Thực trạng chi trả cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của các nhà đầu tư qua việc chi trả cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 48 - 52)

tại Việt Nam trong thời gian qua (2008-2013)

2.2.1 Chi trả cổ tức bằng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần.

Dưới đây là mức cổ tức bằng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay.

Bảng 2.5: Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt của các NHTMCP niêm yết qua các năm 2008-2013. (đơn vị: %/mệnh giá) Mã CK Sàn GD 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ACB HNX 33.8 24 24 20 6.85 7 BID HOSE - - - - 22.69 8.5 CTG HOSE - - 13.47 - 16 20 EIB HOSE 12 12 13.5 15.3 13.5 4 MBB HOSE - - - 17 12 8 NVB HNX - - 7.52 - - - SHB HNX - 12.5 14.5 13 - 7.5 STB HOSE - - 15 - 6 8 VCB HOSE - 12 - - 12 12 bình quân chung cả ngành 22.9 15.13 12.57 8.16 9.89 8.33

Nguồn: Dữ liệu được cung cấp từ cơng ty cổ phần chứng khốn Vndirect.

Nhìn vào mức trả cổ tức bình quân bằng tiền mặt của ngành ngân hàng chúng ta thấy có vẻ như xu hướng này đang giảm dần qua các năm sau đó. Trong thời gian qua, tình hình kinh tế vĩ mơ có nhiều biến động, trong khi ngành hoạt động kinh doanh là lĩnh vực tài chính – tiền tệ nên đã chịu tác động trực tiếp từ những ảnh hưởng của nền

kinh tế, dẫn đến tình hình kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn và thanh tốn cổ tức cũng giảm đi.

Với tình hình kinh tế phát triển khá tốt trong những năm hậu gia nhập WTO, kèm theo đó là tình hình kinh doanh rất tốt của lĩnh vực ngân hàng, cho nên trong năm 2008 tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt bình quân tại các ngân hàng tương đối cao là 22.9%. Trong đó ngân hàng chi trả cổ tức tiền mặt cao nhất trong năm là ngân hàng ACB với mức chi trả đạt 33.8%. Thế nhưng tỷ lệ chi trả cổ tức cao khơng thể được duy trì trong những năm sau bởi vì khủng hoảng tài chính kinh tế tồn cầu diễn ra vào năm 2008 như một cơn bão quét qua và đã làm kiệt quệ gần như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, và ngành ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn, nên khi nhìn vào mức chi trả cổ tức trong năm 2009 cho ta thấy một sự sụt giảm đáng kể trong cổ tức tiền mặt. Và nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi vào khoảng giữa năm 2009 khi Chính phủ đã cố gắng vực dậy nền kinh tế bằng gói kích thích tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế. Thế nhưng trong các năm sau đó tình trạng nợ xấu trong các ngân hàng ngày càng gia tăng, điều này đã ảnh hưởng khơng ít đến khả năng mất vốn của ngân hàng dẫn đến tình hình kinh doanh gặp nhiều bế tắc.

Trong thời gian gần đây, Chính phủ đã tích cực cơ cấu lại ngân hàng, thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu thơng qua siết chặt quy trình cho vay, thành lập cơng ty mua bán nợ, đẩy nhanh quá trình mua bán nợ xấu… Những điều này góp phần làm giảm nợ xấu, và lành mạnh hơn trong lĩnh vực ngân hàng. Hy vọng tới đây, những nhà đầu tư sẽ đón nhận những tin vui khi nhận được nhiều hơn khoản cổ tức tiền mặt. Qua lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt trên, chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa lĩnh vực ngân hàng với nền kinh tế, giữa khoản cổ tức với các biến động mà nó xảy ra.

Có một điều mà chúng ta có thể thấy qua đó là việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt tại các ngân hàng diễn ra không liên tục ở hầu hết các ngân hàng, điều này có thể sẽ để lại thiện cảm không tốt đối với các nhà đầu tư trên thị trường.

2.2.2 Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Như đã nói ở trên, chúng ta thấy một mối quan hệ mật thiết giữa việc chi trả cổ tức tiền mặt với các biến động của nền kinh tế. Và nhìn vào kết quả chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở bảng 2.6 phần nào đó cũng cho chúng ta thấy được tình hình khó khăn của ngành ngân hàng nói riêng trong thời gian qua.

Bảng 2.6: Tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng của các NHTMCP niêm yết qua các năm 2008-2013. (đơn vị: %/mệnh giá).

Mã CK Sàn GD 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ACB HNX 36.64 - - - - - BID HOSE - - - - 4.53 - CTG HOSE - 6.83 - 20 9.6 - EIB HOSE 70.55 22 20 17 - - MBB HOSE - - - - - 3 NVB HNX - - - - - - SHB HNX - - - - - - STB HOSE 15 - 35 14 - - VCB HOSE - - 12 - - - bình quân chung cả ngành 40.73 7.2 13.4 10.2 2.35 0.43

Nguồn: Dữ liệu được cung cấp từ cơng ty cổ phần chứng khốn Vndirect.

Khi chúng ta nhìn đến mức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu thì xu hướng này cũng giảm dần giống như mức chi cổ tức bằng tiền mặt. Trong giai đoạn 2011 đến nay, trước tình hình biến động lớn của nền kinh tế vĩ mơ đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nợ xấu, tỷ giá, kinh doanh vàng và ngoại tệ,… Những điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại, và đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chi trả cổ tức của các ngân hàng trong giai đoạn vừa qua. Trong giai đoạn đầu, chúng ta có thể thấy ngân hàng chi

trả cổ tức bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu đều đặn nhất là cổ phiếu EIB, nhưng trong những năm gần đây thì ngân hàng này lại khơng tiếp tục chi trả nữa.

Và tác giả cũng có nhận xét tương tự như trong chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt, đó là các ngân hàng đã không thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu một cách thường xun, dẫn đến một hình ảnh khơng tốt trong chính sách cổ tức đối với các nhà đầu tư.

2.2.3 So sánh với các doanh nghiệp thuộc ngành khác.

So sánh một cách đơn giản tỷ lệ chi trả giữa các ngân hàng niêm yết và với các ngành khác để ta có thể thấy thực trạng chi trả cổ tức của các ngành đang niêm yết trên hai sàn giao dịch là HOSE và HNX. Từ số liệu ở phụ lục 2 ta thấy rằng, mức chi trả bằng tiền mặt và cổ phiếu của ngành ngân hàng đều thấp hơn so với mức bình quân của tất cả các ngành. Mức cổ tức bằng tiền mặt bình quân của thị trường qua các năm là 17.08% trong khi mức bình quân cổ tức tiền mặt qua các năm của ngành ngân hàng là 12.83%. Tương tự như cổ tức tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu tại các ngân hàng so với mức bình quân chung của thị trường cũng thấp hơn đáng kể (mức bình quân của ngân hàng là 12.38% so với 24.07% của tồn thị trường). Nhìn vào các kết quả này chúng ta thấy có một sự chênh lệch khá lớn trong việc chi trả cổ tức của ngành ngân hàng và mức chi trả cổ tức bình quân của thị trường. Điều này thật đáng báo động cho các nhà quản trị, những người điều hành trong lĩnh vực ngân hàng để họ đưa ra chiến lược cải thiện hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.

Xem xét các ngành khác chi trả cổ tức, ta thấy ngành có mức chi trả cổ tức tiền mặt hấp dẫn nhất trong thời gian qua là ngành vui chơi giải trí với mức cổ tức bình qn là 43.14% (hơn gấp 3 lần so với ngành ngân hàng), xếp sau đó là ngành sản phẩm gia dụng không lâu bền (33.45%), thiết bị điện tử (29.4%),… Trong khi đó, chi trả cổ tức tiền mặt thấp nhất là ngành “công nghiệp khác” và ngành “xe tải và phương tiện vận chuyển kinh doanh” chỉ từ 7% - 8%.

Đối với cổ tức bằng cổ phiếu thì ngành có mức chi trả hấp dẫn nhất là ngành sản phẩm gia dụng không lâu bền với mức chi trả gần 75% (gấp hơn 6 lần so với ngành ngân hàng) (xem thêm ở phụ lục 3), tiếp theo đó là ngành khai khống và ơ tơ ở mức 38-40%... Tuy nhiên, cũng cịn một số ngành có mức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thấp hơn nhiều so với ngành ngân hàng như là: dịch vụ và thiết bị dầu khí, hoạt động xuất bản, điện, thiết bị văn phòng… với mức chi trả chỉ dao động từ 5% - 7%. Nhưng ta thấy đa phần ở các ngành đều có mức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở mức rất cao, đó là do các doanh nghiệp ở Việt Nam mới được thành lập trung bình khoảng 10 năm trở lại đây, cho nên động lực để phát triển tiếp tục là rất lớn, vì vậy các doanh nghiệp này mong muốn huy động thêm vốn từ các tổ chức, cá nhân cả trong lẫn ngoài nước để góp phần mở rộng quy mơ, tăng thị phần và tạo chỗ đứng vững chắc trong ngành.

Tóm lại, với mức chi trả cổ tức hiện nay của ngành ngân hàng là 9%/ năm (cả cổ tức tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu) so với mức giá giao dịch bình quân của ngành khoảng 14.000 đồng/cổ phiếu, thì tỷ suất sinh lợi thực tế chỉ đạt 6.43%. Mức tỷ suất này mới chỉ tương đương với lãi suất tiết kiệm một năm, điều này cho thấy về vấn đề cổ tức thì cổ phiếu ngân hàng chưa thật sự đủ sức để thu hút các nhà đầu tư tìm đến so với các kênh đầu tư khác hay so với các ngành khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của các nhà đầu tư qua việc chi trả cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)