Nhóm giải pháp có tính tương hợp với thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh bình dương đến năm 2020 trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101 - 105)

3.3 Các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh

3.3.2 Nhóm giải pháp có tính tương hợp với thị trường

Nếu như nhóm giải pháp chính sách là các giải pháp thu hút đầu tư vào lãnh vực CNHT ngành CKCT thông qua việc tạo ra nhu cầu hỗ trợ ở khu vực hạ nguồn bằng cách khai thác một cách hiệu quả nhất các các cơ chế, chính sách cơng nghiệp quốc gia mang tính mệnh lệnh hành chính mà một địa phương khơng thể tách ra khỏi nó, CNHT cũng như CNHT ngành CKCT nói riêng của một địa phương sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách cơng nghiệp quốc gia đó mà chỉ có thể khéo léo khai thác tốt nhất tất cả những ưu đãi mà các chính sách đó tác động nhằm lơi kéo nguồn lực quốc gia cho các mục tiêu ưu tiên tại địa phương mình. Đây là nhóm giải pháp quan trọng và cần thực thi đầu tiên vì nó địi hỏi nhiều thời gian mới phát huy được tác dụng. Tuy nhiên để CNHT ngành CKCT phát triển bền vững cần tạo lập được một thị trường các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ cơng nghiệp với các DN nội địa có năng lực cung ứng cao thì chúng ta phải tính đến các yếu tố của quá trình liên kết trao đổi sản phẩm, dịch vụ.

Nhóm giải pháp thứ hai hướng vào việc thiết lập các điều kiện và lợi thế cho các liên kết giữa các DN cần hỗ trợ và các DN hỗ trợ. Nhóm giải pháp này sẽ sử dụng nhiều yếu tố đẩy để tạo ra cơ chế bình đẳng và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia liên kết. Việc xây dựng liên kết giữa các DN công nghiệp là một cơng việc hết sức phức tạp vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu của hai bên, đặc điểm sản xuất và cơng nghệ … Ngồi ra, sự can thiệp của các chính sách cơng nghiệp nếu khơng phù hợp với quy luật thị trường thì thường gây ra các tác hại xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của cả hai bên.

Giải pháp 1 Thành lập trung tâm xúc tiến công nghiệp hỗ trợ dành riêng cho các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí

Một trong những điểm yếu của q trình phát triển CNHT tại Việt Nam nói chung và CNHT ngành cơ khí nói riêng là thiếu liên kết hoặc liên kết lỏng lẻo và rời rạc giữa các nhà lắp ráp và các nhà cung cấp, giữa các DN cơ khí chính với các DN cung cấp sản phẩm CNHT cơ khí cũng như các DN hỗ trợ với nhau. Đó là một khó khăn lớn để các

DN có thể tiến hành hợp tác, tiếp xúc và tìm hiểu lẫn nhau. Việc tiếp xúc và tìm hiểu thơng qua hội chợ, triển lãm hoặc các cổng thông tin điện tử thường không đạt được hiệu quả như mong muốn. Do vậy việc thành lập trung tâm xúc tiến CNHT ngành CKCT là cần thiết.

Để giải quyết tình trạng này cần phải:

- Cơ quan có chức năng của tỉnh Bình Dương cần phối hợp với các tỉnh thành khác trong khu vực và cả nước xúc tiến thành lập một cơ quan đầu mối về CNHT, trung tâm này sẽ là cầu nối để môi giới giữa các DN cần hỗ trợ và các DN hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, các SMEs có khả năng tham gia hoạt động hỗ trợ. Trung tâm này sẽ đóng vai trị tổ chức các hoạt động môi giới các sản phẩm và dịch vụ cơ khí hỗ trợ, liên lạc hay tổ chức các hoạt động tiếp xúc theo đặt hàng hoặc theo định kỳ giữa các DN lớn và SMEs. Trung tâm này có thể có các đặc điểm sau:

i) Tiếp nhận các yêu cầu về liên kết công nghiệp của các DN hoạt động trong lĩnh vực cơ khí

ii) Tìm các đối tác tiềm năng cho các DN: chủ động, tích cực nghiên cứu, tiến hành các hoạt động tiếp thị và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như tìm kiếm các đối tượng cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong và ngoài nước, làm cầu nối giữa các DN không kể thuộc thành phần kinh tế nào, đặc biệt là giữa các DN FDI với các DN nội địa. iii) Thiết lập các chương trình tiếp xúc theo chủ điểm hoặc theo doanh nghiệp iv) Hỗ trợ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại.

Trung tâm này cũng có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá và kiểm định DN trong lãnh vực cơ khí, hệ thống giao tiếp cơng nghiệp và cơ sở dữ liệu công nghiệp.

- Kết nối các DN FDI với các DN SMEs nội địa trong việc phát triển sản xuất thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm hỗ trợ và hợp đồng kinh tế giữa các DN FDI với các DN nội địa.

- Ban chỉ đạo chương trình phát triển CNHT cần có các chính sách khuyến khích các hãng sản xuất chính thu nạp các nhà cung linh phụ kiện vào chuỗi cung cấp của họ. Đây là yếu tố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các nhà cung cấp trong giai đoạn đầu.

Tỉnh Bình Dương có thể phối hợp với các cơ quan của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, phịng thương mại của lãnh xứ qn các nước mà chương trình thực hiện đang hướng đến, các công ty trong lãnh thổ Việt Nam và chủ động tiếp cận các tập đoàn mục tiêu lớn trên thế giới để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. Trong các hoạt động này cần có chủ đề cụ thể, chú ý tới vai trị xây dựng thương hiệu của tỉnh về các sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển, các sản phẩm chiến lược của các DN của tỉnh: - Sở công thương cần phối hợp với Hiệp hội cơ khí và các cơ quan liên quan thường xuyên tổ chức và nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp của các hội chợ triển lãm về các sản phẩm hỗ trợ ngành cơ khí, tăng cường quảng bá, kêu gọi tham gia của các DN không chỉ ở địa bàn của tỉnh mà trong cả nước, các nước trong khu vực và phạm vi rộng hơn. Ví dụ Trung tâm xúc tiến CNHT tỉnh thực hiện với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, các DN lớn chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí nơng nghiệp thực hiện Triển lãm sản phẩm CNHT cơ khí nơng lâm nghiệp và chế biến thủy hải sản …Thông qua các hội chợ này, các DN nội địa có thể giới thiệu sản phẩm của mình đồng thời thơng qua đó tìm kiếm được các đối tác trong và ngoài nước trong việc học hỏi kinh nghiệm, ký kết các hợp đồng kinh tế cung cấp các sản phẩm hỗ trợ trong và ngoài nước.

- Thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề phát triển CNHT ngành CKCT có sự tham gia của chính quyền tỉnh, các nhà khoa học và các DN, từ đó lắng nghe, góp ý kiến và xây dựng các chương trình quảng bá hiệu quả.

Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống thông tin công nghiệp cho công nghiệp hỗ trợ

ngành cơ khí bao gồm hệ thống đánh giá và kiểm định doanh nghiệp, hệ thống giao tiếp công nghiệp và cơ sơ dữ liệu công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Trong thời đại của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển như vũ bão thì thơng tin là một tài sản vơ cùng q giá với các DN. Giải quyết vấn đề bất cân xứng về thông tin sản phẩm, sản xuất và DN được xem như một giải pháp trọng tâm và hữu hiệu cho việc xây dựng liên kết công nghiệp. Để cho thông tin được minh bạch hơn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình liên kết và tăng khả năng liên kết của các DN thì việc xây dựng một kênh thơng tin hiệu quả, chính xác và đáng tin cậy là hết sức cần thiết và quan trọng. Tỉnh Bình Dương cần tập trung đầu tư xây dựng cơ quan thu thập và

xử lý thông tin độc lập, thường xuyên, liên tục và kịp thời thông tin trong kinh doanh các sản phẩm CNHT, trong đó có các DN, các sản phẩm của CNHT ngành CKCT và một cơ sở dữ liệu chi tiết của thị trường này để cho bất kỳ đối tượng nào cũng có thể tiếp cận và khai thác khi có nhu cầu. Hệ thống này sẽ thực hiện một số chức năng:

i) Xây dựng một cơ sở dữ liệu hồn chỉnh về cơng nghiệp của tỉnh bao gồm các ngành nghề, DN, năng lực sản xuất, trình độ cơng nghệ, khả năng hợp tác và liển kết. ii) Xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN cần hỗ trợ và các DN cung cấp nguyên liệu,

vật liệu đầu vào và giải pháp công nghệ.

iii) Khi đã có một cơ sở dữ liệu đủ lớn và thời gian đủ dài, trung tâm này cần phải có khả năng xử lý dữ liệu đã có để dự báo bằng các mơ hình dự báo mang tính khoa học, từ đó cung cấp các thơng tin dự báo về nhu cầu thị trường về sản phẩm hỗ trợ cũng như năng lực cung ứng của các DN.

iv) Trung tâm này cũng cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá để từ đó đưa ra các đánh giá, xếp hạng một cách khách quan, chính xác theo các tiêu thức về năng lực cung ứng, chất lượng sản phẩm, công nghệ, khả năng giao hàng.

v) Bên cạnh đó cần xây dựng một cơ sở dữ liệu mở có tính tương tác cao, giống như một cổng giao tiếp điện tử cho việc liên lạc giữa trung tâm và các DN, tạo điều kiện để dễ dàng tiếp nhận những phản hồi để từ đó có cơ sở hiệu chỉnh thơng tin nhanh chóng và kịp thời, tạo điều kiện để thơng tin minh bạch, rõ ràng hơn.

Xây dựng cổng thông tin về sản phẩm cơng nghiệp là cần thiết nên sẽ có rất nhiều địa phương xây dựng các trung tâm này và thực hiện chức năng tương tự. Do vậy việc liên kết thông tin giữa các địa phương để tạo dựng một công thông tin quốc gia về CNHT là cần thiết và cần phải xúc tiến thực hiện. Bình Dương cùng với các tỉnh thành khác thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía nam có thể đứng ra tổ chức và thực hiện nhiệm vụ này: Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về CNHT.

Để giải pháp này có thể thực thi một cách hiệu quả, Sở cơng thương thuộc tỉnh Bình Dương, thành lập một bộ phận chuyên trách về thông tin công nghiệp trong đó có mảng về CNHT ngành CKCT, đứng ra làm đấu mối, liên kết với các địa phương khác có thế mạnh về ngành này mà tỉnh muốn tham gia vào như một mắt xích trong chuỗi cơng nghiệp hỗ trợ ngành CKCT, tiến hành một chương trình hành động bao gồm các buớc đi

cụ thể, có sự tham gia tích cực và mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp, yêu cầu cung cấp thông tin, tiến hành xử lý thơng tin theo các tiêu chí đã được xây dựng phù hợp với yêu cầu kết nối DN và cập nhật thơng tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời để đây sẽ là một cổng quan trọng cung cấp thông tin cần thiết và hiệu quả cho mục tiêu kết nối doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh bình dương đến năm 2020 trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)