lực thuế cho nhà đầu tư thì họ sẽ thực hiện một chính sách thuế thấp hơn đối với cổ tức bằng tiền mặt hơn là thuế đánh trên lãi vốn để khuyến khích các doanh nghiệp chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông.
1.3 Các nghiên cứu trước đây về phản ứng của nhà đầu tư qua việc chi trả cổ tức. tức.
1.3.1 Kết quả nghiên cứu trước đó của Ming Dong, Chris Robinson, Chris Veld (MCC). Veld (MCC).
MCC đã tiến hành thực hiện khảo sát tại Hà Lan. Các câu hỏi đã được gửi đến 2723 thành viên của hội đồng Centerdata vào ngày 04 tháng 10 năm 2002. Trong số 2035 người trả lời thì 555 người là cổ đơng đang có hoặc từng có cổ phần trong các cơng ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán và các quỹ đầu tư.
Kết quả nghiên cứu của MCC cho thấy rằng các nhà đầu tư thích cổ phiếu của họ được trả cổ tức, điều này chứng minh cho kết luận rằng các nhà đầu tư muốn cổ tức. Các nhà đầu tư lớn tuổi thích cổ tức hơn những nhà đầu tư trẻ hơn, cả hai kết quả đều chỉ ra rằng các nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn cổ tức.
Giả thuyết thứ hai được đưa ra là liệu các nhà đầu tư muốn cổ tức vì lý do chi phí giao dịch. Các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư có thu nhập thấp, và các nhà đầu tư khơng có trình độ đại học đều quan tâm chi phí giao dịch. Mặt khác, nhà đầu tư trẻ và các nhà đầu tư có thu nhập cao, những người có trình độ đại học thường ít quan tâm đến cổ tức dựa trên chi phí giao dịch.
Lý thuyết thứ ba là lý thuyết về quyết định không chắc chắn được đề xuất bởi Gordon (1961, 1962). Theo lý thuyết này các nhà đầu tư thích chi trả cổ tức, bởi vì
chúng được coi là ít rủi ro hơn. Nhưng theo các nhà đầu tư thì họ nhận thấy cổ phiếu tỷ lệ cổ tức cao có nhiều rủi ro hơn cổ phiếu tỷ lệ cổ tức thấp.
Kết quả kiểm định giả thuyết rằng cổ tức là một biện pháp an tồn để chống lại sự bóp méo trong kế tốn nói chung khơng được hỗ trợ bởi kết quả khảo sát. Các nhà đầu tư đã từ chối ý tưởng cho rằng cổ tức là dấu hiệu chứng tỏ các khoản thu nhập của công ty là thật, kết quả cho thấy rằng các nhà đầu tư ít tuổi mạnh mẽ bác bỏ giả thuyết, trong khi các nhà đầu tư lớn tuổi đồng ý với ý kiến đó. Với lý thuyết về dịng tiền tự do, kết quả cho thấy các nhà đầu tư cá nhân không xem cổ tức như là một cách để kiểm soát cho xu hướng đầu tư quá mức của các công ty.
Trong khi đó các nhà đầu tư cá nhân tin rằng chi trả cổ tức có một tín hiệu về khả năng sinh lời của công ty. Họ cũng thấy rằng giám đốc điều hành tài chính tin rằng cổ tức truyền đạt niềm tin vào tương lai. Tuy nhiên, ngoài ra họ thấy rằng giám đốc điều hành khơng cố tình sử dụng cổ tức như một tín hiệu trong tương lai. Dường như có một sự khơng đồng nhất giữa quan điểm rằng một mặt các cổ phiếu có trả cổ tức thì rủi ro cao hơn là cổ phiếu không trả cổ tức, nhưng mặt khác cổ tức là một dấu hiệu tốt về lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sự thay đổi trong việc chi trả cổ tức, chứ khơng phải là cấp độ của cổ tức là tín hiệu cho biết sự lưu chuyển tiền tệ. Các nhà đầu tư có thể nhìn nhận một cơng ty là rủi ro cao nếu cơng ty đó trả cổ tức cao, tuy nhiên nếu cơng ty đó trả cổ tức cao, nó cũng có thể được xem là một tín hiệu tích cực về khả năng sinh lợi của cơng ty đó.
Mặc dù cổ tức và mua lại cổ phiếu quỹ là hai cách để trả lại tiền cho cổ đơng, các nhà đầu tư lại khơng nhìn nhận mua lại cổ phiếu quỹ giống như cổ tức. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào họ xem trọng quyết định ngừng trả cổ tức và thay vào đó sẽ mua lại cổ phiếu quỹ. Điểm chú ý ở đây là các nhà đầu tư có thu nhập cao lại ưu tiên mua lại cổ phiếu quỹ hơn là cổ tức so với các nhà đầu tư nhỏ tuổi, phù hợp với phát hiện rằng
những nhà đầu tư nhỏ tuổi ưu tiên cổ tức nhiều hơn. Các nhà đầu tư cho rằng mua lại cổ phiếu quỹ là một dấu hiệu về việc cổ phiếu bị định giá thấp hơn.
Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ khơng thích cổ tức bởi vì vấn đề về thuế. Điều này cũng khơng đáng ngạc nhiên gì, bởi vì trong luật thuế này thì cổ tức sẽ bị đánh thuế trong khi lãi vốn thì khơng đánh thuế. Tuy nhiên, cổ tức càng không được yêu chuộng trong luật mới của Hà Lan, theo lý thuyết thì các nhà đầu tư sẽ trung lập trước ý kiến về cổ tức bởi vì các lý do về thuế.
Ngồi ra, MCC xem liệu các nhà đầu tư muốn có cổ tức, bởi vì họ thích tiêu dùng bằng cổ tức hơn là từ khoản lãi vốn. MCC hỏi rằng liệu các nhà đầu tư vì những lý do tiêu dùng sẽ bán cổ phần của họ trong một công ty mà sẽ luôn luôn trả cổ tức, nếu ban quản trị của công ty quyết định không trả cổ tức nữa. Kết quả là các nhà đầu tư có xu hướng không đồng ý với câu khẳng định trên.
Các câu trả lời trên những câu hỏi về cổ tức trả bằng cổ phiếu cho thấy rằng chỉ có một nhận định rất nhỏ là cổ tức bằng cổ phiếu thì giống chia tách cổ phiếu hơn là cổ tức tiền mặt, điều này khơng có nghĩa là các nhà đầu tư không hiểu về cổ tức bằng cổ phiếu. Điều thực sự đáng chú ý ở đây là các nhà đầu tư với bậc đại học không hiểu được bản chất của cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên sự chêch lệch giữa các nhóm học thức và thu nhập khác nhau thì khơng có gì đáng kể.
Cổ tức bằng cổ phiếu cho thấy rằng khi chỉ xem xét đến chi phí giao dịch thì các nhà đầu tư ưu tiên cổ tức bằng cổ phần hơn là cổ tức bằng tiền mặt. Kết quả này cho rằng hầu hết các nhà đầu tư sẽ dùng cổ tức của họ để đầu tư lại. Cổ tức bằng cổ phiếu là cách khơng tốn chi phí để đầu tư cổ tức vào cùng một cổ phiếu, tuy nhiên điều này giả định rằng các nhà đầu tư xem cổ tức bằng cổ phiếu như là cổ tức thực thụ, chứ không phải là chia tách cổ phiếu.
Cuối cùng, nghiên cứu của MCC cho thấy rằng các nhà đầu tư ưu tiên cổ tức bằng cổ phiếu hơn là khơng có cổ tức nào. Kết quả này càng được thể hiện rõ ràng hơn ở những người khảo sát mà không được đào tạo bậc đại học.
1.3.2 Các nghiên cứu khác
Ngoài bài nghiên cứu của Ming Dong, Chris Robinson, Chris Veld, thì trước đó cũng có nhiều chủ đề nghiên cứu về chính sách cổ tức như: Miller và Modigliani (1961) về chính sách cổ tức của doanh nghiệp trong thị trường hoàn hảo, nghiên cứu của Allen và Michaely (2003) về chi phí giao dịch liên quan đến cổ tức, nghiên cứu của Gordon (1961, 1962) về quyết định không chắc chắn, nghiên cứu của Shefrin và Statman (1984) về hành vi tiêu dùng cổ tức, nghiên cứu về dòng tiền tự do và lý thuyết về đầu tư quá mức của Jensen (1986), nghiên cứu về lý thuyết đại diện của Jensen và Mecklinh (1976), và những bài nghiên cứu khác đã được tác giả giới thiệu trong tiểu mục 1.2.