Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thực thi các nhóm giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh bình dương đến năm 2020 trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 106 - 115)

3.3 Các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh

3.3.3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thực thi các nhóm giải pháp

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của Nhà nước và của các doanh nghiệp về tầm quan trọng đặc biệt của công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Nhận thức là chủ thể của hành động, nhận thức sẽ định hướng hành động nên chính quyền tỉnh cũng như các DN cần nhận thức đúng đắn vai trị quan trọng của ngành cơ khí, ngành được xem là hạ tầng và đóng vai trị nền tảng, có tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác của hoạt động sản xuất xã hội, mà CNHT ngành cơ khí lại được xem như chân núi, tạo nền tảng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi là Cơng nghiệp cơ khí. Từ đó, trong giới hạn khả năng tác động của mình, tỉnh Bình Dương cần có các chính sách ưu đãi, các chương trình hỗ trợ về hợp tác, đầu tư, phát triển thị trường, ưu đãi về khoa học công nghệ, về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, cần có những ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài vào CNHT ngành CKCT.

Thứ hai, Tăng cường cơ chế hợp tác và điều phối giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương trong việc phân cấp và phối hợp hoạt động

(Theo Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú, 2006) thì Chế độ phân cấp trung ương, địa phương, cơ chế bộ chủ quản … đã làm cho sự phối hợp giữa các ngành với nhau, giữa các địa phương với nhau và giữa ngành với địa phương không được chặt chẽ và chưa hiệu quả. Với đặc điểm phân cấp quản lý như vậy, chính quyền tỉnh Bình Dương sẽ có những hạn chế nhất định trong việc xây dựng và kiểm sốt các chính sách cơng nghiệp địa phương nói chung, CNHT nói riêng. Những hạn chế đó có thể là giới hạn về liên kết kinh tế giữa các vùng, giới hạn về đầu tư cơ sở hạ tầng liên vùng, giới hạn về nguồn lực công nghệ và khoa học kỹ thuật cũng như giới hạn về ban hành các chính sách pháp luật. Do vậy, để các giải pháp phát triển CNHT của tỉnh Bình Dương có thể phát triển, rất cần có sự phối hợp giữa các cơ quan của chính phủ và chính quyền địa phương trong việc phân cấp và phối hợp hoạt động. Trong đó:

(i), Cần có sự thống nhất phối hợp giữa chính phủ và chính quyền địa phương trong chiến lược phát triển CNHT, chỉ rõ việc nào thuộc cấp quản lý nào, chỉ rõ cơ chế hợp tác, đánh giá.

(ii), Chính phủ có thể thành lập cơ quan chức năng chun phụ trách về CNHT, cịn tỉnh Bình Dương thành lập ban chỉ đạo của tỉnh để qui hoạch và xây dựng chính sách riêng cho mình. Cơ quan này có trách nhiệm và quyền hạn nhất định trong việc điều phối, thực thi và phối hợp với các địa phương khác trong vùng về chính sách CNHT. Hình thức tổ chức có thể là một ban chỉ đạo có văn phịng và cơ chế hoạt động độc lập chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Ban chỉ đạo phát triển CNHT có chức năng thiết kế và tư vấn ban hành các chính sách, xây dựng các chương trình, phối hợp các ban ngành chức năng để thực thi và giám sát cũng như đánh giá kết quả.

(iii), Kiến nghị chính phủ cho thành lập cơ quan liên vùng phụ trách khu vực Đơng Nam Bộ, để có thể liên kết và phối hợp hoạt động giữa các địa phương khác nhau trong khu vực Đông Nam Bộ, điều phối và giải quyết các vấn đề công nghiệp của nội vùng.

Thứ ba, Xây dựng các chương trình hành động cụ thể và thơng qua chương trình để các giải pháp được thực thi

(Lê Thế Giới, 2010, Trang 239) “Sự thành cơng và thất bại của q trình xây dựng CNHT không chỉ phụ thuộc vào các chiến lược và chính sách cơng nghiệp được vạch ra, mà cịn phụ thuộc phần lớn vào việc điều phối và thực thi các chính sách đó như thế nào. Những giải pháp tốt vẫn có thể khơng phát huy tác dụng mong muốn khi có sự yếu kém trong thực thi và kiểm soát”. Để việc triển khai các giải pháp được thơng suốt và đồng bộ, tỉnh Bình Dương nên giao cho các bộ phận chức năng (ban điều hành) lập kế hoạch đề án một cách cụ thể các chương trình và hành động thực thi để có khả năng giám sát, theo dõi và chỉ đạo một cách chặt chẽ. Nếu không nhận diện được khả năng thực thi giải pháp thì rất dễ gặp rủi ro là giải pháp không thực hiện được hoặc thực hiện khơng hiệu quả, thậm chí các giải pháp khơng phát huy được tác dụng.

Tỉnh Bình Dương có Quy hoạch phát triển CNHT năm 2011, tuy nhiên, để quy hoạch này có thể mau chóng được triển khai hiệu quả và đúng thời hạn thì Sở cơng thương tỉnh cần xây dựng ngay một chương trình hành động với các bước đi được tính tốn cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi cao và cùng với các bộ, ngành có liên quan cùng phối hợp thực hiện.

Kết luận chương 3

- Tỉnh Bình Dương phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng đứng trước nhiều cơ hội để phát triển CNHT ngành CKCT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Từ những vấn đề cần giải quyết ở chương trước, tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp để

giải quyết:

 Nhóm giải pháp chính sách: Là nhóm giải pháp kéo, bao gồm những nhân tố thu hút, sử dụng các công cụ hành chính để thực hiện. Nhóm giải pháp này gồm 4 giải pháp và mỗi giải pháp có nhiều biện pháp để thực hiện.

 Nhóm giải pháp có tính tương hợp với thị trường: Là nhóm giải pháp đẩy, có tính chất hỗ trợ, lơi kéo, thúc đẩy sự phát triển, có tính thích nghi cao với sự vận động khách quan của thị trường, nhóm giải pháp này bao gồm 3 giải pháp cùng nhiều các biện pháp để thực hiện các giải pháp đó.

- Tác giả cũng đề xuất một số tiêu chí để đánh giá các điều kiện cần có để thực thi giải pháp, đồng thời đưa ra một số kiến nghị làm tiền đề để các giải pháp có tính thực thi cao hơn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành CKCT trên địa bàn tình Bình Dương đến năm 2020 trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế” có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Cơng nghiệp hỗ trợ “là một nhóm các hoạt động cơng nghiệp cung cấp các đầu

vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và các công cụ để sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng này) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến”. Định nghĩa này là quá

rộng, bao hàm tồn bộ ngành CNHT nói chung trong khi với mỗi ngành cơng nghiệp khác nhau lại có những tính chất và đặc thù khác nhau và một định nghĩa quá rộng như vậy gây khó khăn cho việc lập các quy hoạch và ban hành các chính sách điều chỉnh hiệu quả hoạt động của từng ngành CNHT nhất định.

2. Cơng nghiệp hỗ trợ có vai trị vơ cùng to lớn để phát triển bền vững ngành công nghiệp chính, là nền tảng thực hiện q trình CNH, HĐH, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trong dài hạn, làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa cơng nghiệp Việt Nam và là một cú hích để phát triển khoa học cơng nghệ nước nhà.

3. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí sản xuất ra các linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm cung cấp cho ngành cơ khí lắp ráp để lắp ráp ra thành tổng cuối cùng làm đầu vào phục vụ cho các ngành công nghiệp khác hoặc tiêu dùng. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí là nền tảng để phát triển một nền cơng nghiệp cơ khí vững mạnh.

4. Cơng nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trên địa bàn Bình Dương cịn non trẻ và đang trong q trình phát triển. Có đóng góp tính cực vào sự phát triển cơng nghiệp của tỉnh. Ngành cơ khí trên địa bàn có sự tham gia tích cực của các DN FDI, phần lớn là các DN là nhỏ và vừa với công nghệ sản xuất lạc hậu còn hoạt động tương đối nhiều. Thị trường các sản phẩm hỗ trợ ngành cơ khí hình thành chưa rõ nét, vẫn tổ chức sản xuất theo chiều ngang với hầu hết các sản phẩm là sản xuất cho chính mình hoặc cho cơng ty mẹ. Vì thị trường chưa rõ nét nên mối liên kết cơng nghiệp cũng cịn hạn chế. Thông tin về sản xuất, sản phẩm và DN vẫn khó tiếp cận. Nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được cho sản xuất các sản phẩm chất lượng cao mà chủ yếu nhập khẩu hoặc nhập từ

công ty mẹ. Nguồn lao động cho tồn ngành nhìn chung cịn yếu và thiếu. Cơng tác xúc tiến thương mại vẫn là hoạt động đơn độc của DN mà chưa có sự tham gia nhiều của chính quyền và các tổ chức ngành hàng.

5. Từ những hạn chế nhận diện được ở trên, tác giả cũng đề xuất nhóm giải pháp chính sách, là nhóm giải pháp kéo, có tính chất mệnh lệnh hành chính và nhóm các giải pháp có tính tương hợp với thị trường, là nhóm giải pháp đẩy, có tính chất hỗ trợ, lơi kéo, thúc đẩy sự phát triển, có tính thích nghi cao với sự vận động khách quan của thị trường, mỗi nhóm giải pháp này bao gồm một số các giải pháp cùng nhiều các biện pháp để thực hiện các giải pháp đó. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị làm tiền đề để các giải pháp có tính thực thi cao hơn.

Bộ Thương Mại, Viện nghiên cứu thương mại, 2007. Giải pháp phát triển xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí của Việt Nam đến năm 2015. Hà Nội, tháng 12 năm 2007.

Cục Thống kê Bình Dương, 2012. Niên giám thống kê Bình Dương. Tp Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản thống kê.

Diễn đàn phát triển Việt Nam Goodwill Consultant JSC, 2011. Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và kết quả phát triển cơng nghiệp hỗ trợ ở ASEAN.

Hà Thị Hương Lan, 2014. Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Hồng Thị Chỉnh (chủ biên), 2007. Giáo trình kinh tế quốc tế. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.

Hoàng Tùng và cộng sự, 2008. Cơ khí đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hồng Văn Châu , 2010. Chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản thông tin và truyển thông.

Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 2013. Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

Kyosiro Ichikawa, 2004. Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Cục x c tiến ngoại thương Nhật Bản tại Hà Nội, Hà Nội, 2004.

Lê Thế Giới, 2008. Thu h t đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ tại vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Tạp chí khoa học và cơng nghệ, Đại học Đà Năng, số 6(29), trang 84.

Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia

Michael E. Porter, 1990. Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nhiều dịch giả, 2009. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Nguyễn Thị Dung Huệ, 2013. Phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hà Nội, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Sự thật.

Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên), 2007. Tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn Ph , 2006. Phát triển kinh tế vùng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

Ohno, Kenichi 2007. Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Tập 1. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Thị Xuân Th y, 2007. Hà Nội: Diễn đàn phát triển Việt Nam

Ohno, Kenichi, 2008. Đối tác monozukuri Việt Nam - Nhật Bản trong công nghiệp hỗ trợ Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng. Hà Nội, Diễn đàn phát triển Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ, 2011a. Quyết định số 12/QĐ-TTg Về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2011

Thủ tướng Chính phủ, 2011b. Quyết định số 418/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2012 – 2020. Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2012

Thủ tướng Chính phủ, 2014. Chỉ thị số 16/CT-TTg Về việc tháo dỡ khó khăn và Đẩy mạnh thực hiện chiến lược Phát triển ngành cơ khí Việt Nam. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014

Nhà xuất bản khoa học xã hội.

Trần Hồng Long, 2012. Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Hà Nội, Công thương.

Trương Thị Chí Bình, 2010. Phát triển cơng nghiệp hỗ trợ trong ngành điện t gia dụng tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở Cơng Thương, 2013. Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Tp Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2008. Quyết định số 1827/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cơ khí thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020. Tp Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2008.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Sở Cơng Thương, 2011. Báo cáo tổng hợp Định hướng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Bình Dương, năm 2011.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Sở Công Thương, 2013. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến năm 2025. Đồng Nai, tháng 12 năm 2013

Võ Đại Lược, 2011. Kinh tế Việt Nam Lý luận & Thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học – Xã hội.

Vũ Văn Ph c (chủ biên), 2004. Quan hệ thị trường và kế hoạch trong phát triển kinh tế nước ta hiện nay. Hà Nội, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

Nguyễn Chí Hải, Hạ Thị Thiều Dao, 2012. Phát triển nguồn nhân lực Bình Dương trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạp chí phát triển nhân lực – số 25

(Trang 68 – 72)

<http://www.truongcb.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=3522fc42-7e1a- 4033-bc18-ede85e4f3c62&groupId=10217 >.[ Truy cập ngày 05 tháng 11 năm 2014]

Nguyễn Văn Tường, 2009. Hệ thống CAD/CAM/CAE. Tạp chí máy móc và cơng cụ - Khoa Cơ khí - ĐH Nha Trang. < http://www.hiendaihoa.com/co-khi-may-moc/giai-phap-ung-dung- co-khi-may-moc/he-thong-cadcamcae.html>.[Ngày truy cập: 16 tháng 10 năm 2014]

Nguyễn Vinh, 2013. Tạo sức bật cho công nghiệp hỗ trợ. Báo Petro Times, số ngày 18 tháng 05 năm 2013 < http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/lang-kinh-chuyen-gia/tao-suc-bat-cho- cong-nghiep-ho-tro.html>.[ Truy cập ngày 05 tháng 11 năm 2014]

Trần Việt Hùng, 2011. Vài nét khái quát về ngành cơ khí chế tạo Việt Nam. Tạp Chí Cơ Khí Việt Nam, Số 3 Năm 2011. < Trường đại học cơng nghiệp tp Hồ Chí Minh – Thư viện điện t http://dspace.hui.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/13496> [ Ngày truy cập: 23 tháng 3 năm 2015]

Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, 2014. Những xu thế phát triển trong ngành cơ khí chế tạo. < http://cokhi.tnut.edu.vn/tin-tuc/2014-08-09/nhung-xu-huong-phat-trien-trong- nganh-co-khi-che-tao-dt54.html>.[ Ngày truy cập: 29 tháng 9 năm 2014]

Viện Cơng nghệ cơ khí và tự động hóa, 2014. Những xu hướng phát triển trong ngành cơ khí chế tạo. < http://cokhi.tnut.edu.vn/tin-tuc/2014-08-09/nhung-xu-huong-phat-trien-trong-nganh- co-khi-che-tao-dt54.html>.[Truy cập ngày: 16 tháng 10 năm 2014].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh bình dương đến năm 2020 trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)