.Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 59 - 60)

Với mục đích chính của bài nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ trong ngắn hạn

cũng như trong dài hạn của 3 biến nghiên cứu: đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế. Với bằng chứng thực nghiệm thu thập được tác giả đã

chứng minh được rằng:

Thứ nhất, FDI, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế đồng liên kết trong dài

hạn. Thứ hai, FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đầu tư trong

nướctác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.Thứ ba, sự gia tăng của

FDI sẽ mang lại tác động tích cực đối với đầu tư trong nước.Bốn là, có một mối quan

hệ nhân quả Granger một chiều từ GDP đến DI trong ngắn hạn.

FDI là một nhân tố ảnh hưởng tích cực nên cần có giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư. Đó là cần chú ý về chất lượng thay vì số lượng đầu tư; có cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào trọng tâm lĩnh vực sản xuất; có chính sách rõ ràng nhất quán, không để thu hút tràn lan, quy mô nhỏ, kém hiệu quả; nghiên cứu thêm vấn đề chuyển giá để hạn chế thất thu thuế.Đầu tư trong nước hiện tại còn dàn trải, phân tán và hiệu quả chưa cao nên ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để tăng cường hiệu quả cần xác định khu vực mũi nhọn để đầu tư, ngồi ra cần có cơng tác đánh giá hiệu quả hiệu quả dự án tồn diện, thơng tin đầu tư được cơng khai minh bạch và cần có cơ chế kiểm sốt trong q trình thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)