Sự tác độngcủa sở hữu chéo đến hệ thống NHTMVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 57)

2.2.2.5 .Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần

2.3. Tác độngcủa sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.1 Sự tác độngcủa sở hữu chéo đến hệ thống NHTMVN

 Tác động tích cực

Sở hữu chéo ngân hàng có mặt tích cực là góp phần cải thiện sự hỗ trợ, vốn, công nghệ, kinh nghiệm và làm tăng hiểu biết giữa ngân hàng và doanh nghiệp; góp phần nâng cao năng lực quản trị, tài chính, cơng nghệ, nhân sự, mở rộng quy mô, thị phần, cải thiện sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nhất là đối với DN và NH nhỏ ; đồng thời hình thành nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các doanh nghiệp, ngân hàng. Chẳng hạn như thời gian vừa qua việc hợp nhất 3 NHTM: Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Sài Gịn cũng là một cách để xử lý sở hữu chéo. Hiện, NHNN cũng xác định một vài cặp sở hữu chéo sẽ được xử lý, ví dụ như NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (STB) và NHTMCP Phương Nam (PNB) đã có chủ trương cho hợp nhất. Tuy nhiên, sở hữu chéo ngân hàng cũng có những mặt trái thể hiện qua những trục trặc ngày càng rõ của hệ thống NHTMVN trong thời gian gần đây, trong đó nghiêm trọng nhất là các NHTM đã dùng sở hữu chéo ngân hàng để lách các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động do NHNN ban hành.

 Tác động tiêu cực

Thứ nhất là quy định an toàn vốn bị vơ hiệu hóa. Theo quy định của Nghị định

141/2006/NĐ-CP, vốn điều lệ thực góp của các NH phải đạt 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, NHNN qui định các NHTM phải

có vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng tới cuối năm 2010. Thông qua sở hữu chéo, các NH có thể "lách" thơng qua việc vay vốn từ NH này góp cho NH kia và ngược lại. Như vậy, cả hai NH liên quan đều báo cáo tăng vốn, các ông chủ NH cũng tăng sở hữu nhưng thực chất là tăng ảo. Sau quyết định 141 của NHNN ra đời thì kéo theo dó là một cuộc đua tăng vốn điều lệ ồ ạt. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được nâng cấp lên thành đô thị đã tăng vốn kỷ lục, chỉ trong vòng 5-8 năm, vốn điều lệ tăng 9-15 lần, có ngân hàng trong 7 năm, vốn điều lệ tăng từ 17 tỷ đồng lên tới 1.000 tỷ đồng. Điển hình là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á, trong hơn 4 năm (2006-2012) tăng vốn gấp 6 lần từ 500 tỷ lên tới 3.098 tỷ đồng. Việc tăng vốn quá nhanh của hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu nhờ vốn ảo, nghĩa là các cổ đông, quỹ đầu tư, công ty đi vay vốn ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng từ ngân hàng này để góp vốn vào ngân hàng khác.

Thứ hai, giới hạn tín dụng theo quy định hiện hành bị vơ hiệu hố. Các khoản

tín dụng cấp cho các DN nhà nước bởi NHTM nhà nước vượt hạn mức tín dụng được chính NHNN phê chuẩn là những ví dụ điển hình. Thêm vào đó, quy định về các trường hợp khơng được cấp tín dụng, hoặc hạn chế cấp tín dụng cũng bị sai lệch. Tình trạng cho vay thiếu kiểm sốt có thể tăng mạnh. Chẳng hạn khi một TCTD lớn chiếm cổ phần chi phối NH khác và biến NH này thành "sân sau” của mình, họ có thể buộc NH bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án khơng an tồn hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết.

Thứ ba, theo luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, cũng như Thông tư 13/2010/TT-NHNN, hoạt động NH đầu tư phải được tách bạch khỏi hoạt động của NHTM; theo đó, NH khơng được cấp tín dụng cho cơng ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, bằng sở hữu chéo, thay vì cho vay trực tiếp, NH A có thể mua trái phiếu của NH B (A đang sở hữu) để NH B cho vay, hoặc đầu tư vào trái phiếu của cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ của NH A. Tức là ngân hàng thương mại vẫn có thể tham gia đầu tư chứng khốn vì vậy vơ hiệu hóa quy định giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư ra khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại.

Thứ tư, các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro của NHNN

có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng không trả được nợ, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phịng rủi ro theo quy định; dựa trên quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng A và khách hàng này; NH A có thể cho khách hàng vay một khoản nợ mới và dùng khoản nợ mới này để trả nợ cũ, hay nói cách khác là biến nợ cũ thành nợ mới, qua đó, ngân hàng sẽ giảm được khoản chi phí do phải trích lập dự phịng…Hay nói cách khác , ngân hàng thương mại có thể chuyển các khoản nợ xấu thành "tài sản có" khác thơng qua việc chuyển nợ xấu sang các cơng ty con, cơng ty liên kết…, từ đó vơ hiệu hóa quy định về báo cáo chất lượng tín dụng và trích dự phịng rủi ro.

Thứ năm, khi các NH sở hữu cổ phần của nhau, sẽ tạo thành một mạng lưới

mà từ đó dễ nảy sinh độc quyền nhóm. Liên minh NH này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách. Điều này có thể gây xáo trộn trên thị trường và bất ổn cho nền kinh tế.

Thứ sáu, bằng sở hữu chéo, một cá nhân, một nhóm lợi ích có thể biến số vốn nhỏ ban đầu nhân lên gấp nhiều lần, đủ để thâu tóm NH, gây bất ổn thị trường.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình, qua kết quả NHNN thanh tra 27 tổ chức tín dụng trong năm 2012, nhiều tổ chức tín dụng bị chi phối bởi một nhóm cổ đơng, thơng qua sự chi phối ở các khoản vay, ở nhiều ngân hàng có 70 - 90% dư nợ là để phục vụ cho nhóm cổ đơng đó. Các cá nhân, nhóm cổ đơng thâu tóm ngân hàng khơng phải bằng tiền thật của mình mà dùng các khoản đi vay để thâu tóm ngân hàng khác sẽ gây nên những hệ quả vô cùng lớn như méo mó trong nên kinh tế, gây nên những tiêu cực dư luận trong xã hội. Sở hữu chéo còn khiến dòng vốn huy động đi lịng vịng giữa các ngân hàng, mà khơng tới nơi cần thiết phục vụ mục tiêu của Chính phủ và yêu cầu phát triển bền vững và là một trong những công cụ để một số cá nhân tổ chức thu lợi riêng cho mình.

Sở hữu chéo ảnh hưởng xấu đến sự nhìn nhận của xã hội, tức là liên quan vấn đề xã hội. Vì sở hữu chéo giảm tính minh bạch, giảm khả năng giám sát và tăng khả năng đổ vỡ của một định chế tài chính. Khi đó người gửi tiền sẽ chịu thiệt hại. Hơn

nữa, hệ thống ngân hàng là nơi nắm giữ của cải lớn nhất của xã hội, nắm giữ mồ hôi công sức lao động của người dân, và điều gì sẽ xảy ra khi những ngân hàng ấy sử dụng tiền khơng đúng mục đích, điều gì sẽ xảy ra khi niềm tin của công chúng mất đi, khi tháp ngân hàng sụp đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)