2.3 Nghiên cứu phản ứng của nhà đầu tư qua việc chi trả cổ tức tại các ngân hàng
2.3.1.3 Kết quả thực hiện nghiên cứu định tính
Sau khi đã xây dựng một cách tổng quan các câu hỏi để tiến hành nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia đang tham gia trên thị trường chứng khoán. Họ hiện đang làm quản lý tại các cơng ty cổ phần chứng khốn (phần lớn được thực hiện tại cơng ty cổ phần chứng khốn VNDIRECT), các chun viên quản lý quỹ đầu tư, các giảng viên tại một số trường đại học, cùng một số đối tượng khác. Và kết quả được tổng hợp và chọn lọc lại như sau:
Nhóm câu hỏi xoay quanh vấn đề mong muốn nhận cổ tức: Các chuyên gia cho
rằng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam mong muốn nhận cổ tức được thể hiện qua hành động khi có thơng tin về chi trả cổ tức, nhà đầu tư có xu hướng mua vào và nắm giữ cổ phiếu, điều này được thể hiện rõ qua giá cổ phiếu tăng lên khi có thơng tin về chi trả cổ tức. Trao đổi thêm, các nhà quản lý cho rằng khách hàng của
họ chọn thời điểm mua cổ phiếu khi có một số yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho quyết định mua cổ phiếu đó, và thơng tin về đợt chi trả cổ tức sắp tới là một trong những động lực để họ mua chúng. Việc mong muốn nhận cổ tức giúp các nhà đầu tư có thêm một khoản thu nhập ngoài thu nhập từ lãi vốn, điều này giúp họ gia tăng tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Còn đối với vấn đề khi trong thị trường giảm thì các nhà đầu tư ngắn hạn tạm thời nghỉ ngơi chờ khi thị trường phục hồi họ sẽ tham gia trở lại, nên vấn đề cổ tức không thật sự là động lực để họ nắm giữ cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư dài hạn gắn bó với cơng ty, các chun gia cho rằng họ tận dụng lúc thị trường giảm để gia tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ, bởi vì nhóm đối tượng này ngồi việc muốn kiếm chênh lệch từ lãi vốn thì cổ tức như một phần lợi tức cố định không thể thiếu đối với họ trong quá trình đầu tư.
Nhóm câu hỏi xoay quanh vấn đề các yếu tố tác động đến mong muốn cổ tức của nhà đầu tư: Đứng dưới góc độ nhà đầu tư nghĩ về doanh nghiệp, theo các chuyên gia
các yếu tố tác động đến mong muốn cổ tức của nhà đầu tư gồm có: Vấn đề của doanh nghiệp thơng qua các dự án đầu tư trong tương lai, gian lận trong sổ sách kế toán, rủi ro từ ban điều hành, tiết kiệm chi phí kiểm sốt…Đứng dưới góc nhìn của một nhà đầu tư thì theo họ có các yếu tố như: gia tăng tỷ suất sinh lợi, áp lực từ chi tiêu, tín hiệu về tình hình cơng ty, chi phí giao dịch, chính sách thuế đánh vào cổ tức, thời gian thanh toán cổ tức… ảnh hưởng đến mong muốn nhận cổ tức của nhà đầu tư, đứng dưới mỗi góc độ hồn cảnh khác nhau thì nhà đầu tư thể hiện sự thích thú đối với từng hình thức chi trả cổ tức khác nhau.
Nhóm câu hỏi xoay quanh vấn đề các yếu tố ngoại sinh tác động đến mong muốn cổ tức của nhà đầu tư: Các chuyên gia cũng đồng ý rằng trình độ học vấn, thu nhập, và
tuổi tác một phần nào đó có ảnh hưởng đến mong muốn nhận cổ tức. Về vấn đề học vấn các chuyên gia nêu ý kiến rằng: Tùy theo trình độ học vấn mà các nhà đầu tư có một đánh giá riêng về chính sách cổ tức khác nhau, thường thì những người có học vấn thấp hơn khơng có ý kiến trong các vấn đề liên quan đến chi phí giao dịch, chính sách
thuế, tình hình cơng ty, hay cả thời gian thanh tốn cịn đối với những người có học vấn cao thì họ có thể có những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực đối với các yếu tố trên. Về thu nhập và độ tuổi thì chính sách cổ tức theo đánh giá là có tác động mạnh mẽ đến mong muốn cổ tức của các NĐT, nhưng về phản ứng của họ có thể khác nhau. Theo các chuyên gia, có thể những người có thu nhập cao thì đối với các yếu tố như chính sách thuế, chi phí giao dịch ít tác động đến chính sách cổ tức hơn là những người có thu nhập thấp, hay là những người trẻ thường mong muốn một sự đột phá hơn là trông chờ vào cổ tức như những người cao tuổi hơn. Ngồi ra các chun gia cịn bổ sung thêm một yếu tố nữa là kinh nghiệm đầu tư trên thị trường, họ cho rằng những nhà đầu tư lâu năm có những kinh nghiệm để xem xét chính sách cổ tức với tình hình cơng ty hơn là những người mới tham gia thị trường. Có thể do từ khi thành lập đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua khá nhiều những thăng trầm, đúc kết lại thì chúng ta thấy những cổ đơng gắn bó với cơng ty có được tầm nhìn sắc bén lựa chọn những cổ phiếu tốt để đầu tư thì họ sẽ thành cơng hơn những nhà đầu tư lướt sóng trong thời gian vừa qua, vì vậy mà kinh nghiệm đầu tư sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến mong muốn nhận cổ tức của họ.
Nhóm câu hỏi xoay quanh vấn đề nguồn chi trả cổ tức và hình thức chi trả: Ở
nhóm câu hỏi này thì theo các chun gia nhận xét thì phần lớn các nguồn vốn dùng để chi trả cổ tức đều được các công ty chuẩn bị từ trước do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của các công ty hoặc là do thặng dư vốn cịn sót lại. Nhưng tác giả đã giới hạn lại là dòng tiền từ các nguồn này đã được lên kế hoạch để tái đầu tư hoặc đã sử dụng cho mục đích khác từ trước nên các chuyên gia đã xem xét trên việc phát hành thêm cổ phần để lấy tiền chi trả hoặc vay nợ để chi trả cổ tức (việc phát hành và vay nợ để chi trả cổ tức phải đáp ứng được yêu cầu của pháp luật ở thời điểm hiện tại). Việc mua lại cổ phiếu quỹ được đánh giá khá tích cực khi có thơng tin về việc mua cổ phiếu quỹ của công ty xuất hiện thì dịng tiền mới sẽ tham gia mua cổ phiếu này và hệ quả là đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh khi có thơng tin.
Nhóm câu hỏi xoay quanh vấn đề cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần:
Cổ phiếu ngành ngân hàng có mức chi trả trung bình so với các cổ phiếu ngành khác, nhưng đổi lại thì các cổ phiếu này duy trì mức tương đối ổn định, phần lớn các ngân hàng chi trả dưới hình thức cổ tức bằng cổ phiếu nhằm mục đích tăng vốn điều lệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Cổ phiếu ngành ngân hàng ít có sự biến động lớn về giá nên khá an toàn cho những người chấp nhận rủi ro thấp hơn, so với các kênh đầu tư khác như tiền gửi tiết kiệm thì đây là cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Sau khi nghiên cứu sơ bộ được thực hiện, người nghiên cứu tiến hành soạn thảo nội dung các câu hỏi khảo sát sao cho phù hợp với đề tài, mục tiêu nghiên cứu. (xem phụ lục 5)