CHƢƠNG IV NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Mở rộng những kết quả đạt đƣợc về quản trị dòng tiền và hiệu quả tà
4.5.1. Mối quan hệ giữa các thay đổi về biến thành phần của quản trị
dịng tiền và thay đổi về hiệu quả tài chính của cơng ty
Thơng qua những kết quả tìm thấy từ các phân tích cho thấy giảm kỳ thu tiền bình quân và số ngày phải trả bình qn sẽ giúp cải thiện tích cực đến hiệu quả tài chính của công ty (và những thay đổi về số ngày tồn kho bình qn thì khơng ảnh hưởng đến những thay đổi của hiệu quả tài chính), chúng cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của quản trị dòng tiền đối với những nhà sản xuất.
Như được trình bày trong phần trước về kết quả tác động của thay đổi kỳ thu tiền bình qn đến thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty, thay đổi trong hiệu quả tài chính trong quý hiện tại bị tác động nghịch biến bởi thay đổi của kỳ thu tiền bình quân của 1 năm trước đó kéo dài liên tục đến quý hiện tại và ΔDSO có quan hệ nhân quả với ΔTobin’s q. Các phát hiện này cung cấp bằng chứng vững chắc rằng khi một công ty rút ngắn DSO thông qua các mối quan hệ tốt với khách hàng hoặc bằng các phương pháp khác, cơng ty có thể cải thiện hoạt động tài chính của cơng ty. Đầu tiên, giảm DSO sẽ cải thiện tính thanh khoản của cơng ty, cho phép công ty đầu tư vào các cơ hội đầu tư tăng trưởng mới, do tác động của độ trễ nên lợi ích của việc tác động này sẽ kéo dài trong vài quý để có thể trở thành hiện thực. Thứ 2, DSO giảm sẽ giúp cơng ty giảm chi phí và rủi ro đối với các khoản phải thu. Việc giảm khoản phải thu thường là kết quả của chính sách thắt chặt bán chịu thông qua việc giảm doanh số bán hàng, tăng các tiêu chuẩn bán chịu, giảm kỳ thu tiền bình quân hoặc đưa ra các tỷ lệ chiết khấu thanh toán sớm đối với các khoản phải thu.
Bên cạnh đó, những kết quả tìm thấy về mối quan hệ giữa thay đổi DPO và thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty là không rõ ràng. Trước tiên, độ trễ của việc tăng ΔDPO từ 2 quý trước đó sẽ có tác động cải thiện ΔTobin’s q trong quý hiện tại, tức là cần đến 9 tháng sau thì những thay đổi của DPO mới tác động đến thay đổi trong hiệu quả tài chính. Thứ hai, dựa theo mối quan hệ nhân quả tìm được giữa các
động qua lại lẫn nhau. Giải thích cho các mối quan hệ này. Đầu tiên, có thể tồn tại một cơ chế phản hồi lại, ví dụ như trong trường hợp này, hiệu quả tài chính của cơng ty được cải thiện, chất lượng quản trị tài chính cũng tăng lên đáng kể vì vậy cơng ty có thể đưa ra các dự báo về chính sách tín dụng thương mại tốt hơn giúp gia tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận nhưng vẫn có thể giảm mức độ rủi ro, gia tăng uy tín của cơng ty, tạo lịng tin đối với người bán, đối tác cũng như chủ nợ, theo đó số ngày phải trả bình quân sẽ được kéo dài hơn. Theo Hofmann và Kotzab (2010), việc mở rộng chu kỳ thanh tốn sẽ cải thiện tính thanh khoản có thể kéo dài chu kỳ tiền mặt bằng cách bổ sung vốn lưu động tự có bằng việc chiếm dụng vốn của những đối tác cung cấp cho họ dẫn đến cải thiện thanh khoản hiệu quả. Mặc dù những kết quả tìm thấy trong bài ủng hộ lập luận cho rằng việc tăng số ngày phải trả bình quân sẽ tác động tích cực đến việc cải thiện hiệu quả hoạt đơng tài chính của cơng ty nhưng một số tài liệu nghiên cứu trước đây lại tìm thấy kết quả khẳng định rằng cuối cùng việc mở rộng chu kỳ thanh tốn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cơng ty, ủng hộ chính sách rút ngắn DPO. Khi cơng ty mở rộng chu kỳ thanh tốn để cải thiện tính thanh khoản tiền mặt, chúng có thể tác động tiêu cực đến các khoản phải thu của nhà cung cấp của họ, và có thể làm xấu đi các mối quan hệ với nhà cung cấp của công ty. Theo Raghavan và Mishra (2011) cho rằng khi nhà cung cấp thiếu tiền mặt vì chu kỳ thanh tốn kéo dài, chuỗi cung ứng tổng thể có thể chịu tác động tiêu cực lâu dài. Đồng thời, theo nghiên cứu của Timme và Wanberg (2011), chu kỳ thanh toán kéo dài hơn cũng có thể buộc những nhà cung cấp của cơng ty cung cấp các dịch vụ kém hơn. Fawcett và cộng sự (2010) cũng cho rằng khi mở rộng chu kỳ thanh tốn, cơng ty buộc phải bỏ chiết khấu thanh tốn trước và có thể làm tổn hại quan hệ của cơng ty đó với nhà cung cấp. Hơn nữa, Moran (2011) cũng khẳng định rằng lợi ích từ những giảm giá do thanh tốn sớm có thể có lợi cho cơng ty hơn là mở rộng chu kỳ thanh tốn vì nó hạ thấp giá mua bán cho các nguyên liệu và thành phần. Qua đó cho thấy rằng tồn tại một giá trị DPO cân bằng những lợi ích của việc cải thiện tính thanh khoản của công ty tác động đến mối quan hệ với những nhà cung cấp. Các nghiên cứu trước ủng hộ cho quan điểm này như Bauer (2007) cho
rằng có một điểm cân bằng giữa mở rộng khoản phải trả để cải thiện tiền mặt của công ty bằng việc trả tiền sớm để nhận được những lợi ích từ giảm giá kiếm được.
Tóm lại, việc đưa ra các chính sách hợp lý về kỳ thu tiền bình quân và số ngày phải trả bình qn sẽ giúp cải thiện tích cực đến hiệu quả tài chính của cơng ty, chúng cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của quản trị dòng tiền đối với những nhà sản xuất. Khi giảm thay đổi DSO không chỉ tác động ngay lập tức đến thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty mà cịn tồn tại một độ trễ (sau 15 tháng). Ngược lại, khi tăng thay đổi DPO sẽ tác động cải thiện biến thiên hiệu quả tài chính của cơng ty nhưng tác động này không ngay lập tức mà cần có 1 độ trễ là sau 9 tháng. Những thay đổi DIO khơng có tác động đến thay đổi trong hiệu quả tài chính của cơng ty.