2.2.2.5 .Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần
2.3. Tác độngcủa sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
2.3.2.2 Môi trường nội bộ ngành ngân hàng
Thứ nhất là do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan giám sát và những lỗ hổng trong luật quản lý ban hành.
Chính sách quản lý và hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng chưa có hiệu quả và hiệu lực cao trong bối cảnh các TCTD phát triển nhanh về số lượng và quy mô, đồng thời hội nhập quốc tế sâu rộng. Nhiều quy định, chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng đã được đổi mới theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên vẫn còn rất chậm so với các hệ thống ngân hàng trong khu vực và tụt hậu so với sự tiến bộ của các chuẩn mực quốc tế. Các tiêu chuẩn cấp phép, các chuẩn mực an toàn chưa chặt chẽ, chưa kiềm chế mức độ rủi ro gia tăng trong hoạt động ngân hàng và chưa được bảo đảm tuân thủ nghiêm đã thúc đẩy quy mô hệ thống các TCTD tăng nhanh cùng với sự tích lũy ngày càng lớn rủi ro.
Riêng phần giám sát và hành pháp thì cịn rất sơ sài và vì vậy đã có những lỗ hổng lớn. Sở dĩ Luật các tổ chức tín dụng và thơng tư quy định giảm tỷ lệ sở hữu cá nhân và tổ chức xuống là nhằm làm cho ngân hàng có tính đại chúng hơn. Ngồi ra, các nhà quản lý lo ngại sự mất an tồn của hệ thống do tình trạng sở hữu chéo hoặc khi một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu tỷ lệ lớn có thể lũng đoạn ngân hàng. Tuy nhiên, luật vẫn còn những lỗ hổng chưa chắt chẽ, vì những người muốn sở hữu tỷ lệ lớn hơn quy định khơng khó. Người chủ sở hữu thực sự có thể khơng cần đứng tên mà vẫn chi phối ngân hàng thông qua một người thứ ba.
Bên cạnh những lỗ hổng về luật quản lý là sự mập mờ về thông tin sở hữu trên sổ sách của ngân hàng, việc tìm thơng tin về các tổ chức tín dụng mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác là điều hết sức khó. Rất ít ngân hàng cơng khai tỷ lệ đầu tư vào các tổ chức tín dụng khác. Những trường hợp cơng bố chính thức như Vietcombank, Vietinbank không nhiều. Không những vậy, những con số cũng có thể chưa phản ánh hết thực tế việc sở hữu giữa các ngân hàng.
Văn bản quiy định của Chính phủ, cơ quan quan lý, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng đã phải chạy đua nhằm đáp ứng được yêu cầu về vốn tối thiểu theo luật định là 1.000 tỷ và 3.000 tỷ tương ứng vào năm 2008 và 2010 (theo Nghị định 141-CP/2006 và Thông tư 13/2010-TT/NHNN liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu).
Theo Quyết định 13/2008/QĐ-NHNN về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), các ngân hàng phải đảm bảo vốn điều lệ đạt mức trên 100 tỷ đồng/chi nhánh nếu chi nhánh được mở tại TP. HCM và Hà Nội, trên mức 50 tỷ đồng/chi nhánh nếu chi nhánh được mở tại các địa phương khác
Vào thời điểm Việt Nam được chấp thuận gia nhập WTO vào năm 2007, khi đó các cơ quan quản lý nhà nước và ngành Ngân hàng dự đốn: sẽ có một cuộc xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam khi Việt Nam mở cửa ngành Ngân hàng vào năm 2011, vì thế các ngân hàng thương mại trong nước đã có cuộc đua tăng vốn điều lệ/vốn chủ sở hữu nhiều hơn nữa nhằm đảm bảo năng lực tài
chính, giữ thị phần trước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Yêu cầu tăng vốn đối với các ngân hàng Việt Nam chủ yếu xuất phát từ quy mô về tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam là quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Điều này dẫn đến cuộc đua tăng vốn điều lệ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và kéo theo đó là cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng nhỏ khát vốn. Trong khi nhóm các ngân hàng lớn đã gia tăng vốn điều lệ nhanh chóng để tăng năng lực tài chính và chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là tăng trưởng nóng về tín dụng và giành thị phần huy động vốn... thì các ngân hàng nhỏ phải tìm mọi cách để tăng vốn của mình khơng bằng chính thực lực của mình mà thực hiện thơng qua ln chuyển vốn lịng vịng, phát hành cổ phần, dẫn đến tình trạng sở hữu chồng chéo, thâu tóm ngân hàng của một số nhóm cổ đơng, tập đồn, cơng ty. Thêm nữa là việc các ngân hàng thương mại nông thôn được chuyển đổi thành các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, và khuyến nghị của các nhà kinh tế cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước về sáp nhập các ngân hàng nhỏ để tạo ra những ngân hàng lớn hơn đã khơng được thực hiện vào thời gian đó. Cùng với đó, các ngân hàng phải mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tăng nhanh nguồn vốn huy động, tăng nhanh cho vay để đảm bảo hiệu quả hoạt động
Điều kiện tăng vốn thiếu chặt chẽ tạo điều kiện cho hiện tượng sở hữu chéo, góp vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng; giữa ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng; giữa ngân hàng với các doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến. Việc cho phép một ngân hàng mua cổ phiếu ngân hàng khác, các cổ đông được sở hữu cổ phiếu nhiều ngân hàng khác nhau là cần thiết; nhưng cũng cần thiết phải bổ sung các quy định giới hạn nghiêm ngặt hơn về mức sở hữu cổ phần và quyền tham gia lãnh đạo của mỗi cá nhân, kiên quyết chấm dứt tình trạng tồn tại những ngân hàng chỉ do một, hai cổ đơng hoặc một nhóm cổ đơng chi phối..
Điều 118 của Luật Doanh nghiệp quy định, các đối tượng là thành viên HĐQT, ban kiểm soát, ban tổng giám đốc và những người có liên quan (người thân) phải cơng bố về tỷ lệ sở hữu của mình và người có liên quan ở các tổ chức khác, dù
tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn hay nhỏ; đồng thời phải cơng bố lợi ích có liên quan. Ngồi ra, để chống chuyển giá, Luật Thuế yêu cầu doanh nghiệp phải tự cơng bố tất cả lợi ích thuế có liên quan đến ban tổng giám đốc doanh nghiệp đó. Như vậy, có những quy định pháp lý rất cụ thể để cổ đơng, nhà đầu tư và thị trường có thể giám sát được vấn đề sở hữu chéo và các lợi ích liên quan đến sở hữu chéo.
Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua trên thị trường khơng có doanh nghiệp hay cá nhân nào cơng bố những thơng tin này và cũng khơng có ai giám sát để xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này. Và hơn nữa việc giám sát quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần hay minh bạch hóa thơng tin vẫn bị bng lỏng dẫn đến những kẻ lợi dụng vốn ảo thâu tóm ngân hàng.
Thứ hai, các quy định liên quan các bên liên quan, vấn đề sở hữu chéo và đầu tư chéo vẫn cịn thiếu sót và chưa mang tính bao phủ
Theo Thơng 13/2010/TT-NHNN quy định nhóm khách hàng có liên quan đến TCTD bao gồm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của TCTD thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của TCTD đó nhưng mức độ chi phối như thế nào thì chưa có quy định và chế tài cụ thể với trường hợp này. Sự thiếu rõ ràng về luật định tạo kẽ hở cho một số các nhân thơng qua các cơng ty liên quan của mình tham gia sở hữu để nắm quyền chi phối NH mà vẫn không hệ trái pháp luật.
Hơn nữa , cơng ty đầu tư tài chính thực sự là tổ chức tài chính, thực hiện các giao dịch và đầu tư tài chính hoặc đầu tư chứng khốn nhưng lại khơng bị chi phối bởi bất kì các quy định nào. Vì vậy , các NH đã lợi dụng kẽ hở để lập ra các công ty này để thong qua đó thực hiện các hoạt động đầu tư chéo vào các NH khác.
Thứ ba, đó là do nạn tham nhũng móc ngoặc, nạn tư bản thân tộc bao che cho nhau.
Các nhà quản lý nắm trong tay quyền lực kinh tế chính trị phân vùng kinh doanh với nhau và chi phối các tập đoàn kinh tế nhà nước. Các tập đồn đó có thể lập ra ngân hàng thương mại cổ phần với danh hiệu là tư nhân mà về thực chất thì do một tay chân thân tín của lãnh tụ đứng làm chủ. Các cá nhân làm chủ ngân hàng
này mới lại lập thêm các công ty đầu tư hay cơ sở tài chính để đứng tên vay tiền của ngân hàng mẹ. Bước kế tiếp, công ty đầu tư hay cơ sở tài chính mới đi tìm các dự án tài trợ thật ra có sẵn trên giấy. Đây là loại dự án ảo về chế biến, thương mại hay bất động sản với trị giá được ước tính rất cao để vay tiền thật nhiều mà giá trị kinh tế hay kinh doanh thì rất đáng ngờ. Để rồi, cuối cùng những khoản tiền đầu tư ấy lại quay trở lại túi của những cá nhân nắm quyền lực kinh tế chính trị này.