Hàng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cần thiết về thẩm định nhu cầu sơ khởi trường hợp dự án cảng trung chuyển quốc tế vân phong (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 4 : PHÂN TÍCH NHU CẦU SƠ KHỞI CỦA DỰ ÁN CẢNG VÂN PHONG

4.1 Đối tƣợng sử dụng cảng Vân Phong

4.1.1 Hàng xuất nhập khẩu

Hiện nay, Việt Nam có 31 cụm cảng biển và 234 khu bến trải khắp chiều dài cả nƣớc.29 Trong đó có hai cụm cảng lớn là cụm cảng Hải Phòng với 43 khu bến và cụm cảng Tp. HCM với 38 khu bến. Ngoài ra, cụm cảng Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang đƣợc tập trung phát triển với 37 khu bến. Trƣớc năm 2005, Việt nam khơng có cảng nào có thể tiếp nhận tàu có tải trọng trên 4.000 TEU, nhƣng đến đầu 2009, cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã có thể tiếp nhận tàu có sức chứa 8.000 TEU và dự kiến đến cuối năm 2017, cảng Lạch Huyện (Hải Phịng) đang đƣợc xây dựng cũng có thể tiếp nhận đƣợc tàu 6.000 TEU. Hai cảng ngày đều nằm gần hai thị trƣờng sôi động nhất Việt Nam là khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sơng Hồng. Nhƣ vậy, các nhà vận chuyển có nhiều lựa chọn do có nhiều khu bến trải dài trên khắp đƣờng bờ biển và có cảng có đủ năng lực tiếp nhận tàu lớn.

Về lƣợng hàng hóa, tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu ở Việt Nam năm 2014 là 365 tỷ USD và chiếm tỷ trọng lớn trong đó vẫn thuộc về hai thị trƣờng ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sơng Hồng. Theo Hình 4.1, miền Nam chiếm trung bình 54,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nƣớc, phần lớn tập trung ở một số địa phƣơng nhƣ Tp. HCM, Bình Dƣơng, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai; miền Bắc chiếm trung bình 43,22% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nƣớc, tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Còn lại là miền Trung và Tây Nguyên trung bình chỉ chiếm 2,68% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nƣớc, trong đó có các tỉnh ở Khánh Hịa, Đà Nẵng là có phần trội hơn các tỉnh còn lại.30

29Theo Quyết định 540/QĐ-BGTVT 30

Hình 4.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các khu vực từ năm 2012 – 2014 (tỷ USD)

Nguồn: Cục Hải quan Việt Nam

Cùng đó, lƣợng hàng hóa (container) thơng qua cảng cũng phản ánh đƣợc mức độ sử dụng vận tải cảng biển của các khu vực. Theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam năm 2013, Việt Nam có 8,45 triệu container thơng qua các cảng ở Việt Nam. Trong đó, miền Nam có đến 70,48% và miền Bắc là 26,41% lƣợng container thông qua cảng, miền Trung và Tây Ngun chỉ có 3,11% lƣợng hàng container thơng qua cảng. Tuy nhiên, trong 31 cụm cảng biển ở Việt Nam, cụm cảng Tp. HCM, cụm cảng Cái Mép và cụm cảng Hải Phòng đã chiếm đến 92% tổng lƣợng container thơng qua cảng của cả nƣớc (Hình 4.2).31

31

Chi tiết tại Phụ lục 10 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2012 2013 2014 Miền Nam

Miền Trung và Tây Nguyên Miền Bắc

Hình 4.2: Lƣợng hàng hóa container phân bổ tại các cụm cảng

Nguồn: Hiệp hội cảng biển Việt Nam

Nhƣ vậy, thực tế là lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu và lƣu lƣợng container phân bổ ở miền Trung, nơi có cảng Vân Phong, hiện nay là rất thấp. Tuy miền Trung có khả năng cải thiện lƣợng hàng hóa trong khu vực, nhƣng vẫn khó có thể bắt kịp so với các thị trƣờng miền Bắc và miền Nam. Khả năng cải thiện này đƣợc thể hiện ở điểm miền Trung là nơi tập trung các khu kinh tế lớn nhƣ khu kinh tế Chân Mây, Lăng Cô (Thừa thiên Huế), khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất (Quãng Ngãi), khu kinh tế Nhơn Hội (Ninh Bình), khu kinh tế Nam Phú Yên, khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) … chỉ vừa mới đi vào hoạt động khoảng 5 năm trở lại đây. Hơn nữa, tốc độ tăng trƣởng về kim ngạch xuất khẩu của miền Trung năm 2014 là 68,6%, so với hai miền Bắc và Nam lần lƣợt là 12,9% và 13%; lƣợng hàng hóa container ở miền Trung từ 2010 – 2013 tăng 29,5%, so với hai miền Bắc và Nam lần lƣợt là 15,27% và 38,85% (do có cảng Cái Mép). Tuy nhiên, với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 chỉ bằng 9,52% so với miền Bắc và 8,86% so với miền Nam, thì lƣợng hàng hóa ở miền Trung khó có thể đuổi kịp.

Do đó, nếu nhƣ các nhà vận chuyển miền Nam chọn Cái Mép, các nhà vận chuyển miền Bắc chọn Lạch Huyện làm cảng vận chuyển, thì Vân Phong chỉ có thể nhận hàng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo phân tích ở trên, lƣợng hàng hóa ở khu vực này là

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 2013 T trọ ng lƣợng co nta iner xử ( %) Khác Cái Mép Hải Phòng TP.HCM

rất thấp (0,26 triệu TEU/năm), không đáng kể so với công suất thiết kế của cảng Vân Phong là tiếp nhận 0,9 – 1,5 triệu TEU/năm32 hàng XNK tại Việt Nam. Chƣa kể đến, miền Trung có 40 khu bến hiện hữu, riêng tỉnh Khánh Hịa có đến 10 khu bến vừa tổng hợp vừa chuyên dụng. Tuy những cảng này có cơng suất nhỏ lẻ nhƣng vẫn có khả năng tranh hàng hóa với Vân Phong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cần thiết về thẩm định nhu cầu sơ khởi trường hợp dự án cảng trung chuyển quốc tế vân phong (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)