Thực trạng cho vay tại ABBANK chi nhánh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại abbank chi nhánh đồng nai (Trang 34 - 38)

2.2.1 Sơ lƣợc về khách hàng vay tại Chi nhánh

Chi nhánh Đồng Nai đi được thành lập đầu năm 2010, đi lên từ một phòng giao dịch với mức dư nợ 160 tỷ đồng, lợi nhuận -2,6 tỷ đồng, số khách hàng quan hệ tín dụng gần 50, trong đó dư nợ của 02 khách hàng doanh nghiệp chiếm hơn 87,5% tổng dư nợ. Với những nỗ lực của Ban giám đốc và tồn thể cán bộ cơng nhân viên sau 03 năm hoạt động thì dư nợ cuối năm 2012 đạt 604 tỷ đồng (tăng 250% so với lúc mới thành lập) và đến 31/12/2013 với dư nợ là 775 tỷ đồng, số khách hàng có quan hệ tín dụng trên 598 (tăng 1.000% so với năm 2009).

Các khách hàng vay tại chi nhánh như sau:

Bảng 2.1: Số lượng khách hàng vay tại ABBANK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Khách hàng 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Số lượng KHDN 45 79 113 Số lượng KHCN 259 320 485

Tổng cộng 304 399 598

(Nguồn: báo cáo kinh doanh 2013)

Dư nợ hiện tại được phân tán trên 598 khách hàng, khách hàng cá nhân chiếm 81% trên tổng số khách hàng. Số lượng khách hàng tập trung ở Chi nhánh chiếm hơn 65%, phần còn lại phân bổ điều ở các phòng giao dịch. Trong lĩnh vực cho vay các phòng giao dịch đi theo hướng riêng về phát triển khách hàng, như phòng giao dịch Chợ Biên Hòa tập trung cho vay mua xe ô tô, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng giao dịch Hố Nai tập

trung vào ngành gỗ truyền thống của khu vực, Phòng giao dịch Long Thành phát triển trên lĩnh vực các khách hàng của Điện lực và cho vay hộ nông dân.

2.2.2 Dƣ nợ cho vay

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay qua các năm

CHỈ TIÊU 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Cho vay 509,210 648,204 775,000

Doanh nghiệp 413,725 487,424 570,000

- Dư nợ ngắn hạn 270,156 300,425 350,000

- Dư nợ trung dài hạn 143,569 186,999 220,000

Cá nhân 95,485 160,780 205,000

- Dư nợ ngắn hạn 28,120 43,541 71,000

- Dư nợ trung dài hạn 67,365 117,239 134,000

(Nguồn: báo cáo kế hoach kinh doanh 2013)

Nhìn chung dư nợ tăng dần qua các năm, dư nợ năm sau cao hơn năm trước, dư nợ doanh nghiệp chiếm 75% tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn chiếm 53% tổng dư nợ. Đối với dư nợ doanh nghiệp thì dư nợ ngắn hạn chiếm 61%/tổng dư nợ doanh nghiệp, tuy nhiên đối với cá nhân tỷ lệ này rất thấp chỉ 27%. Chi nhánh nằm trong khu trọng điểm kinh tế Phía Nam nên phát triển chủ yếu dựa trên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và các ngành công nghiệp phụ trợ;

Tỷ trọng dư nợ cá nhân trên tổng dư nợ đang dần được cải thiên qua các năm, từ 19% năm 2011, 25% năm 2012 và dự kiến 27% năm 2013, tuy nhiên vẫn đang chiếm một tỷ lệ không lớn so với du nợ doanh nghiệp. Chi nhánh đang phấn đấu đưa tỷ lệ dư nợ cá nhân chiếm 40%/tổng dư nợ, tuy nhiên do đặc thù của tỉnh Đồng Nai là một tỉnh cơng nghiệp do đó khó đạt được chỉ tiêu này.

Hiện nay dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ABBANK Đồng Nai có sự tập trung vào một số doanh nghiệp lớn, hiện có 3 doanh nghiệp chiếm 40% dư nợ doanh nghiệp. Điều này cũng dẫn đến một rủi ro nhất định cho chi nhánh khi khách hàng gặp khó khăn.

2.2.3 Tình hình nợ xấu

Theo báo cáo kinh doanh 2013, tình hình nợ xấu tại chi nhánh như sau:

Bảng 2.3: Tình hình nợ xấu qua các năm

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Nợ xấu N3-5 (NPL) (trđ) 7,434 9,852 18,250 Tỷ lệ nợ xấu (NPL ratios) 1.46% 1.52% 2.49%

(Nguồn: Báo cáo nợ xấu hàng tháng của Chi nhánh)

Tình hình kinh tế từ năm 2010 đến nay gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thu lỗ hệ lụy kéo theo là những doanh nghiệp trong cùng ngành nghề cũng ảnh hượng, công nợ tồn đọng, hàng tồn kho khơng bán được điều đó làm cho tình hình nợ xấu tại các ngân hàng ngày càng dày lên. Chi nhánh cũng khơng nằm ngồi quy luật đó, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần, Các khách hàng cũ phát sinh nợ xấu chưa được xử lý xong thì khách hàng khác phát sinh, làm tình trạng nợ xấu ngày càng trầm trọng hơn. Ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp để xử lý như khuyến khích khách hàng bán tài sản, khởi kiện sau đó đưa qua cơ quan thi hành án để xử lý nhưng do tài sản chủ yếu là bất động sản, trong khi đó thị trường bất động sản đóng băng do đó việc bán tài sản là rất khó làm cho việc xử lý nợ xấu càng trở nên khó khăn. Tuy hiện nay vẫn đảm bảo tỷ lệ cho phép (< 3%) nhưng tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh đang có dấu hiệu tiếp tục tăng, đây là vấn đề được quan tâm và chú ý đặc biệt, đưa ra nhiều biện pháp kiểm sốt nhưng cũng cịn nhiều vấn đề phải giải quyết trong thời gian sắp tới.

Ngồi ra, để có cách nhìn chi tiết hơn về thực trạng nợ có rủi ro tín dụng tại ABBANK Đồng Nai, ta xem xét bảng thống kê sau:

Bảng 2.4: Số lượng khách hàng ở các nhóm nợ từ 2-5

Khách hàng Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V

Khách hàng cá nhân 7 4 2 16 Khách hàng doanh nghiệp 1 0 1 3

Nhìn vào bảng thống kê thực tế tại ABBANK chi nhánh Đồng Nai, ta có thể thấy nợ nhóm 2 -5 trên địa bàn tập trung nhiều vào khách hàng cá nhân. Đây là đối tượng khách hàng có tình hình tài chính chưa rõ ràng so với doanh nghiệp. Kinh doanh giao dịch mua bán thông qua giấy tay, sổ ghi chép, khơng có hóa đơn, không đối chiếu công nợ… nên việc thẩm định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhân viên quan hệ khách hàng. Đây là một vấn đề cần phải quan tâm để cải thiện rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

2.2.4 Lợi nhuận từ lãi vay qua các năm

Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt nhưng xét về bản chất thì ngân hàng đơn giản cũng là một doanh nghiệp, hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Và cách xác định lợi nhuận của nó cũng giống như các loại hình kinh doanh khác. Lợi nhuận của ngân hàng được xác định bằng cách lấy doanh thu của toàn bộ hoạt động trừ đi các chi phí phát sinh trong năm đó. Dưới đây là bảng giá trị và biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm 2012 và 2013.

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 và 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013

Thu nhập thuần từ lãi (Net income from interest) 30,273 39,152

Thu nhập thuần dịch vụ ( Net income from services) (3,659) 1,431

Thu nhập ngoại hối (Net gain from foreign exchange) 695 760

Thu nhập thuần đầu tư (Net income from investment) - -

Thu nhập khác (Other) 1,674 4,250

Tổng thu nhập (Total income) 28,982 45,593

Chi phí hoạt động (Operating cost) 14,975 23,871

Lợi nhuận hoạt động (Operating profit) 14,007 21,722

Chi phí DPRRTD (Cost of provision) 1,576 391

Lợi nhuận trƣớc thuế (EBT) 12,431 21,331

(Nguồn: báo cáo kinh doanh 2013)

tăng qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình hoạt động của chi nhánh ngày càng tốt lên, tăng uy tín với cả khách hàng và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Trong đó, tăng chủ yếu là thu nhập từ tín dụng năm 2013 tăng 3% so với năm 2012.

Điều này đã tạo điều kiện cho ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các thành phần kinh tế, mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp. Ngồi ra, cơ cấu lợi nhuận theo sản phẩm cũng có sự khác biệt và cho thấy lợi nhuận chủ yếu thuộc về các sản phẩm tín dụng

Hình 2.1: Cơ cấu lợi nhuận theo sản phẩm

(Nguồn: báo cáo kinh doanh 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại abbank chi nhánh đồng nai (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)