Tác động của các nhân tố đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại abbank chi nhánh đồng nai (Trang 25 - 29)

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tính dụng có thể rất nhiều, một số nhân tố nổi bật, số khác chưa được phát hiện, có những nhân tố ảnh hưởng ít, trong một số trường hợp nhân tố này là trọng tâm nhưng trường hợp khác nó lại là thứ yếu; tuy nhiên trong giới hạn của bài nghiên cứu và sau khi tham khảo các bài nghiên cứu trước

đây, luận văn chỉ đưa ra một số nhân tố thường gặp nhất khi xem xét ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

1.4.1 Giới tính

Giới tính được hiểu là giới tính của cá nhân vay, của người điều hành công ty hoặc chủ doanh nghiệp. Tính cách của giới tính, đặc điểm sinh lý, nhìn nhận xã hội về giới tính có những ảnh hưởng nhất định đến cơng tác điều hành kinh doanh, có sự khác biệt giữa 2 giới tính trong vấn đề dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng hay không; rủi ro nhiều ở nam hay nữ là chủ yếu, hoặc yếu tố này không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng khơng đáng kể.

1.4.2 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của cá nhân vay, của người điều hành công ty hoặc người chủ doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay thì trình độ của người điều hành cũng khá đa dạng có người trình độ rất cao nhưng cũng có người trình độ rất thấp, có người trình độ lớp 3-4 nhưng rất thành cơng, làm ăn rất bài bản, do đó khi nhìn tổng quan khó xác định được ở những người trình độ nào rủi ro cao hơn. Trình độ học vấn cao thì kiến thức nhiều có thể vận dụng kiến thức vào thực tế, làm việc có trình tự, nhanh chóng nắm bắt và áp dụng công nghệ khoa học trong hoạt động; việc quyết định kinh doanh thường cân nhắc kỹ, tuy nhiên đôi lúc lại quá tự tin và thiếu học hỏi. Đối với những người có trình độ thấp họ sáng tạo và khơng rập khn theo một quy chuẩn nào, chịu khó học hỏi đây cũng là điểm mạnh của đối tượng này; tuy nhiên đôi lúc quá táo bạo và đột phá thì có thể là rủi ro, nhưng nếu thành cơng thì thành cơng rất lớn.

Thơng thường trình độ học vấn càng cao thì khả năng nhận biết vấn đề và xử lý tốt hơn khi có vấn đề xảy ra. Ngồi ra, khi khách hàng có trình độ học vấn cao, khách hàng có thể vận dụng nhiều kiến thức trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ cho việc kinh doanh. Khi đó giảm thiểu được rủi ro cho khách hàng và cho ngân hàng.

1.4.3 Kinh nghiệm của khách hàng đi vay

Kinh nghiệm của khách hàng đi vay là “số năm người vay làm việc trong ngành nghề vay vốn tính đến thời điểm vay”. Khách hàng có kinh nghiệm càng nhiều thì

thường dựa vào kinh nghiệm, dựa vào các mối quan hệ có sẵn do đó hoạt động kinh doanh sẽ ổn định hơn, khách hàng có thể dự đốn được tình hình thị trường của ngành nghề đó, từ đó có những tính tốn cho hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, khi đã kinh doanh lâu năm trong ngành, khách hàng sẽ có lượng đối tác ổn định và uy tín khách hàng đã có, thuận lợi trong hoạt động tín dụng thương mại. Tuy nhiên đôi lúc ngại đổi mới và ít chịu thay đổi. Ngược lại, những người mới vào nghề thì rút ra được nhiều bài học từ người đi trước, trong hoạt động có nhiều cải tiến hơn, tham khảo nhiều mơ hình hoạt động và xây dựng một mơ hình hồn thiện hơn theo ý của họ, tuy nhiên mới vào nghề cũng có những khó khăn chưa lường trước và khó khăn bước đầu.

1.4.4 Khả năng tài chính của khách hàng vay

Khả năng tài chính của khách hàng vay được hiểu là “vốn tự có tham gia vào phương án, dự án/ tổng nhu cầu vốn của phương án, dự án”. Khi nguồn vốn tự có tham gia vào phương án, dự án cao sẽ làm cho khách hàng cẩn thận hơn trong việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh, ngồi ra khi có rủi ro xảy ra, khách hàng vẫn có thể trụ vững và xử lý được nhờ nguồn vốn này. Đây cũng là một yếu tố được nhiều ngân hàng khi xem xét cho vay. Nếu nguồn vốn tự có quá thấp hoặc quá cao đều khơng tốt, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên về mặt rủi ro, thơng thường nhân tố này được dự đốn sẽ tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng, nhưng cũng chưa hẳn là vốn tự có thấp rủi ro hơn tín dụng cao hơn, qua xem xét một số dự án/phương án đôi lúc áp lực vốn vay cao cũng là yếu tố thành công.

1.4.5 Tài sản đảm bảo

Nhân tố tài sản đảm bảo được lượng hóa bằng “giá trị số tiền vay/tổng giá trị tài sản bảo đảm”. Tỷ lệ tài sản đảm bảo cũng là một trong những yếu tố trong xem xét cho vay, dự phịng trong trường hợp xấu nhất thì có thể xử lý để thu nợ. Khi giá trị tài sản cao, món vay chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá trị tài sản thì khách hàng có tâm lý sợ mất tài sản do đó nếu hoạt động kinh doanh có rủi ro, khách hàng sẽ khơng để ngân hàng phải tiến hành nhắc nhở thu hồi nợ. Tuy nhiên xem xét trong khía cạnh rủi ro tín dụng thì nhân tố này chưa có mức độ ảnh hưởng rõ ràng.

1.4.6 Sử dụng vốn vay

Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng vay vốn, nhân viên của ngân hàng đã thẩm định dược trên phương án, dự án khách hàng trình bày và tính tốn phương án, dự án này hiệu quả sẽ tiến hành các thủ tục cấp tín dụng. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích thì có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng vì khách hàng khơng có thiện chí thực hiện đúng cam kết với ngân hàng và khách hàng có thể sử dụng vốn vay vào mục đích cá nhân khác khơng sinh lợi nhuận.

1.4.7 Kinh nghiệm của nhân viên quan hệ khách hàng

Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng là “số năm làm cơng tác tín dụng” của nhân viên quan hệ khách hàng. Kinh nghiệm trong cơng tác thẩm định tín dụng hiện nay vẫn được đánh giá rất cao, vì cho rằng họ là người có kinh nghiệm nhìn nhận khách hàng, đánh giá khách hàng, đánh giá phương án, dự án kinh doanh, nhận biết được rủi ro tốt hơn, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng cho họ có linh cảm tốt hơn trong rủi ro. Nhưng thời gian qua đi thì điều đó lại có thể là một rủi ro, nhân viên có thể lạm dụng kinh nghiệm để lách quy định, hoặc tự tin vào kinh nghiệm mà dẫn đến chủ quan.

1.4.8 Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh tức là việc khách hàng kinh doanh theo nhiều ngành nghề, việc đa dạng hoạt động kinh doanh giúp khách hàng xoay chuyển tình thế tốt hơn, linh hoạt điều tiết các ngành kinh doanh khơng tốt do đó có thể giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên đôi lúc đa dạng trong hoạt động kinh doanh mà thiếu tính chuyên sâu, chưa giám sát chặt chẽ, đa dạng quá mức vượt tầm kiểm soát cũng là rủi ro cho doanh nghiệp và dẫn đến rủi ro tín dụng.

1.4.9 Kiểm tra, giám sát khoản vay

Nhân tố này được đo lường bằng “tổng số lần kiểm tra của cán bộ tín dụng trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu”. Việc kiểm tra giám sát sau cho vay được thực hiện bằng nhiều biện pháp như: kiểm tra có biên bản làm việc, kiểm tra thơng qua mối quan hệ, dị hỏi nội bộ cơng ty, thơng qua đối tác … Nếu việc kiểm tra tốt

giúp cho Ngân hàng phát hiện rủi ro, có những biện pháp kịp thời để giảm thiểu rủi ro như hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng, thu hồi nợ trước hạn….; tuy nhiên đôi lúc khi phát hiện rủi ro và ngân hàng giám sát quá chặt chẽ làm mất cơ hội của khách hàng, khách hàng khó đột phá trong kinh doanh, điều đó có thể làm rủi ro tăng thêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại abbank chi nhánh đồng nai (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)