Mối quan hệ giữa các thay đổi về biến quản trị dòng tiền và thay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền và hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 73)

CHƢƠNG IV NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Mở rộng những kết quả đạt đƣợc về quản trị dòng tiền và hiệu quả tà

4.5.2. Mối quan hệ giữa các thay đổi về biến quản trị dòng tiền và thay

đổi của hiệu quả tài chính của cơng ty

Các phân tích tìm thấy rằng những thay đổi trong CCC và OCC có tác động tiêu cực đến những thay đổi trong hiệu quả tài chính trong q hiện tại của cơng ty không tức thời mà từ ảnh hưởng của 2 quý, 3 quý và 4 quý trước đó, tức là sự thay đổi của CCC, OCC từ 9 tháng trước, 12 tháng trước và 15 tháng trước sẽ tác động đến sự thay đổi của hiệu quả tài chính trong quý hiện tại. Đồng thời, những kết quả nhân quả Granger tìm thấy cho rằng ΔOCC và ΔCCC là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của Tobin's q hay là cả ΔOCC và ΔCCC đều có mối quan hệ nhân quả đến sự thay đổi của hiệu quả tài chính của cơng ty. Chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt ngắn hơn sẽ ít phải đầu tư vào vốn luân chuyển hơn và do vậy, chi phí tài trợ của những cơng ty này thường thấp hơn. Ngoài ra, chu kỳ tiền mặt ngắn, khoảng thời gian cần thiết để công ty tái đầu tư thu lại lợi nhuận càng ngắn hơn, điều này đồng nghĩa với việc tiền tái tạo ra tiền nhanh hơn nên khả năng sinh lợi nhiều hơn, góp phần cải thiện hiệu quả tài chính của cơng ty. Bằng cách theo dõi chu kỳ tiền mặt, các nhà quản lý có thể theo dõi làm cách nào để quản lý vốn luân chuyển hiệu quả trong chu kỳ kinh doanh của họ. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng cần có những

mà khơng làm ảnh hưởng hoạt động của công ty, mối quan hệ với các đối tác. Để thực hiện, các công ty nên tập trung vào việc giảm kỳ thu tiền bình quân và tăng số ngày phải trả bình quân, đặc biệt là kỳ thu tiền bình quân vì mối quan hệ của số ngày phải trả bình qn với hiệu quả tài chính của cơng ty được tìm thấy là khơng rõ ràng.

Nhìn chung, các nhà quản lý có thể sử dụng chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt như một đại lượng để quản trị dòng tiền và là một đòn bẩy để tác động cải thiện hiệu quả tài chính của cơng ty. Chu kỳ tiền mặt cũng như chu kỳ kinh doanh ngắn hơn sẽ có lợi hơn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong thời gian dài, giúp cải thiện hiệu quả tài chính của cơng ty.

TĨM TẮT CHƢƠNG 4

Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu thông qua phương pháp nghiên cứu tại chương 3. Kết quả cho thấy rằng khi giảm ΔDSO không chỉ tác động ngay lập tức đến thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty mà cịn tồn tại một độ trễ (sau 15 tháng) và ΔDSO là nguyên nhân dẫn đến ΔTobin's q, phù hợp với kết quả của Kroes và Manikas (2013). Ngược lại, khi tăng thay đổi DPO sẽ tác động cải thiện biến thiện hiệu quả tài chính của cơng ty nhưng tác động này khơng ngay lập tức mà cần có 1 độ trễ là sau 9 tháng và mối quan hệ nhân quả giữa ΔDPO và ΔTobin's q là không rõ ràng, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Còn những thay đổi DIO khơng có tác động đến thay đổi trong hiệu quả tài chính của cơng ty. Kết quả nghiên cứu về DIO và DPO không phù hợp và trái ngược so với kết quả của bài nghiên cứu gốc.

Bên cạnh đó, chu kỳ tiền mặt cũng như chu kỳ kinh doanh ngắn hơn sẽ có lợi hơn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong thời gian dài, giúp cải thiện hiệu quả tài chính của công ty nhưng sự tác động này diễn ra không ngay lập tức mà do sự thay đổi của ΔCCC, ΔOCC từ 9 tháng trước, 12 tháng trước và 15 tháng trước. Tuy nhiên, cả ΔCCC, ΔOCC đều là nguyên nhân dẫn đến ΔTobin's q. Kết quả này khơng hồn tồn phù hợp so với kết quả nghiên cứu của Kroes và Manikas (2013) trong đó phù hợp với những nhận định về OCC và trái ngược đối với những nhận định về CCC.

Tóm lại, từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng việc đưa ra các chính sách hợp lý về kỳ thu tiền bình quân, số ngày phải trả bình quân, chu kỳ tiền mặt và chu kỳ kinh doanh sẽ giúp cải thiện tích cực đến hiệu quả tài chính của cơng ty, đặc biệt là kỳ thu tiền bình quân và chu kỳ kinh doanh vì cả nghiên cứu của tác giả và bài nghiên cứu gốc đều khẳng định sự tác động của chúng đến việc cải thiện hiệu quả tài chính của cơng ty. Những kết quả này cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của quản trị dòng tiền đối với những nhà sản xuất.

Nhân tố (X)

Kết quả thực nghiệm

Mối quan hệ giữa các biến Mối quan hệ nhân quả Kỳ vọng ΔTobin's q Kỳ vọng ΔTobin's q (Y)

ΔDSO - -  

ΔDIO -

ΔDPO - +  

ΔCCC - -  

ΔOCC - -  

Ghi chú: Các ô được tô đậm đại diện cho mức ý nghĩa thống kê 1%, 5%, 10%

: biến X là nguyên nhân tác động đến biến Y

: biến X và biến Y tác động qua lại lẫn nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền và hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)