Tình huống giữa NHTMCP Sài Gòn, Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 63)

2.2.2.5 .Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần

2.3. Tác độngcủa sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.1.2 Tình huống giữa NHTMCP Sài Gòn, Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa

Vào năm 2006, Cơng ty TNHH Đầu tư Tài chính Việt Vĩnh Phú bắt đầu tham gia góp vốn vào SCB. Sở hữu và nắm quyền kiểm soát Việt Vĩnh Phú là một nhóm cổ đơng trong đó có là Trương Mỹ Lan, người thành lập và là chủ tịch Hội đồng thành viên của Công Ty TNHH Vạn Thịnh Phát. Công Ty TNHH Vạn Thịnh Phát cũng tiến hành thành lập các công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Đầu tư An Đơng. Nhóm cơng ty liên kết đầu tư bất động sản của Vạn Thịnh Phát bao gồm Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường Thời Đại và Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Trường Sơn. Đến cuối năm 2007, Việt Vĩnh Phú sở hữu 28,5% vốn cổ phần của SCB và người đại diện là ông Phan Vĩ Dân – nguyên tổng giám đốc của Việt Vĩnh Phú đồng thời là một trong bốn thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng. Cuối quý 1/2010 Hội đồng quản trị của SCB được duy trì với 4 thành viên , trong đó có 3 thành viên là những người có quan hệ với Việt Vĩnh Phú. Ngồi ơng Dân là thành viên HĐQT, chủ tịch thời điểm này là bà Đặng Thị Xuân Hồng cũng nguyên là chủ tịch và ông Trầm Thích Tồn cũng là thành viên HĐQT, nguyên từng giữ nhiều chức vụ khác nhau tại Vạn Thịnh Phát.

Từ năm 2009, bà Trương Mỹ Lan và nhóm đầu tư của mình bắt đầu mua cổ phần của TNB. Cổ đông lớn nhất của TNB là ông Phạm Văn Hùng với tỷ lệ cổ phần sở hữu là 13,3% tính tại thời điểm 31/05/2009. Ơng Hùng là chồng của bà Đặng Thị Xuân Hồng, chủ tịch HĐQT của SCB.

Nhóm đầu tư có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan bắt đầu mua cổ phần của FCB từ năm 2010 và đến giữa năm 2011 thì nắm quyền kiểm sốt NH. Thời điểm đó, bà Nguyễn Thị Thu Sương trở thành chủ tịch HĐQT của SCB. Bà Sương từng làm trợ lý ban Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát và tổng giám đốc của Công ty Đại Trường Sơn.

Như vậy, việc sở hữu chéo các ngân hàng do một nhóm nhà đầu tư và công ty liên kết nên dễ thấy các ngân hàng tài trợ nhiều dự án do chính chủ ngân hàng đầu tư,trong đó khơng thể khơng kể đến dự án bất động sản Times Square và Saigon Peninsula. Do các ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, chủ yếu là vào lĩnh vực bất động sản nên khi thị trường biến động và nguồn vốn huy động ngắn hạn khơng cịn dồi dào như trước nên rủi ro thanh khoản xảy ra. Trước tình hình này, hội đồng quản trị của 3 ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với nhau thành một ngân hàng dưới sự bảo trợ của BIDV thông qua khoản vay tái cấp vốn.

Ngày 06/12/2011 NHNN chấp thuận chủ trương hợp nhất của SCB, TNB và FCB theo Công văn số 9326/NNHNN-TTGSNH của Thống đốc NHNN. Trước đó , Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo BIDV tham gia vào quá trình hợp nhất ba ngân hàng theo “ phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ để “ phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành, từ đó tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn và tăng khả năng tiếp cận thị trường. Cũng trong ngày này, BIDV đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với ba ngân hàng và là đầu mối đứng ra đại diện phần vốn Nhà nước và thực hiện hợp nhất 3 NHTMCP. Ngày 01/01/2012 , NHTMCP Sài Gòn ( Ngân hàng hợp nhất ) chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất 3 ngân hàng trên. Ngân hàng hợp nhất có vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản là 150.000 tỷ đồng và có hơn 200 chi nhánh, phịng giao dịch. Theo thỏa thuận hợp tác chiến lươc toàn diện BIDV ký với 3 ngân hàng được hợp nhất, các bên tiến hành hợp tác trong các lĩnh vực: quản tri, điều hành, kiểm soát, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, tín dụng, tài trợ thương mại, thanh tốn trong nước và quốc tế…Tổng số vốn BIDV hỗ trợ cho Ngân hàng hợp nhất tính đến tháng 12/2012 là trên 2.400 tỷ đồng và một khoản vay từ NHNN của SCB chuyển sang là 2.196 tỷ đồng. Như vậy, phần vốn của NHNN hỗ trợ cho 3 ngân hàng này tại thời điểm hợp nhất là gần 4.600 tỷ đồng, tương đương 38,9% vốn chủ sở hữu của ngân hàng mới.

Hình 13: Nhà đầu tư lớn sở hữu DN phi tài chính và ngân hàng

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và cộng sự , 2012 ( Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)

2.3.2.Nguyên nhân của sở hữu chéo tại Việt Nam

Sở hữu chéo có nguyên nhân khách quan và cả chủ quan, do yêu cầu có thực của đời sống kinh tế - xã hội và còn do cả những kẽ hở của luật định. Quá trình tái cấu trúc hệ thống NH cần phát huy được mặt tích cực và chủ động giảm thiểu các vấn đề hệ lụy từ sở hữu chéo nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)