Khách hàng Phổ thông Trung cấp và cao đẳng Đại học và trên đại học Khách hàng CN 12 7 10 Khách hàng DN 5 0 0 Tổng cộng 17 7 10 )
Các khách hàng có hồ sơ nợ nhóm 2 -5 tại ABBANK Đồng Nai cũng được phân bố nhiều ở nhóm khách hàng có trình độ phổ thơng chiếm (50%), đối với trình độ trung cấp với cao đẳng thì chiếm 20%, trình độ đại học trở lên chiếm 30%. Như vậy cũng nhận thấy nợ xấu tập trung ở trình độ phổ thơng cao hơn so với khách hàng ở các trình độ khác. Giữa trinh độ trung cấp và cao đẳng với trình độ đại học và trên đại học chưa thể hiện mức độ ảnh hưởng rõ ràng.
2.3.3 Kinh nghiệm của khách hàng đi vay và rủi ro tín dụng
Trong 34 khách hàng đang có nợ từ nhóm 2- nhóm 5 thì có 18 khách hàng có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm, 12 khách hàng từ 4 – 7 năm và 4 khách hàng có kinh nghiệm từ 8 năm trở lên. Việc xác định kinh nghiệm của khách hàng đi vay cũng thực khó chính xác vì có những khách hàng đã kinh doanh ngành nghề vay vốn trước khi thành lập doanh nghiệp, có những khách hàng kinh doanh nhiều ngành nghề nhưng ngành nghề chính thì mới bắt đầu, có khách hàng có kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh rất lâu nhưng đóng vai trị là người làm cơng ăn lương sau đó mới tự làm riêng. Do đó, đối với doanh nghiệp bài nghiên cứu sẽ căn cứ vào giấy phép thành lập công ty, đối với khách hàng cá nhân lấy số năm hoạt động trong ngành nghề hoạt động để xem xét vấn đề này.
Như vậy trong các khách hàng trên đa số là có kinh nghiệm trong ngành nghề vay vốn hoặc ngành nghề đem lại thu nhập chính. Tuy nhiên, có tới 18 khách hàng nợ rủi ro với kinh nghiệm từ 1-3 năm chiếm tỷ lệ 53% trên tổng khách hàng có nợ từ
nhóm 2 – 5 tại ABBANK Đồng Nai, như vậy có thể thấy năm kinh nghiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng nhiều đến rủi ro tín dụng của Chi nhánh, đây là mức khá lớn do đó cần được xem xét.
2.3.4 Khả năng tài chính của khách hàng đi vay và rủi ro tín dụng
ABBANK hiện chưa có quy định rõ ràng về vốn tự có tham gia vào phương án, dự án/ tổng nhu cầu vốn của phương án, dự án. Hiện nay đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ngân hàng thường đưa ra mức tài trợ tối đa là 70% dự án, trong khi đó đối với vốn lưu động thì có thể linh động cho vay tới 100% nhu cầu vốn; tuy nhiên đối với khách hàng cá nhân tỷ lệ này lại đôi lúc chưa quan tâm đúng mức là thường dựa nhiều trên tỷ lệ tài sản đảm bảo, có những mục đích cho vay tới 100% nhu cầu của khách hàng. Việc xác định nhu cầu vốn tự có tham gia tại các doanh nghiệp thì thường đơn giản và dễ nhận thấy, tuy nhiên đối với các khoản vay cá nhân thì đơi lúc rất khó tổng hợp, một phần do cá nhân đi vay họ cũng chưa xác định được, chưa cung cấp hết thông tin, hồ sơ không rõ ràng nên đôi lúc việc xác định vốn tự có cũng gặp một số khó khăn. Căn cứ trên hồ sơ thực tế và khảo sát của từng quan hệ khách hàng phụ trách hồ sơ, bảng trả lời câu hỏi rủi ro được phân ra như sau: