Rủi ro tín dụng là đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các nhân tố đẫn đến đến rủi ro tín dụng thì phải đặt trong phạm vi và điều kiện nhất định. Dưới đây là một số nghiên cứu về các nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng trong nhiều mơi trường khác nhau.
1.5.1 Bài nghiên cứu số thứ nhất
Trong tạp chí ngân hàng số 5 tháng 3/2011 có đăng bài nghiên cứu khoa học
“Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Thành phố Cần Thơ” của PGS.,TS Trương Đông Lộc (Đại học Cần Thơ) và Ths Nguyễn Thị Tuyết (Ngân hàng TMCP Bản Việt Chi nhánh Cần Thơ). Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ. Theo bài nghiên cứu này, các yếu tố có ảnh hưởng rõ nét đến rủi ro tín dụng là khả năng tài chính của khách hàng vay, sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và kiểm tra, giám sát khoản vay. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm của khách hàng đi vay và tài sản đảm bảo khơng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
1.5.2 Bài nghiên cứu thứ hai
Ngoài ra, trong số 61, tháng 07/2011 của tạp chí cơng nghệ Sài Gịn, PGS., TS.
Trương Đông Lộc (Đại học Cần Thơ) và ThS. Nguyễn Thanh Bình (cục thuế Hậu
Giang) đã thực hiện bài nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang”. Theo đó một số yếu tố dẫn đến rủi ro tín dụng được kết luận là thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của nơng hộ, số thành viên trong gia đình có thu nhập, trình độ học
vấn của chủ hộ. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy trong bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng vốn đúng mục đích và tuổi của chủ hộ khơng có quan hệ gì với khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ.
1.5.3 Bài nghiên cứu thứ ba
Bài nghiên cứu “Regionalising Loan Repayment Capacity of Small Holder Cooperative Farmers in Nigeria: Exploring South-South Nigeria” của David E. Idoge đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ theo vùng của các hợp tác xã nông dân nhỏ tại Nigeria.
Bài viết này xem xét khả năng trả nợ của người nông dân hợp tác xã quy mô nhỏ trong khu vực nam – miền nam của Nigeria. Một mẫu bao gồm chín mươi sáu người được hỏi lựa chọn ngẫu nhiên từ mười sáu hợp tác xã thuộc tám chính quyền địa phương trong Bayelsa và Delta. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và phân tích hồi quy để đạt được các mục tiêu nghiên cứu. Kết quả cho thấy độ tuổi, trình độ học vấn , mức vay, thời gian trả nợ, thu nhập ròng của trang trại , giám sát cho vay, tham gia trong các công việc khác cũng như quy mơ trang trại đã có ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ vay.
Ngồi ra, giới tính, tình trạng hơn nhân, quy mơ hộ gia đình và số tiền chi vào việc thuê thiết bị có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ vay. Tác giả khuyến cáo rằng cần phải cải thiện tiếp cận để tăng năng suất nơng nghiệp và do đó thu nhập rịng của trạng trại của nông dân mà yếu tố này sẽ cải thiện khả năng trả nợ của người nơng dân. Ngồi ra, cơ chế giám sát vốn vay có hiệu quả được đưa ra để đảm bảo tuân thủ hoàn trả vốn vay. Chính phủ nên hỗ trợ thiết bị nơng nghiệp và cung cấp lãi suất ưu đãi cho nông dân sản xuất nhỏ.
1.5.4 Bài nghiên cứu thứ tƣ
Bài nghiên cứu “Factor affecting loan rapayment performance among Yam Farmers in the Sence district, Ghana” của C.A. Wongnaa và D. Awunyo-Vitor đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông dân trồng khoai lang trong quận Sence, Ghana.
nông dân khoai lang ở huyện Sene của Ghana. Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên đã được sử dụng để chọn 100 người trả lời trong huyện và đưa ra câu hỏi để thu thập dữ liệu. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và mơ hình probit.
Trong 100 nơng dân được khảo sát, có 42% nơng dân khoai lang ở huyện Sene là người mù chữ. Hơn 93% nông dân trồng khoai là nam và hầu hết nông dân đã lập gia đình (91%). Ngồi ra hầu hết nơng dân khoai lang trong huyện có 6-10 người trong hộ gia đình (66%) và 54% trong số họ có 1-10 năm kinh nghiệm trồng khoai lang.
Kết quả cho thấy trình độ học vấn, kinh nghiệm, lợi nhuận, tuổi tác, giám sát và những thu nhập khác ngồi nơng nghiệp có tác động tích cực đến việc trả nợ của nơng dân. Ngược lại, giới tính và hơn nhân có ảnh hưởng tiêu cực đến việc trả nợ trong khi ảnh hưởng của kích thước hộ gia đình khơng rõ ràng.
TĨM TẮT CHƢƠNG 1
Dựa trên những cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng và giới thiệu về nguyên nhân và các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng như: giới tính, trình độ của khách hàng đi vay, kinh nghiệm của khách hàng đi vay, khả năng tài chính của khách hàng đi vay, tài sản đảm bào, sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của nhân viên quan hệ khách hàng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, kiểm tra giám sát khoản vay.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI ABBANK ĐỒNG NAI