Tỷ trọng doanh số của các nhà cung cấp trong năm 2013 và 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thiết bị công nghiệp hiệp phát đến năm 2020 (Trang 49 - 52)

2.2.2.2. Áp lực từ phía khách hàng

Tuy thị trường thiết bị công nghiệp ngày càng lớn mạnh nhưng bên cạnh đó lại có rất nhiều cơng ty nội địa cũng như cơng ty ngoại gia nhập thị trường làm cho người tiêu dùng rất băn khoăn trong việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình, sự chọn lựa của khách hàng phần lớn dựa trên cơ sở là sở thích, nhận thức và đánh giá. Do đó, việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Đặc biệt, trong lĩnh vực gia cơng cơ khí chính xác, việc thiếu hụt thiết bị, dao cụ sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ quy trình sản xuất của nhà máy. Vì vậy thời gian giao hàng là áp lực hàng đầu của các doanh nghiệp.

2.2.2.3. Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh diễn ra càng ngày càng gay gắt và có xu hướng làm cho lợi nhuận trong ngành giảm đi do số lượng công ty, cũng như sản phẩm trong thị trường ngày càng gia tăng. Đây là áp lực lớn buộc doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoàn thiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh và có hiệu quả.

2.2.2.4. Áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn

Sau khi gia nhập WTO và nền công nghiệp của Việt Nam ngày càng phát triển. Đây là điều kiện cho những doanh nghiệp mới từ nước ngoài cũng như trong nước tham gia vào thị trường. Các sản phẩm của các doanh nghiệp mới tham gia có xu hướng giảm giá hoặc nhập các mặt hàng chấ lượng thấp với giá rẻ để giành thị trường. Các nhà cung cấp nước ngồi đang có xu hướng bán hàng trực tiếp tại thị trường Việt Nam mà không qua các công ty thương mại. Những công ty này họ có sẵn qui mơ tài chính lớn, hệ thống kênh phân phối rộng khắp. Điều này là một trong những khó khăn trở ngại lớn cho những công ty đang kinh doanh thiết bị công nghiệp trên thị trường.

Để giải quyết những áp lực đến từ đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần mở rộng thị trường để có nhiều khách hàng hơn, mở rộng quy mơ tài chính để phát

triển nhiều sản phẩm đa dạng và tăng khả năng cạnh tranh của thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra một chỗ đứng tốt trong tâm trí khách hàng.

2.2.2.5. Áp lực sản phẩm thay thế

Trên thị trường thiết bị cơng nghiệp, có rất nhiều sản phẩm thay thế từ nhiều nhà sản xuất khác nhau như dòng sản phẩm cao cấp của Sandvik, Nachi hay dòng sản phẩm giá rẻ của Mitsubishi, Jjtool. Ngoài ra, thị trường thiết bị công nghiệp trong thời gian gần đây còn gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các hàng hóa khơng rõ nguồn gốc, hàng nhái hàng đã qua sử dụng được đem đi mài và phủ sơn lại. Các mặt hàng nêu trên có giá rất rẻ nhưng chất lượng khơng đảm bảo. Do đó, doanh nghiệp nên tìm ra giải pháp để hạ giá thành nhằm cạnh tranh với sản phẩm khác cũng như những sản phẩm thay thế khác như: đổi mới công nghệ, tối ưu vận chuyển logistic,….

2.3. Thực trạng các yếu tố đảm bảo hoạt động cung cấp giá trị cảm nhận khách hàng của công ty Hiệp Phát khách hàng của công ty Hiệp Phát

2.3.1. Kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng khách hàng

2.3.1.1. Kết quả thảo luận nhóm

Sau buổi thảo luận nhóm, các thành viên trong buổi họp thống nhất về định nghĩa về giá trị cảm nhận của khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng. Kết luận, có 5 yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận khách hàng trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp bao gồm: chất lượng cảm nhận, danh tiếng, giá cả cảm nhận mang tính hành vi, giá cả tiền tệ, phản ứng cảm xúc. Buổi thảo luận nhóm được trình bày trong phụ lục 2.

2.3.1.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của từ nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua việc điều tra từ các nguồn của doanh nghiệp, của ngành, và các tạp chí... có thể chưa phong phú và đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau như: vấn đề bảo mật thông tin, các khó khăn trong việc tiếp cận các thơng tin quan trọng của doanh nghiệp...

Chính vì thế việc đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Hiệp Phát từ cảm nhận của khách hàng là rất cần thiết, việc đánh giá này dựa trên cơ sở khảo sát ý kiến của khách hàng đánh giá năng lực cạnh tranh như thế nào, và những yếu tố nào mà khách hàng quan tâm có ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của khách hàng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Việc kết hợp chặt chẽ của hai nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp trong phần này sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn tồn diện hơn trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Hiệp Phát, từ đó giúp tác giả đạt được mục tiêu cần nghiên cứu .

Dựa trên mơ hình giá trị cảm nhận khách hàng của Petrick, đồng thời dựa vào các phân tích, đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp, kết hợp với việc thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các đơn vị trong hệ thống kênh phân phối, các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển thị trường, lĩnh vực chăm sóc khách hàng hiện đang cơng tác tại doanh nghiệp, kết hợp với nghiên cứu sơ bộ qua các thơng tin từ phía khách hàng, tác giả xây dựng và kiểm tra một mơ hình giúp cho việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng trong lĩnh vực thiết bị cơng nghiệp, và được sơ đồ hóa như hình sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thiết bị công nghiệp hiệp phát đến năm 2020 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)