ở mới theo quy hoạch. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng hết sức phức tạp, khó khăn. Bởi vì, trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai 54 nhà máy (trong đó có Nhà máy thủy điện Sơn La 2.400 MW) nên phải di chuyển 14.000 hộ dân, với khoảng 7,4 vạn người.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, U ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La cùng các tổ chức thành viên đã bàn cách tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách để phù hợp với đặc thù của một tỉnh có địa hình chia cắt, đi lại khó khăn theo các

bước: thống nhất được chủ trương là dân tự tháo dỡ ở nơi cũ, Nhà nước bổ sung nguyên vật liệu để dựng lại nhà ở nơi mới; phân cấp quản lý đầu tư theo hướng tăng thẩm quyền cho cơ sở; giải quyết hệ thống đường giao thông để di chuyển dân; tổ chức đưa dân đến thăm địa điểm mới, ký cam kết xong mới di chuyển; trình Chính phủ bỏ phân hạng đất, cơng bố giá đất khơng theo vị trí để áp giá đền bù về đất, thu hồi đất của nhân dân sở tại trước; quyết định quy hoạch tái định cư vùng bán ngập ven hồ và tổ chức di dân tập trung, kết hợp với hình thức di dân xen ghép; thực hiện chính sách đối với cán bộ thuộc diện ở các hộ di chuyển là củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở điểm tái định cư mới ngay nơi ở cũ trước khi di chuyển; chuyển các trường học từ nơi cũ sang nơi mới, đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả dạy học; chuyển kịp thời thẻ bảo hiểm y tế phục vụ cho việc khám, chữa bệnh...

Với các bước triển khai rõ ràng như vậy, nên đến đầu tháng 9/2009, tỉnh đã di chuyển được trên 10.600 hộ dân (đạt trên 85% tổng số hộ phải di chuyển). Hết quý I năm 2010, tỉnh Sơn La đã hoàn thành nhiệm vụ di chuyển dân ra khỏi vùng ngập lòng hồ Thủy điện Sơn La (ở 03 huyện, 16 xã, 169 bản) đến 221 điểm tái định cư tập trung, 38 điểm tái định cư xen ghép và chuyển trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai về Phiêng Lanh; đồng thời sắp xếp, tổ chức tái định cư cho hơn 15.900 hộ dân đã nhường đất cho Thủy điện Sơn La... góp phần hồn thành và đưa Nhà máy đi vào hoạt động cung cấp điện cho quốc gia. Đời sống và sản xuất của nhân dân vùng tái định cư Thủy điện Sơn La được ổn định. Đây chính là niềm tự hào, niềm vinh dự lớn lao, khẳng định công tác vận động nhân dân của Đảng bộ tỉnh có bước trưởng thành vượt bậc, hồn thành một nhiệm vụ hết sức nặng nề có ý nghĩa lịch sử trong công tác vận động nhân dân của Đảng bộ tỉnh Sơn La.

Tuy vậy, xét trên tổng thể của kế hoạch thì hiệu quả của việc di dân tái định cư không đạt được mức độ như mong muốn, tiến độ di dân chậm, năng lực tổ chức quản lý - điều hành của các chủ đầu tư, các Ban quản lý Dự án còn hạn chế, kết cấu hạ tầng có một số khu, điểm tái định cư không được xây dựng đồng bộ; công tác giao đất chưa kịp thời nên tiến độ giải ngân hỗ trợ sản xuất cũng bị chậm theo nên không tổ chức được sản xuất theo đúng như quy hoạch.

Về mặt tích cực, cơng tác bồi thường, hỗ trợ di dân và tái định cư Dự án Thu điện Sơn La được tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt được những thành quả nhất định, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tỉnh. Chất lượng công tác quy hoạch ở thời điểm sau được nâng cao hơn, đảm bảo việc lựa chọn các khu, điểm quy hoạch chi tiết có đủ các điều kiện để tái định cư và phát triển sản xuất ổn định lâu dài cho người dân. Kịp thời giải quyết một số vướng mắc qua thực tiễn triển khai như: công tác quy hoạch chi tiết, công tác thống kê và lập phương án bồi thường, thu hồi đất, giao đất cho các hộ tái định cư.

Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhà nước trong công tác di dân tái định cư Thủy điện Sơn La là đồng bào đến nơi ở mới phải có điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ. Để thực hiện được mục tiêu này, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng cơng nghiệp hóa nơng nghiệp và cơ cấu xã hội - giai cấp ở nông thôn vùng dân tộc thiểu số theo hướng hiện đại. Đối với những vấn đề bức xúc, khiếu kiện kéo dài của nhân dân trong lĩnh vực quản lý đất đai, trong thực hiện chương trình di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, áp giá đền bù giải phóng mặt bằng quốc lộ 6… tỉnh đã tập trung chỉ đạo khắc phục kịp thời, do vậy đã khơng cịn tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài trong nhân dân.

Để giải quyết vấn đề trên, đồng thời với việc duy trì và mở rộng canh tác cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, tỉnh đã nghiên cứu và khảo sát ở nhiều nơi. Sau thời gian tìm hiểu, Đảng bộ tỉnh đã báo cáo với Trung ương về việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ngày 20/4/2007, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thảo luận và ban hành Kết luận số 139-KL/TU về câu cao su.

Với cách làm phù hợp với tình hình thực tiễn, năm 2007 Sơn La đã trồng được 70 ha tại xã Ít Ong, huyện Mường La; năm 2008 trồng được 2.053,8 ha. Đến 2010, với những diện tích su đã được trồng cây cao su sinh trưởng tốt và mở ra triển vọng đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng rừng phòng hộ cho các nhà máy thủy điện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh đã vận động được 6.111 hộ gia đình ở 116 bản, 22 xã, 5 huyện góp 4.497,8 ha đất trong 6 tháng đầu năm 2009 giao cho Công ty Cổ phần cao su Sơn La, họ trở thành các cổ đông và hằng năm được chia lợi nhuận hàng năm từ Tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt

Nam. Với đội ngũ 2.050 cán bộ và công nhân, đại bộ phận trong số họ là người dân tộc thiểu số sở tại, họ vẫn sống và lao động sản xuất ngay tại gia đình của mình, tại quê hương bản qn của mình nên khơng bị phát sinh các vấn đề xã hội như ở các khu công nghiệp tập trung đông người khác. Đội ngũ công nhân nông nghiệp người dân tộc thiểu số hộ đã thực sự trở thành nhân tố tích cực mới vào việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Cơng tác phịng chống ma túy, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh

Trong cuộc chiến với tệ nạn ma túy, tỉnh Sơn La ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để tổ chức thực hiện với tư tưởng chỉ đạo là “tập trung, thống nhất, toàn dân, toàn diện, kiên trì phịng, chống ma túy”. Chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã huy động được sức mạnh tổng hợp, sự đồng thuận và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, nhân dân vào cuộc để đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy. So với các tỉnh khác trong cả nước, Sơn La là một tỉnh nghèo trình độ canh tác và áp dụng khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, các hủ tục lạc hậu về ma chay, cưới xin vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Đặc biệt là việc trồng cây thuốc phiện và sử dụng thuốc phiện là tập quán lâu đời của đồng bào dân tộc ít người sống ở vùng cao.

Đến năm 2010, Sơn La vẫn được xác định là địa bàn trọng điểm về ma túy. Tuy lượng ma túy do các lực lượng chức năng bắt giữ được trên địa bàn tỉnh đứng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 2010) (Trang 88 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)