Để đánh giá sự phát triển của cơng nghiệp hỗ trợ, (Hồng Văn Châu, 2010) và (Nguyễn Thị Dung Huệ, 2013) đề xuất sử dụng một số tiêu chí như sau:
1.3.3.1 Phát triển về số lượng và quy mơ DN cơng nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo
Mức độ phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành CKCT có thể được đánh giá thông qua số lượng các DN đang hoạt động trong lĩnh vực này, bởi công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chỉ có thể phát triển được khi có nhiều DN sản xuất tham gia. Ngồi tiêu chí về số lượng các DN CNHT ngành cơ khí tham gia, cần phải xem xét cả tiêu chí tương đối trong tương quan so sánh với số lượng DN cơng nghiệp chính bởi lĩnh vực CNHT ngành cơ khí phát triển khi tỷ lệ số DN CNHT ngành cơ khí trên số DN chính phải lớn. Mặc dù các DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT ngành cơ khí là các SMEs nhưng qui mô của các DN này cũng là rất khác nhau, vì vậy cũng cần phải tính đến phát triển về qui mô các DN CNHT ngành CKCT, bao gồm:
- Số lượng và trình độ lao động trung bình của các DN CNHT ngành CKCT. - Số vốn trung bình của các DN CNHT ngành cơ khí.
- Giá trị sản lượng sản xuất trung bình của các DN CNHT ngành CKCT. - Lợi nhuận trung bình của các DN CNHT ngành CKCT.
1.3.3.2 Phát triển về trình độ cơng nghệ, máy móc thiết bị
Để phát triển được CNHT ngành CKCT, không những số lượng các DN hoạt động
trong lĩnh vực này phải lớn mà quan trọng hơn là phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt trong điều kiện canh tranh ngày càng gia tăng như hiện nay thì trình độ cơng nghệ cao có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong ngành công nghiệp hỗ trợ ngành
CKCT, thì sự địi hỏi về máy móc, cơng nghệ lại càng cao, và máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ tạo ra sự ảnh hưởng có tính chất dẫn dắt sự phát triển của toàn ngành nhờ vào việc tạo ra các bộ phận, các chi tiết, các linh kiện hay cụm linh kiện chất lượng cao, góp phần chính yếu vào việc tạo ra chất lượng sản phẩm cuối cùng. Vì vậy khi khoa học kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trong ngành cơng nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí sẽ tạo ra các sản phẩm mới, thỏa mãn nhu cầu cao, ngày càng đa dạng của thị trường. Ngày này, trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới và sự hội nhập kinh tế quốc tế, thêm vào đó là sự phát triển của cơng nghệ thơng tin và mạng internet tồn cầu, thế giới này dường như phẳng hơn, sẽ giúp các DN công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí có nhiều kênh thơng tin và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các mối liên hệ kinh tế nhằn tiếp cận bạn hàng để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi.
Năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở trình độ trang bị cơng nghệ mà cịn thể hiện ở trình độ chun mơn, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động trong các DN công nghiệp hỗ trợ ngành CKCT. Trong DN, lao động vừa là yếu tố đầu vào, vừa là lực lượng trực tiếp điều khiển máy móc, trang thiết bị để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Lao động cịn là lực lượng tham gia tích cực vào q trình cái tiến kỹ thuật, hợp lý hóa q trình sản xuất và thậm chí góp sức vào những cái tiến kỹ thuật… Do đó, trình độ của lực lượng lao động tác động rất lớn đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiêp. Đây là một yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của DN. Để nâng cao sức cạnh tranh, các DN công nghiệp hỗ trợ ngành CKCT cần chú trọng đảm bảo chất lượng và số lượng lao động dưới nhiều hình thức, đầu tư kinh phí thỏa đáng, khuyến khích người lao động tham gia vào q trình quản lý, sáng chế, cái tiến …
Như vậy, cơng nghệ thích hợp, hiện đại là điều kiện cần thiết để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, có nhiều tính năng ưu việt hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường và sẽ giúp các DN công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí nâng cao khả năng cạnh tranh.
1.3.3.3 Phát triển mối liên kết kinh tế chặt chẽ
Liên kết là sức mạnh tạo ra giá trị cơ bản của các nhà sản xuất nhỏ lẻ ở các nước đang phát triển nói chung, đồng thời cũng là phương thức ngắn nhất để phát triển thành
cơng nghành cơng nghiệp hỗ trợ ngành CKCT bởi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, cơng suất cũng như hiệu suất kém, trang thiết bị và công nghệ lạc hậu và sản xuất ra sản phẩm thiếu tính ổn định là một trong những cản trở lớn nhất đối với các DN của các nước muốn tạo được lợi thế cạnh tranh. Liên kết chặt chẽ sẽ giúp các nhà sản xuất nhỏ tạo được sức mạnh đủ lớn, xứng tầm, tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị chung. Vì vậy, mối liên hệ chặt chẽ giữa các DN CNHT ngành CKCT với các DN chính, và giữa các DN CNHT ngành CKCT với các nhà cung cấp sẽ tạo điều kiện cho các hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc, giúp các DN tạo ra một sức mạnh lớn hơn. Điều này thể hiện sự phát triển cao của ngành CNHT ngành cơ khí bởi mối liên kết càng chặt chẽ thì việc các DN xây dựng và củng cố thương hiệu của mình càng trở nên dễ dàng hơn; nâng cao năng lực đáp ứng nhanh hơn các đơn hàng như rút ngắn thời gian giao hàng, tăng khả năng nhận các lô hàng nhỏ, số lượng và thời gian giao hàng theo yêu cầu đột xuất của khách hàng .
1.3.3.4 Tăng tỷ lệ nội địa hóa trong giá trị sản phẩm
“Tỷ lệ nội địa hóa” ngành hàng CKCT là tỷ lệ giá trị các chi tiết, linh kiện, cụm linh kiện là đầu vào có xuất xứ hồn tồn từ nước xuất khẩu mặt hàng đó trong tồn bộ giá trị các chi tiết, linh kiệm, cụm linh kiện đầu vào để sản xuất ra sản phẩm. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chủ động nguồn cung cấp các linh kiện, chi tiết được sản xuất trong nước của ngành. Chỉ tiêu này càng cao sẽ càng góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong một thế giới ngày càng hội nhập, sản phẩm của một nước hồn tồn có thể tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu mà khơng phân biệt biên giới quốc gia, nên khi xem xét mức độ phát triển mà quá coi trọng yếu tố Tỷ lệ nội địa hóa sẽ quay lại với tư duy bó hẹp mình với phần cịn lại của thế giới.
1.3.3.5 Các tiêu chí khác
Có thể đánh giá sự phát triển của cơng nghiệp hỗ trợ ngành CKCT dựa trên nhiều tiêu chí khác như thu nhập thuần của các DN cơng nghiệp hỗ trợ cơ khí, lợi nhuận rịng, năng lực tổ chức, năng lực marketing, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường với năng
suất, chất lượng cao và giá cả cạnh tranh, … Trong đó có những chỉ tiêu có thể định lượng được nhưng cũng có những chỉ tiêu là định tính.
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo
1.3.4.1 Điều kiện các yếu tố đầu vào
Mỗi ngành công nghiệp đều có các yếu tố đầu vào, đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu … các yếu tố chính cấu thành nên sản phẩm. Các yếu tố đầu vào thường là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, nguồn tri thức, nguồn vốn, kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ sử dụng các yếu tố đầu vào của các ngành khác nhau là khác nhau, vì vậy mỗi quốc gia có thể khai thác lợi thế cạnh tranh thơng qua việc xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp với tỷ lệ sử dụng yếu tố đầu vào thích hợp nhất.
Đối với CNHT ngành CKCT, các yếu tố đầu vào cơ bản như nguồn nhân lực là cơng nhân có tay nghề, được đào tạo tri thức, kỹ năng sử dụng các loại trang thiết bị máy móc hiện đại, nguyên liệu từ thiên nhiên như quặng sắt, quặng nhơm, bơ xít … Khi khoa học phát triển thì lợi thế cạnh tranh thuộc về các nước sở hữu trình độ cơng nghệ và máy móc hiện đại, tiên tiến hơn, nâng cao năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm cơ khí chính xác hơn, có độ bền cao hơn. Các nước có trình độ lao động cao, cơng nghệ cao sẽ sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn.
1.3.4.2 Điều kiện về cầu
Các nhân tố thuộc nhóm này là căn cứ quan trọng nhất cho sự phát triển CNHT nói chung cũng như CNHT ngành CKCT nói riêng cả về qui mơ, cơ cấu sản phẩm. Các nhân tố về cầu thị trường bao gồm các yếu tố cấu thành cầu thị trường, quy mô và sự tăng trưởng của cầu và phương thức chuyển ra thị trường nước ngoài.
- Cấu thành cầu thị trường:
Một quốc gia hay một ngành cơng nghiệp có khả năng cạnh tranh cao khi cầu thị trường nội địa có thể nhận biết rõ ràng, từ đó tạo định hướng xác định nhu cầu thế giới. - Quy mô và tốc độ tăng trưởng của cầu:
Qui mô cầu thị trường lớn cho phép DN khai thác lợi thế theo qui mô, đồng thời khuyến khích các DN đầu tư vào thiết bị, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao
động, nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên qui mô thị trường chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh khi nhu cầu thế giới cũng có nhu cầu về loại hàng hóa mà các DN trong nước có thể cung cấp.
1.3.4.3 Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh
Nhân tố này bao gồm việc thiết lập, tổ chức quản lý một DN, một ngành cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường nội địa. Một DN, một ngành có được phương pháp quản lý tốt, có được các chiến lược tốt sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của một ngành hay một quốc gia. Muốn vậy DN trước hết phải có khả năng phân tích và xây dựng các chiến lược cạnh tranh tốt. Chiến lược phát triển DN phụ thuộc vào thông lệ quản lý, quản điểm của các nhà lãnh đạo, đào tạo nhân lực, quan điểm làm việc của cá nhân, quan hệ với khách hàng, quan điểm mở rộng thị trường ra nước ngoài, mối quan hệ giữa người lao động và người quản lý.
1.3.4.4 Vai trị của chính phủ
Ảnh hưởng của nhân tố thể chế, chính sách của chính phủ đến sự phát triển của CNHT ngành CKCT thể hiện trên hai mặt chủ yếu: quản điểm của chính phủ về phát triển CNHT ngành CKCT trong định hướng chiến lược phát triển công nghiệp; các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển CNHT ngành cơ khí như chính sách thuế, chính sách đầu tư phát triển CNHT ngành cơ khí, … CNHT ngành CKCT là ngành địi hỏi vốn lớn, công nghệ phức tạp, khả năng rủi ro cao, vì vậy khơng hấp dẫn các nhà đầu tư. Để thúc đẩy các DN đầu tư vào lĩnh vực này, chính phủ cần có những cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các DN.
1.4 Bài học kinh nghiệm về phát triển công nghiệp hỗ trợ
Nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước có ngành CNHT ngành cơ khí phát triển là rất đang lưu ý với các nước đi sau, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam để rút ra bài học cho chính mình.
1.4.1 Kinh nghiệm Malaysia
Kinh nghiệm về chính sách kết nối kinh doanh của Malaysia
Malaysia đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển các nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước và tăng cường kết nối công nghiệp giữa các DN lớn với các nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước. Chương trình chủ đạo phục vụ mục đích này bao gồm Chương trình
phát triển nhà cung cấp (VDP) và thành cơng nhất là Chương trình Kết nỗi cơng nghiệp (ILP). VDP ban đầu là Chương trình Linh phụ kiện Proton (PCS) nhằm khuyến khích phát triển các nhà cung cấp Bumiputra cho Proton, một nhà sản xuất ô tô trong nước. Nhà lắp ráp (Proton) được gọi là “doanh nghiệp mỏ neo”, có nghĩa vụ phải tiêu thụ nhiều nhất có thể linh phụ kiện từ các SME Bumiputra đạt tiêu chuẩn, hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty này. ( Diễn đàn phát triển Việt Nam, Vietnam Development Forum, 2011). ILP được xây dựng như một cơng cụ chính sách để triển khai nhiệm vụ phát triển công nghiệp dựa vào cụm công nghiệp cùng với việc thành lập Tổng công ty phát triển công nghiệp vừa và nhỏ (SMIDEC) năm 1996. ILP có ba dịch vụ (i) Ưu đãi tài chính, (ii) kết nối kinh doanh, và (iii) gói hỗ trợ cung cấp địa điểm nhà xưởng, nghiên cứu triển khai, đổi mới công nghệ, phát triển thị trường xuất khẩu …. Các DN mỏ neo cũng có thể được hỗ trợ nếu đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các SME.
Về cơ sở dữ liệu kết nối kinh doanh, Malaysia có Cơ sở dữ liệu SME quốc gia và Cổng thông tin SME(www.smeinfo.com.my) , một trang web cho phép SME tự đăng ký tự cập nhật. Malaysia có nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng cơ sở dữ liệu, tăng cường trao đổi thông tin. Chính phủ đã đưa ra Chương trình Trao đổi hợp đồng thầu phụ. Chương trình này cung cấp các cơ sở dữ liệu máy tính để giúp các SMEs tìm hiểu và đáp ứng được nhu cầu của các công ty lớn với tư cách là nhà cung ứng các đầu vào công nghiệp. Theo cách này, mục tiêu của chương trình trao đổi hợp đồng thầu phụ là khuyến khích sự phát triển của các SMEs trong khu vực thành các cơng ty hiện đại có sức cạnh tranh trong lĩnh vực CNHT.
1.4.2 Kinh nghiệm Trung Quốc
Sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô và sự phát triển mạnh hình thức xí nghiệp hương trấn là hai lĩnh vực thành công nhất của Trung Quốc trong việc xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại dựa trên nền tảng CNHT ngành ở hai khía cạnh khác nhau – khía cạnh sản phẩm ( ngành sản xuất ơ tơ) và khía cạnh thể chế ( xí nghiệp hương trấn).
Bài học hình thành cụm CNHT gắn với trung tâm phân phối
Bài học phát triển các cụm CNHT ở Trung Quốc cho thấy điều cần lưu ý đầu tiên là tập trung phát triển các hệ thống phân phối cho các cụm công nghiệp nội địa mà cụ thể
là phát triển các khu thương mại – chợ đầu mối cho các cụm công nghiệp để thúc đẩy trao đổi hàng hóa. Thị trấn Yuyao là một ví dụ điển hình. Chợ đầu mối sản phẩm đúc do một ban quản lý gồm các cán bộ thuộc chính quyển địa phương vận hành. Ban quản lý chợ đã tạo dựng các thể chế và nền tảng quan trọng cho sự phát triển của ngành đúc nói chung và thể hiện vai trò như một nhà tổ chức phát triển cụm cơng nghiệp đúc (Ding Ke, 2007 trích bởi Hồng Văn Châu, 2010). Thứ nhất, trong giai đoạn đầu, ban quản lý đã xây dựng hai chợ nhỏ chuyên về nguyên liệu thô và mời các nhà sản xuất nguyên liệu thơ trong và ngồi nước đến bán hàng trong chợ. Thứ hai, ban quản lý đã thiết lập một khu chế tạo chính xác rộng hơn 5000 m2, họ khuyến khích các cơng ty trong khu vực đưa các máy móc khơng sử dụng vào khu này để cho các DN nhỏ có thể tận dụng phần cơng suất thừa này và sinh viên các trường trong khu vực có thể tận dụng như một phịng thực hành hay một trung tâm đào tạo. Thứ ba, ban quản lý đã liên kết với trường công nghệ Baotou thành lập một trung tâm đào tạo công nhân kỹ năng. Thứ tư, ban quản lý cũng đã xây dựng được một trung tâm trưng bày máy móc và cơng nghệ đúc. Hơn 100 loại máy từ các công ty lớn và bé đã được trưng bày tại trung tâm. Thứ năm, ban quản lý cũng đã hợp tác với Sở khoa học của tỉnh Chiết Giang thiết lập một trung tâm thông tin và xây dựng một website cho trung tâm. Như vậy, có thể thấy ban quản lý chợ đầu mối đã ngay từ đầu cố gắng thể hiện vai trò của một nhà tổ chức trong việc phát