Khả năng tài chính đối với khách hàng có nợ từ nhóm 2 trở lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại abbank chi nhánh đồng nai (Trang 43 - 49)

Nhóm I II III Tỷ lệ vốn tự có < 30% 30% - 40% >40% Khách hàng CN 11 9 9 Khách hàng DN 4 1 0 Tổng cộng 15 10 9 (N )

Theo số liệu trên thì khách hàng có tỷ lệ vốn tự có thấp rủi ro nhiều hơn so với khách hàng có vốn tự có cao, khách hàng có vốn tự có nhỏ hơn 30% chiếm 44% khách hàng có rủi ro tín dụng, trong khi khách hàng vốn tự có trên 40% chỉ có 26%. Đồng thời, khách hàng doanh nghiệp có tỷ lệ vốn tự có thấp hơn khách hàng cá

nhân. Với số lượng là 34 hồ sơ cho thấy rằng nếu vốn tự có cao thì rủi ro tín dụng sẽ thấp và ngược lại. Do đó đây cũng là một nhân tố cần xem xét về mức độ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

2.3.5 Tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng

Hiện nay mỗi Ngân hàng đều có xếp hạng tín dụng nội bộ, từ đó đưa ra tiêu chí cho vay với từng khách hàng, trong đó có tiêu chí về tài sản đảm bảo, theo quy định của ABBANK, các khách hàng được xếp loại A trở lên theo hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ của ABBANK sẽ được tỷ lệ vay tối đa đến 100% giá trị tài sản đảm bảo hoặc cho vay khơng có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro, thực tế ABBANK chi nhánh Đồng Nai thường chỉ cho vay ở mức 70-85% giá trị tài sản đảm bảo. Căn cứ vào tình hình thực tế của chi nhánh, tỷ lệ số tiền vay/tổng trị giá tài sản đảm bảo được chia thành 3 nhóm. Nhóm I là các món vay có tỷ lệ dưới 70%, nhóm II từ 70% đến 80% và nhóm III từ trên 80% trở lên. Trong đó các khách hàng vay khơng có tài sản đảm bảo được tính tỷ lệ là 100%. Theo số liệu thống kê được trong 34 khách hàng có nợ rủi ro thì có 9 khách hàng thuộc nhóm I, 17 khách hàng thuộc nhóm II và 8 khách hàng thuộc nhóm III.

Tỷ lệ nợ xấu phân bố ở các tỷ lệ cho vay trên tỷ lệ tài sản bảo đảm, nhóm khách hàng có tỷ lệ cho vay/tài sản bảo đảm ở mức từ 70-80% lại chiếm 50%, do đó cũng chưa thấy rõ được là việc cho vay trên tài sản bảo đảm cao hay thấp là rủi ro hơn. Trong khi đó ở nhóm có tài sản cao và khơng có tài sản hoặc tài sản ít thì tỷ lệ có khách hàng rủi ro lại tương đương.

2.3.6 Sử dụng vốn vay và rủi ro tín dụng

Việc cho vay đúng mục đích được xem là một nguyên tắc cơ bản và quy định trong hoạt động cho vay, tuy nhiên việc cho vay sử dụng sai mục đích là thường xuyên xảy ra tại các ngân hàng nhất là đối với khoản vay cá nhân. Trong các khách hàng có rủi ro tín dụng tại ABBANK chi nhánh Đồng Nai, có 15 khách hàng (chiếm 44%) sử dụng vốn khơng đúng mục đích. Thực tế đây là những khách hàng vay sử dụng vốn để làm các việc khơng đúng với mục đích thẩm định vay ban đầu như: có thể khách hàng làm việc khác, đầu tư vào các phương án rủi ro hơn, tất tốn món

vay bên ngân hàng khác hoặc vay vốn giùm người thân ….

Phần lớn khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích đa số là khách hàng cá nhân. Nguyên nhân là do các khách hàng cá nhân khi giao dịch mua bán chủ yếu sử dụng hóa đơn bán lẻ, giấy tay … nên việc sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích rất dễ xảy ra. Ngoài ra, khách hàng cá nhân đa số dùng tiền mặt, không sử dụng tài khoản ngân hàng nên việc kiểm chứng mục đích sử dụng vốn của khách hàng chỉ được thực hiện sau giải ngân. Nhưng hiện nay cũng có một vài hồ sơ sử dụng vốn sai mục đích nhưng cũng khơng phát sinh nợ rủi ro do tiềm lực tài chính của khách hàng mạnh. Tuy nhiên với kết quả trên thì yếu tố sử dụng vốn sai mục đích là yếu tố ảnh hưởng nhiều dẫn đến rủi ro tín dụng.

2.3.7 Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và rủi ro tín dụng

Chi nhánh có nguồn nhân lực chất lượng, ban lãnh đạo từ cấp trưởng phịng trở lên có kinh nghiệm từ 7 năm trở lên, có thời gian công tác trên 04 năm tại các ngân hàng lớn; riêng giám đốc Chi nhánh có kinh nghiệm 18 năm làm giám đốc tại ngân hàng lớn. Do đó có thể nói cán bộ khung nhìn chung là đáp ứng được các u cơng việc. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có kiến thức căn bản tốt nhưng kinh nghiệm cịn ít. Tính đến 31/12/2013, Phòng Quan hệ khách hàng tại ABBANK chi nhánh Đồng Nai và 03 Phịng giao dịch có 14 nhân viên, với thâm niên cao nhất là 05 năm và thấp nhất 07 tháng

Trong 34 khách hàng có rủi ro tín dụng, thâm niên của các quan hệ khách hàng cũng có sự biến đổi và được thống kê trong biểu đồ sau:

Hình 2.3: Khách hàng nợ rủi ro theo kinh nghiệm của Quan hệ khách hàng )

Theo biểu đồ trên, Quan hệ khách hàng có thâm niên 1 – 2 năm có lượng khách hàng có rủi ro tín dụng cao hơn thâm niêm 3 và 4 năm. Ngoài ra, lượng khách hàng có rủi ro tín dụng cũng giảm dần khi năm kinh nghiệm tăng dần.

Tại ABBANK chi nhánh Đồng Nai, thâm niên của nhân viên quan hệ khách hàng cịn ít (từ gần 1 đến 5 năm). Tuy nhiên, so với các ngân hàng lớn thì thương hiệu ABBANK chưa lớn mạnh, do đó hồ sơ nhận được đa số phức tạp hơn các hồ sơ tại ngân hàng lớn khác. Từ đó nhân viên quan hệ khách hàng được cọ sát nhiều hơn và nhìn nhận tốt hơn hồ sơ vay.

2.3.8 Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và rủi ro tín dụng

Trong 34 khách hàng có rủi ro thì chỉ có 4 khách hàng kinh doanh từ 02 ngành nghề trở lên, còn lại 30 khách hàng chỉ kinh doanh 01 ngành nghề. Điều này chứng tỏ các khách hàng nợ nhóm 2 -5 của ABBANK trên địa bàn Đồng Nai không đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Đây là tỷ lệ khá lớn cho nên có thể khẳng định bước đầu là việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với ABBANK trên địa bàn.

2.3.9 Kiểm tra, giám sát khoản vay và rủi ro tín dụng

Hiện nay tình hình thực hiện việc kiểm tra sau vay tại chi nhánh Đồng Nai chưa được chú trọng đúng mức, cụ thể trong 34 khách hàng có 19 khách hàng chưa kiểm tra thực tế sau vay cho đến khi phát sinh nợ nhóm 2 (chiếm 56%) mới tiến hành kiểm tra, 13 khách hàng được kiểm tra từ 1 – 3 lần và 2 khách hàng kiểm tra từ 4 lần trở lên (số lần kiểm tra tính tới lúc phát sinh nợ nhóm 2).

Hình 2.4:Số khách hàng rủi ro theo số lần kiểm tra

)

Trước đây khi chi nhánh còn mới, dư nợ cịn thấp nên cho vay khơng phân biệt địa bàn và vị trí. Có những khoản vay xa, mỗi lần đi kiểm tra khách hàng sẽ tốn chi phí. Ngồi ra, có những khoản vay mới giải ngân được một thời gian ngắn khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn và lên nhóm, nhân viên quan hệ khách hàng chưa kịp đi kiểm tra do theo quy định của ABBANK, khoản vay ngắn hạn kiểm tra 03 tháng/ lần và trung dài hạn là 06 tháng/ lần. Cũng không thể thiếu nguyên nhân do nhân viên chủ quan không thực hiện đúng quy định. Tât cả những điều trên đã dẫn đến thực trạng kiểm tra khoản vay cịn ít tại chi nhánh.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chương II trước hết mơ tả tình hình hoạt động chung của chi nhánh

, sau đó làm rõ về thực trạng rủi ro tín dụng tại ABBANK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, những rủi ro chi nhánh đã có biện pháp quản trị và những rủi ro cịn tiềm ẩn dựa theo ngun nhân hình thành nên các rủi ro đó thể hiện thông qua các thông số dư nợ cho vay, doanh số cho vay, nợ quá hạn, nợ xấu. Trong đó, phân tích thêm mối liên hệ giữa các nhân tố đến rủi ro tín dụng. Những nhận định rút ra từ chương II là một trong những tiền đề quan trọng nhằm đưa ra những kiến nghị ở chương tiếp theo giúp ngân hàng cải thiện công tác quản trị rủi ro. Có những yếu tố ảnh hưởng rất rõ đến rủi ro tín dụng nhưng cũng có những yếu tố chưa rõ ràng. Có thể do đánh giá thực trạng tại một đơn vị nên có thể có những đặc trưng riêng hoặc mang tính rủi ro vùng miền

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI

RO TÍN DỤNG TẠI ABBANK ĐỒNG NAI

3.1 Nguồn dữ liệu và phƣơng pháp tiến hành kiểm định 3.1.1 Nguồn dữ liệu

3.1.1.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu

Số liệu được sử dụng được thu thập từ 599 hồ sơ vay của các khách hàng tại ABBANK Đồng Nai (gồm 01 chi nhánh và 03 phòng giao dịch). Khách hàng được lấy số liệu từ thời điểm năm 2007 đến 31/12/2013 và còn dư nợ đến 31/12/2013. các khách hàng tại chi nhánh khơng có khách hàng nào ân hạn tồn bộ gốc và lãi, nên các khoản vay trên đều đã phát sinh kỳ hạn nợ phải thanh tốn, như vậy có thể đánh giá chất lượng khoản vay một cách tương đối chính xác.

Số lượng khách hàng trên bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp, trong đó có 97 khách hàng doanh nghiệp và 502 khách hàng cá nhân. Đối với khách hàng doanh nghiệp, do số lượng ít nên tồn bộ số khách hàng này được sử dụng làm mẫu điều tra. Đối với khách hàng cá nhân, cách thức chọn mẫu là sắp xếp 502 khách hàng này theo thứ tự tên khách hàng và chọn mẫu hệ thống với bước nhảy là 5. Sau khi chọn được mẫu sẽ tiến hành khảo sát hồ sơ tín dụng để thu thập thơng tin cần thiết. (Chi tiết danh sách mẫu được trình bày ở phụ lục 1)

3.1.1.2 Diễn dãi các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình

Các biến độc lập sử dụng trong mơ hình được trình bày theo bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại abbank chi nhánh đồng nai (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)