6. Kết cấu của nghiên cứu
1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường. Theo các nhà kinh tế, mơi trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi của các chủ thể kinh tế tới năng suất, chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu thắng trong cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận. Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của các tổ chức kinh tế không chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại của từng chủ thể, mà điều quan trọng hơn, là trong sự so sánh tương quan giữa các chủ thể với nhau. Do đó, đạt được vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh có thể được hiểu ở những cấp độ khác nhau như cấp độ quốc
gia, cấp độ ngành hay doanh nghiệp. Dưới góc độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh trực tiếp gắn với khả năng duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất những đòi hỏi vô cùng đa dạng của khách hàng để thu lợi ngày càng cao (Bùi Khánh Vân, 2009, trang 23).
Theo Chu Văn Cấp, năng lực cạnh tranh có thể hiểu theo một cách khái qt, đó chính là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, thu hút, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất (vốn, sức lao động, kỹ thuật – cơng nghệ…) nhằm đạt tới lợi ích kinh tế cao (tối đa hóa lợi nhuận) và bền vững (Chu Văn Cấp, 2012, trang 29).
Theo Michael M. Porter, giáo sư chuyên nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, thì “năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình cơng nghệ độc đáo để tạo ra giá trị tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao, nhằm tăng lợi nhuận”.
Theo Ajitabh Ambastha & K. Momaya, 2004, trang 47, năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp có thể xác định là khả năng của danh nghiệp trong việc thiết kế, sản xuất hoặc buôn bán sản phẩm vượt trội hơn hẳn những thứ được cung cấp bởi đối thủ cạnh tranh, xem xét đến giá cả và những đặc tính khác. Và điều cần thiết với mỗi doanh nghiệp là xác định năng lực cạnh tranh như là một chiến lược của chính doanh nghiệp ấy (Ajitabh Ambastha & K. Momaya, 2004, trang 58).
Trên cơ sở phân tích về các khái niệm, đề tài này sử dụng khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng khai thác,
huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực… để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh; đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện bên ngồi mơi trường một cách hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường; từ đó, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo
cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững” (Phan Thị Thanh Tâm, 2012, trang 4).
1.2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố và chịu sự tác động của những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (điều kiện kinh tế, chính trị - pháp luật, cơng nghệ, xã hội, đối thủ cạnh tranh…) và các yếu tố bên trong doanh nghiệp (cơ cấu sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp…). Cụ thể như sau:
1.2.2.1. Môi trƣờng vĩ mô
Thứ nhất, các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất trên thị trường vốn... Các yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể như sau:
- Tốc độ phát triển kinh tế cao khiến thu nhập của người dân tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của họ khi nhu cầu về hàng hoá thiết yếu và hàng hoá cao cấp tăng lên.
- Tỷ giá hối đối cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế mở hiện nay. Tỷ giá hối đoái tăng lên, giá trị đồng nội tệ giảm, thì khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ tăng lên ở cả thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước do giá sản phẩm sẽ giảm tương đối so với giá sản phẩm cùng loại được sản xuất ở nước ngoài. - Lãi suất của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có lượng vốn chủ sở hữu lớn xét về mặt nào đó sẽ có thuận lợi hơn trong cạnh tranh và rõ ràng năng lực cạnh tranh về tài chính của doanh nghiệp sẽ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai, các yếu về chính trị – pháp luật
Các yếu tố về chính trị – pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trường kinh doanh. Sự ổn định về chính trị – pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý ổn định giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong cạnh tranh trong thời đại mở cửa hội
nhập. Mơi trường chính trị – pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ đảm bảo các quyết định quản trị đạt được tỷ lệ thành công cao. Thiếu môi trường pháp lý đầy đủ sẽ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, bất hợp lý, nảy sinh các tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khơng duy trì được tính ổn định lâu dài.
Thứ ba, các yếu tố khoa học công nghệ
Trong giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì khoa học cơng nghệ đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với sức cạnh tranh của hàng hố thơng qua chất lượng, chi phí sản xuất. Doanh nghiệp có dây chuyền cơng nghệ hiện đại khơng có nghĩa là nó sẽ có lợi thế lâu dài trong cạnh tranh bởi chỉ sau một thời gian ngắn dây chuyền cơng nghệ đó đã lạc hậu, đặc biệt trong các ngành về công nghệ thơng tin. Do đó thời gian khấu hao máy móc phải được rút ngắn, doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ cho phù hợp.
Sự phát triển của khoa học cơng nghệ cịn giúp các doanh nghiệp có cơ hội có các cơng nghệ, kỹ thuật mới. Qua đó có thể trang bị lại các cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh.
Thứ tư, các yếu tố về văn hoá – xã hội
Các yếu tố văn hố bao gồm: thói quen tiêu dùng, ngơn ngữ phong tục tập quán hay chuẩn mực đạo đức xã hội, cơ cấu dân số, phân hoá giàu nghèo... Các yếu tố này bắt buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hình thức, mẫu mã cũng như đặc tính, lợi ích của sản phẩm cho phù hợp với người tiêu dùng. Đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng thay đổi được quy trình sản xuất, cơng nghệ cho phù hợp. Phong tục tập quán cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có những bước đi thích hợp khi xâm nhập thị trường mới. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp muốn xâm nhập hay chính đối thủ sẵn có của thị trường.
1.2.2.2. Môi trƣờng ngành
Thứ nhất, đối thủ cạnh tranh hiện tại. Mức độ cạnh tranh trong ngành cao hay không tùy thuộc vào số lượng đối thủ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng ngành, mức độ khác biệt hóa sản phẩm…
Thứ hai, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Theo M. Porter, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Nguy cơ đe dọa từ những đối thủ mới phụ thuộc vào rào cản gia nhập ngành. Có sáu rào cản chủ yếu bao gồm: sự khác biệt sản phẩm, đòi hỏi về vốn, lợi thế kinh tế theo quy mơ, khả năng tiếp cận kênh phân phối, chi phí chuyển đổi và những bất lợi về chi phí khơng liên quan theo quy mơ.
Thứ ba, đe dọa từ các sản phẩm có khả năng thay thế. Nguy cơ của sản phẩm thay
thế thường tác động vào ngành kinh doanh thông qua cạnh tranh giá cả. Khi giá sản phẩm chính tăng thì nhu cầu chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế sẽ được khuyến khích hơn.
Thứ tư, quyền lực thương lượng của nhà cung ứng. Điều này có thể được thể hiện
bằng cách tăng giá hay giảm chất lượng của sản phẩm cung ứng.
Thứ năm, quyền lực thương lượng của người mua. Đây là áp lực từ người mua chủ
yếu theo hai dạng là yêu cầu giảm giá hoặc yêu cầu chất lượng tốt hơn.
1.2.2.3. Các yếu tố bên trong
Thứ nhất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
Trình độ quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu, bao gồm các yếu tố sau:
- Cơ cấu tổ chức. Đây chính là việc sắp xếp phân cơng lao động và xác định mối
liên hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, giữa quyền hạn và nghĩa vụ của các bộ phận chức năng... để thực hiện những mục tiêu nhất định. Hiện nay, đa số doanh nghiệp đi theo hướng sắp xếp bộ máy tổ chức linh hoạt, ít cấp và thường xuyên tái cơ cấu theo những thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Phương pháp quản lý. Đây chính là cách thức doanh nghiệp tiến hành các hoạt
linh hoạt theo những thay đổi thị trường, phương pháp quản lý tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo các mục tiêu đề ra có cập nhật những thay đổi mới của mơi trường để điều chỉnh thích hợp...
- Trình độ quản lý. Trình độ này thể hiện ở việc xây dựng và điều chỉnh chiến lược,
có các quyết sách kinh doanh hợp lý, tổ chức phân công và xác định quan hệ giữa các đơn vị chức năng thuộc doanh nghiệp, tạo động lực và sự tích cực, sáng tạo cho người lao động.
- Văn hoá doanh nghiệp. Đây là lịch sử, những đặc trưng văn hóa riêng biệt của
doanh nghiệp, những cam kết của doanh nghiệp đối với xã hội, kinh doanh theo đúng pháp luật, các thành viên trong doanh nghiệp đoàn kết...
Thứ hai, yếu tố con người
Con người luôn luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp, thể hiện qua khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ quản lý và người lao động. Đội ngũ lao động tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như trình độ nghiệp vụ chuyên môn của người lao động, năng suất lao động, thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạo,...Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hoá.
Thứ ba, khả năng về tài chính
Bất cứ một hoạt động đầu tư, sản xuất, phân phối nào cũng đều phải xét, tính tốn trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hố, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị thế trên thương trường. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính cao có thể theo đuổi chiến lược dài hạn, tham gia vào những lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn và cường độ cạnh tranh cao. Một trong các lý do chính khiến các doanh nghiệp, tập đồn có xu hướng sáp nhập với nhau là để có được tiềm lực tài chính mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường ngành.
Thứ tư, trình độ cơng nghệ
Tình trạng máy móc thiết bị và trình độ cơng nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đó là yếu tố vật chất quan trọng nhất thể hiện năng lực sản xuất, tác động trực tiếp đến chất lượng, năng suất sản xuất. Ngồi ra, cơng nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng tới giá thành và giá bán của sản phẩm. Doanh nghiệp có cơng nghệ phù hợp sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn do chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bất lợi trong cạnh tranh khi có cơng nghệ lạc hậu.
Trong giai đoạn hiện nay, chu kỳ sống của công nghệ rất ngắn. Cùng sản xuất một sản phẩm, sử dụng công nghệ tiên tiến và ra đời sau sẽ có năng suất, chất lượng tốt hơn, qua đó làm giảm giá thành sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ hiện tại.
1.3. Mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh 1.3.1. Mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh 1.3.1. Mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh
Đổi mới hiện nay trở nên bắt buộc cho mỗi tổ chức, và tổ chức nào không tiến hành đổi mới sẽ bị đào thải khỏi ngành (Swati Agrawal, 2008, p. 31). Trong môi trường cạnh tranh rất gay gắt cùng vô vàn những thay đổi như hiện nay, một yêu cầu chung đặt ra cho tất cả các tổ chức là phải dành rất nhiều thời gian, nhân lực và những nguồn lực tài chính để đo lường kết quả trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược (Paul R. Niven, 2006, trang 10). Trong khi việc đo lường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết thì các hệ thống dành cho việc nắm bắt, theo dõi và chia sẻ thông tin thực hiện của các tổ chức ấy lại yếu kém trầm trọng. Chính vì thế ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các tổ chức ấy. Một hệ thống quản lý tối ưu, giúp giải quyết các vấn đề khó khăn kể trên, từ đó giúp các tổ chức nâng cao lợi thế cạnh tranh – đó chính là BSC, “phương tiện đầu tiên và trên hết để tiến hành thay đổi” (Paul R. Niven, 2006, trang 162). Khẳng định này có được xuất phát từ mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh, cụ thể:
Đặt trọng tâm hoạt động vào những yếu tố tạo giá trị cho tương lai, từ đó nâng
Tránh sự tập trung đơn thuần vào các chỉ số tài chính, từ đó vơ hình trung làm giảm vai trò của các yếu tố khác – những nhân tố qua trọng, hướng hoạt động của tổ chức tập trung vào lợi thế cạnh tranh: Điều cần thiết hiện nay là một hệ thống đo lường phải cân bằng được tính chính xác và thống nhất của các số liệu tài chính trước đây với những yếu tố định hướng về sự thành công trong nền kinh tế ngày nay (Paul R. Niven, 2006), qua đó cho phép tổ chức chiến thắng được mối bất hòa áp đảo trong việc thực hiện chiến lược. Đến lượt mình, điều này sẽ cho phép tổ chức
đặt trọng tâm vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh, do nhanh chóng giải phóng
cho nguồn lực quý giá có thể được rót vào các dự án tạo ra giá trị thực sự và dẫn đến lợi thế cạnh tranh (Paul R. Niven, 2006, trang 352). Và BSC là một cơng cụ có
được lợi thế cân bằng này, cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp
tốt nhất – thể hiện ngay từ chính tên gọi của nó: Thẻ điểm cân bằng.
Đánh giá đúng vai trị của các tài sản vơ hình – giá trị to lớn của các tổ chức
cạnh tranh hiện nay: Các cơng ty ngày nay có thể có lợi thế cạnh tranh từ rất nhiều