Thị phần năm 2013 và 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thiết bị công nghiệp hiệp phát đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

(Nguồn: Cơng ty Hiệp Phát)

2.2. Phân tích môi trƣờng ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Hiệp Phát

Khi doanh nghiệp kinh doanh trên bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào cũng đều chịu sự tác động của môi trường xung quanh hoặc mơi trường thế giới và từ chính bản thân của doanh nghiệp. Do vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan của môi trường vĩ mô xung quanh doanh nghiệp. Như vậy tác giả phân chia những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thành 2 nhóm là:

- Nhóm các yếu tố vĩ mơ. - Nhóm các yếu tố vi mô

2.2.1. Các yếu tố vĩ mô

Đây là những yếu tố vĩ mơ (mơi trường bên ngồi) tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những yếu tố như:

2.2.1.1. Yếu tố chính trị

Sự ổn định về chính trị của một quốc gia là một điều kiện cơ bản và tốt nhất để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư các hoạt động kinh doanh. Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng với nhiều nước trên thế giới và đang được các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng đầu tư kinh doanh. Việt Nam đã gia nhập WTO nhằm tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, cũng như kinh doanh xuất khẩu hàng hịa ra thế giới.Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính… từng bước hồn thiện hệ thống pháp luật,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với môi trường kinh doanh quốc tế tốt hơn.

Tuy nhiên,chính phủ vẫn cịn những hạn chế trong việc triển khai và chấp hành luật định còn chậm, nội dung các điều luật chưa minh bạch và hợp lý, sự chồng chéo của các luật liên quan đến kinh doanh đầu tư liên quan gây khó cho các nhà đầu tư.Thiếu sự nhất quán và đồng bộ giữa các điều khoản, thiếu những văn bản hướng dẫn thi hành luật, tình trạng cán bộ hành chính cịn cửa quyền, tham ơ, nhũng nhiễu điều này đã gây khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp.

Do sản phẩm của công ty Hiệp Phát đa số nhập khẩu từ nước ngoài, thủ tục hành chánh nhập khẩu thông quan tại Việt Nam vẫn cịn nhiều vướng mắc, gây khó dễ cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Trong khi đó kinh doanh tại thị trường nội địa của mặt hàng thiết bị công nghiệp do nhà nước đề ra lại bắt buộc có nhiều thủ tục hành chính khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến cơng việc kinh doanh của cơng ty. Bên cạnh đó việc giảm thuế nhập khẩu về phía Việt Nam đã cam kết với WTO vẫn còn chưa thực hiện được do các chính sách điều lệ khi gia nhập WTO được Việt

Nam thực hiện chậm chạp. Điều này làm chi phí mua hàng của cơng ty vẫn cịn ở mức cao, chưa thể giảm được trong thời gian tới.

2.2.1.2. Yếu tố kinh tế

Đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty do cơng ty phải nhập khẩu hồn tồn sản phẩm từ nước ngoài. Những yếu tố như lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế, dân số, ….

Năm 2015, kinh tế thế giới đang trên đà bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều biến cố như giá dầu,… làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và kinh tế ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Hiện tại thị trường thực phẩm chức năng trên thế giới cũng như Việt Nam đang rơi vào tình trạng bão hịa. Có q nhiều doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực này làm cho sức cạnh tranh ngày càng lớn mạnh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp, lạm phát được kiềm chế tuy nhiên tỷ giá lại đang có xu hướng tăng. Điều này khiến các doanh nghiệp nhập khẩu bị thiệt hại khá nhiều do tỷ giá biến động khó lường.

Một vài doanh nghiệp trước đây chỉ quan tâm đến thị trường quốc tế mà ít quan tâm đến thị trường nội địa với dân số gần 100 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân cơng thấp, đời sống kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập trên đầu người tăng nên làm cho sức mua cao. Do vậy doanh nghiệp nên đầu tư vào thị trường nội địa để gia tăng khả năng cạnh tranh và quy mơ tài chính cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phát triển quảng bá sản phẩm, mở rộng kênh phân phối như vậy doanh nghiệp mới có thể lớn mạnh về quy mô cũng như thương hiệu.

Lãi suất ngân hàng trong năm 2015 tương đối đã giảm và ổn định hơn so với năm 2014 đây là điều kiện thời điểm thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư. Tuy nhiên, tỷ giá năm 2015 đã tăng đột biến do giá dầu và sự phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc làm tỷ giá thế giới biến động mạnh. Điều này ảnh hưởng và gây bất lợi rất lớn cho cơng ty vì cơng ty nhập khẩu hoàn toàn sản phẩm từ nước ngoài.

Do vậy, cơng ty cần phải tính tốn một cách hợp lý các phương án vay và tỷ giá để đảm bảo có hiệu quả kinh doanh đạt được yêu cầu.

2.2.1.3. Yếu tố xã hội

Với quy mô dân số gần 100 triệu người (2015),Việt Nam là một dân tộc cần cù, hiếu khách, thông minh, phong tục tập quán cũng dễ cho người nước ngồi hịa nhập, thuận lợi cho việc hội nhập và phát triển. Mặc dù GDP theo đầu người chính thức chỉ đạt 2028 USD/năm, song kết quả phát triển con người của Việt Nam là rất khả quan. Điều đó được thể hiện ở sự gia tăng liên tục của chỉ số phát triển con người HDI trong thập kỷ qua và những tiến bộ đạt được trong lãnh vực giáo dục, y tế và mức sống ở Việt Nam. Đây chính là điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh, đồng thời cũng tạo ra cho công ty những kho khăn trong việc giành giật thị trường.

2.2.1.4. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật

Đây là yếu tố quan trọng và quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm, mẫu mã, công thức đóng vai trị quan trọng trong việc sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Để làm được điều này thì đổi mới mơi trường cơng nghệ cần phải được phát triển vì đổi mới công nghệ rất quan trọng trong việc gia tăng chất lượng cũng như số lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nhiên liệu, cải thiện điều kiện làm việc, giảm tác động xấu đến môi trường,… Như vậy đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao hơn, số lượng nhiều hơn, giá thành sản phẩm tốt hơn,… tạo ưu thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp trên thị trường.

Với các sản phẩm thiết bị cơng nghiệp, vịng đời sản phẩm thường từ 2 -3 năm, doanh nghiệp cần phải đổi mới công nghệ hoặc tìm nhà sản xuất có cơng nghệ mới nhất để sản xuất sản phẩm chất lượng tốt hơn, hiệu quả tốt hơn sẽ đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường.

Bên cạnh đó, trình độ quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ lao động kỹ thuật bậc cao cũng là nhân tố cơng nghệ quan trọng trong q trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.2.2. Các yếu tố vi mô

2.2.2.1. Áp lực từ nhà cung cấp

Hiện nay trên thị trường quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm thiết bị công nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Mỹ, Canada, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... Để hạn chế sự phụ thuộc của mình vào nhà cung cấp, doanh nghiệp nên nghiên cứu và lựa chọn nhiều nhà cung cấp khác nhau đồng thời cũng thương lượng về giá mua sản phẩm để tránh bị ép giá và đảm bảo đủ số lượng cung ứng cho thị trường.

Đối với các sản phẩm dao cắt, Hiệp Phát đang tập trung nhập từ 03 thương hiệu chính là Widin (Hàn Quốc), Widia (Đức) và Speedtiger (Đài Loan). Mỗi thương hiệu có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau về chất lượng, quy cách sản phẩm, giá cả, thời gian nhập khẩu… Do đó, tùy vào nhu cầu của khách hàng mà nhân viên của Hiệp Phát có thể lựa chọn và tư vấn thương hiệu phù hợp. Đối với sản phẩm dầu, Hiệp Phát chỉ có một nhà cung cấp duy nhất là Futch (Đức). Trong đó, Widin đang chiếm tỷ trọng doanh số cao nhất. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, công ty Hiệp Phát đang ưu tiên tăng tỷ trọng của các nhà cung cấp còn lại lên nhằm tránh tình trạng quá lệ thuộc vào một nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thiết bị công nghiệp hiệp phát đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)