Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam khu vực tỉnh đồng nai (Trang 85 - 88)

2.4.6 .1Xem xét ma trân hệ số tƣơng quan

3.3 Các giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Na m khu

3.3.1.3 Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới

Một điểm yếu của BIDV cũng nhƣ các NHTM Việt Nam là phụ thuộc nhiều vào tín dụng, sản phẩm dịch vụ ít ỏi. Hơn nữa, với nhóm khách hàng mục tiêu là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ là yếu tố khơng thể thiếu để có thể phục vụ tốt và lơi kéo đƣợc nhóm khách hàng này. Vì vậy, cần cải tiến một số mặt về dịch vụ nhƣ sau:

Thứ nhất, Giải pháp chung cho phát triển sản phẩm dịch vụ:

- Học tập kinh nghiệm về phát triển các sản phẩm dịch vụ NHBL của các ngân hàng TMCP khác vì các ngân hàng TMCP triển khai dịch vụ này sớm hơn BIDV và đang rất phát triển đối với các CN ở các thành phố lớn.

- Củng cố và hoàn thiện bộ phận nghiên cứu phát triển bằng cách tách hẳn bộ phận Marketing ra khỏi phòng Kế hoạch - Nguồn vốn để thành lập phòng Marketing độc lập với chức năng chun hoạch định chính sách marketing, trong đó có cơng tác nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới cần đƣợc trú trọng. Thực ra ở BIDV đã thực hiện đƣợc công tác này, tuy nhiên mới chỉ có ở hội sở chính, cịn ở từng CN thì chƣa thực hiện thống nhất. Vì vậy, mỗi CN cần quan tâm đến công tác này hơn, thực hiện đồng bộ, vì thực tế cho thấy CN nào đã thực hiện bài bản việc marketing thì đều phát triển tốt các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là về bán lẻ.

- Tạo mối quan hệ hợp tác chiến lƣợc với các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính sự nghiệp để hỗ trợ lẫn nhau trong q trình thu hố đơn cƣớc qua thiết bị POS, hoặc qua mạng lƣới giao dịch của CN. Phát triển đƣợc dịch vụnày, phí dịch vụ tăng lên rất nhiều, bên cạnh đó giảm đƣợc chi phí đầu vào do phí dịch vụ nhỏ hơn phí thuê thu các loại tiền cƣớc điện thoại, tiền điện, nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả chung cho nền kinh tế.

- Thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát, thăm dò thị trƣờng để thiết kế các sản phẩm, các gói sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng trên địa bàn. Gói sản phẩm này có thể là sự kết hợp giữa sản phẩm tiền gửi với dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ; sản phẩm tiền gửi kết hợp với sản phẩm tín dụng…

- Sản phẩm dịch vụ sau khi đƣợc triển khai phải đƣợc đánh giá một cách nghiêm túc để có những điều chỉnh cần thiết nhằm cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ hiện có, đồng thời phục vụ cho q trình nghiên cứu sản phẩm mới sau này.

Thứ hai, Các giải pháp cụ thể từng hoạt động:  Công tác huy động vốn:

Huy động vốn là hoạt động quan trọng đóng góp vào việc tăng trƣởng nguồn vốn của các CN BIDV tỉnh Đồng Nai. Đẩy mạnh tốc độ huy động vốn nhất là huy động vốn từ đối tƣợng khách hàng là cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và gia tăng nguồn vốn ngân hàng, đồng thời khơi thông đƣợc nguồn vốn trong tầng lớp dân cƣ. Giải pháp đẩy mạnh cơng tác huy động vốn đó là:

- Xác định khách hàng tiềm năng để tập trung tiếp cận, chăm sóc.

- Đẩy mạnh việc huy động vốn bằng các hình thức có sẵn, các chƣơng trình dự thƣởng, khuyến mãi, đồng thời tích cực triển khai các sản phẩm huy động vốn mới, các dịch vụ tiện ích theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của hội sở chính.

- Nghiên cứu và đề xuất mở rộng các điểm giao dịch thực hiện chức năng NHBL.  Đối với các sản phẩm tín dụng:

Hoạt động cho vay cá nhân cũng nhƣ các sản phẩm tín dụng khác đóng góp quan trọng vào việc tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng. Tốc độ cho vay cá nhân tăng nhanh sẽ góp phần làm tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng. Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay đó là:

- Xây dựng nền khách hàng theo hƣớng: đẩy mạnh và tăng cƣờng chức năng cho vay cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ. Mở rộng mạng lƣới giao dịch nhằm giảm bớt áp lực cho các trụ sở chính, tuy nhiên phải cân nhắc hợp lý với việc mở rộng quy mô đảm bảo mang lại lợi nhuận.

- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ cần phân giao cho một nhóm chuyên trách để theo dõi đối tƣợng này. Vì hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, đang cần tiếp cận nguồn vốn vay, tuy cịn nhiều hạn chế nhƣ tài chính chƣa minh bạch, năng lực quản lý kinh doanh còn hạn chế, nhƣng đi từ nền KHCN thì việc quản lý các khách hàng này cũng nên đi theo hƣớng đơn giản, thuận tiện. Bên cạnh đó, để đảm bảo hạn chế rủi ro, cán bộ tín dụng nên thƣờng xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tƣợng này.

- Đa dạng hoá và tập trung vào các sản phẩm đƣợc coi là mũi nhọn cho vay tiêu dùng cá nhân nhƣ: hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua xe ô tơ, cho vay du học, cho vay tín chấp: tiêu dùng, cấp hạn mức thấu chi đối với cán bộ công nhân viên,…

- Mở rộng đối tƣợng phục vụ: xem CBCNV trong tỉnh là đối tƣợng khách hàng tiềm năng, tiếp tục mở rộng, tiếp cận CBCNV cho vay về lĩnh vực xây dựng, sửa chữa nhà ở.

- Tập huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đội ngũ làm công tác cho vay. Củng cố lực lƣợng làm cơng tác tín dụng vững vàng về nghiệp vụ để hạn chế rủi ro tín dụng. Cần thay đổi tƣ duy làm việc đổi mới đối với cán bộ ngân hàng với phƣơng châm ngân hàng và khách hàng đơi bên cùng có lợi, cùng bình đẳng khi hợp tác cùng nhau.

+Đối với dịch vụ thẻ:

Trong những năm gần đây, thẻ ATM xuất hiện tại Việt Nam với tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối nhanh. Theo xu hƣớng hiện nay thẻ ATM đối với khách hàng không những là phƣơng tiện sinh hoạt trong hoạt động xã hội mà còn dùng để thể hiện nắm bắt các tiện ích hiện đại, nhất là đối với đối tƣợng sinh viên và CBCNV. Việc phát triển dịch vụ thẻ ATM là phù hợp với xu thế hiện nay.

- Đẩy mạnh công tác phát triển thẻ ATM thông qua việc tiếp cận các đối tƣợng khách hàng tiềm năng là nhóm khách hàng có thu nhập khơng cao và khơng có tích luỹ nhƣ đã phân tích ởchính sách quản lý khách hàng.

- Phát triển thêm số lƣợng các POS tại các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng mua sắm để nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ ATM. Việc này thuận lợi hơn đối với hai CN Đồng Nai và Nam Đồng Nai vì trên địa bàn thành phố, có nhiều nơi mua sắm, cịn CN Đơng Đồng Nai thì ngƣợc lại. Tuy nhiên ở địa bàn phố huyện nhƣng không phải là không thể phát triển,

vì hiện đại hóa phƣơng thức thanh tốn là xu hƣớng tất yếu, vấn đề khó khăn nhất là sự cạnh tranh về phí, các CN nên đề xuất lên hội sở chính để có những hỗ trợ nhất định.

- Phát triển thêm hệ thống máy ATM phù hợp phục vụ cho dịch vụ chi hộ lƣơng hàng tháng để phục vụ khách hàng, phát triển đồng bộ hai dịch vụ này mới thoả mãn đƣợc nhu cầu của khách hàng.

+ Dịch vụ chuyển tiền kiều hối:

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn khách hàng khi mở tài khoản, khách hàng chuyển tiền và nhận tiền kiều hối.

- Có chính sách ƣu đãi về phí dịch vụ hoặc tặng quà cho đối tƣợng là khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống, các khách hàng thƣờng xuyên giao dịch với số lƣợng tiền lớn.

- Trong các mùa cao điểm vào dịp Noel, Tết dƣơng lịch, Tết Nguyên đán…nên tăng thêm thời gian phục vụ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

+ Dịch vụ ngân hàng điện tử:

DVNH điện tử là dịch vụ cơng nghệ cao địi hỏi đối tƣợng sử dụng phải am hiểu và biết sử dụng công nghệ điện tử. Trong xu hƣớng chung của tiến trình hội nhập, DVNH điện tử đƣợc triển khai phục vụ rộng rãi.

- Thực hiện các chƣơng trình quảng bá, tuyên truyền về các DVNH điện tử, những tiện ích khi sử dụng của dịch vụ này trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, sử dụng tờ rơi, panơ, áp phích để quảng cáo.

- Tập huấn thao tác DVNH điện tử đối với các nhân viên giao dịch của ngân hàng để hƣớng dẫn cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam khu vực tỉnh đồng nai (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)