KINH NGHIỆM VỀ PHÂN TÍCH NHU CẦU SƠ KHỞI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cần thiết về thẩm định nhu cầu sơ khởi trường hợp dự án cảng trung chuyển quốc tế vân phong (Trang 55 - 57)

Cảng Tanjung Pelepas (PTP) nằm ở tây nam vùng Johor, là điểm cực Nam của bán đảo Malaysia, gần cây cầu nối Malaysia và Singapore. PTP cách cảng Singapore khoảng 40 km, và cũng nằm trên tuyến hàng hải Đông Tây đi qua eo biển Malacca nhƣ cảng Singapore.

PTP đƣợc Chính phủ Malaysia xây dựng nhằm cạnh tranh trực tiếp với cảng Singapore. Năm 2001, APM Terminals, công ty điều hành cảng container quốc tế thuộc sở hữu của Maersk Group46, mua lại 30% cổ phần, nắm quyền quản lý và điều hành một số khu bến của cảng. PTP đƣợc đầu tƣ với thiết bị cảng tối tân và cơ sở hạ tầng hiện đại về công nghệ thông tin, hệ thống này cho phép truy cập trực tiếp thông tin về quản lý cảng và các bến tổng hợp. Trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, PTP đã tiếp nhận tàu lớn nhập cảng chỉ sau 3 tháng và đạt đƣợc 1 triệu TEU chỉ sau 571 ngày hoạt động, lập kỷ lục là cảng phát triển nhanh nhất thế giới.

Hình 5.1: Cảng Tanjung Pelapas

Nguồn: Tạp chí Site Selection

Trƣớc khi thực hiện dự án, Chính phủ Malaysia đã thuê Moffatt & Nichol tƣ vấn lên báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho PTP. Đây là tổ chức tƣ vấn hàng đầu thế giới về thiết kế cơ

46

sở và lập kế hoạch cho cơ sở hạ tầng tại các cảng biển, cũng là tổ chức có khả năng dự báo về sự di chuyển giữa các luồng hàng hóa. Moffatt & Nichol đã sử dụng mơ hình mơ phỏng kỹ thuật để xác định lƣợng hàng hóa có thể qua cảng Tanjung Pelapas với nhiều kịch bản khác nhau, trong đó có tính đến sự nhƣợng bộ của Chính phủ về phí dịch vụ, cảng dành riêng và chính sách ƣu đãi cho khách hàng chiến lƣợc.47

Thành công của PTP là nhờ vào việc cảng này đã có chiến lƣợc thu hút đầu tƣ của các hãng tàu lớn trên thế giới. Năm 2001, PTP đã giành khoảng 1,5 triệu TEU hàng hóa của cảng Singapore, chủ yếu là từ những khách hàng mà Maersk vận chuyển.48 Sau đó, năm 2002, PTP đã thành cơng lơi kéo Evergreen Marine, là hãng vận tải đƣờng biển đứng thứ 5 trên thế giới với 4,8% thị phần, với những điều kiện hấp dẫn về chi phí cảng cạnh tranh và các bến dành riêng tƣơng tự trƣờng hợp Maersk.49 Năm 2009, chuyến tàu đầu tiên của CMA– CGM, hãng tàu lớn thứ ba trên thế giới, đã ghé PTP.

Bảng 5.1: Lƣợng hàng hóa qua cảng của Tanjung Pelapas và các cảng ở Malaysia

Lƣợng container (triệu TEU) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tanjung Pelapas 0,42 2,05 2,67 3,48 4,02 4,20 4,60 5,50 5,60 6,02 Malaysia 4,64 6,22 8,75 10,21 11,51 12,20 13,42 14,83 16,09 15,92 Tỷ trọng 9,0% 32,9% 30,5% 34,1% 34,9% 34,4% 34,3% 37,1% 34,8% 37,8% Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đến nay, PTP đã có vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị vận tải biển. Trong ba hải trình quốc tế quan trọng đi qua châu Á (châu Á – châu Âu, châu Á – Địa Trung Hải, châu Á – Bắc Mỹ) đều có điểm dừng là cảng Tanjung Pelapas. Cảng này cùng với Laem Chabang (Thái Lan), Cái Mép (Việt Nam) hiện nay là ba cảng chiến lƣợc của Maersk tại Đông Nam Á trong thời gian tới.50 Năm 2012, PTP quyết định mở rộng thêm 14 bến với tổng đầu tƣ là 1,4 tỷ USD. Tại PTP, 95% là hàng trung chuyển, chỉ có 5% là hàng xuất nhập khẩu của Malaysia.

47

Renkema and Kinlan (2000)

48Năm 2001, lƣợng hàng qua cảng Singapore giảm 1,53 triệu TEU, trong khi hàng hóa qua cảng Tanjung Pelapas tăng 1,63 triệu TEU

49Hợp đồng giữa Tanjung Pelapas và Evergreen thỏa thuận rằng Evergreen sẽ chuyển 90%, khoảng 1,2 triệu TEU hàng hóa, đang giao dịch với cảng Singapore sang PTP

50Theo Báo cáo Vận tải container và phát triển kinh tế: Trƣờng hợp A.P Moller – Maersk tại Đông Nam Á (2007)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cần thiết về thẩm định nhu cầu sơ khởi trường hợp dự án cảng trung chuyển quốc tế vân phong (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)