Hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 25)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Rủi ro tín dụng

2.1.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng

2.1.5.1 Đối với ngân hàng

Bên cạnh việc gây các khoản nợ khó địi, rủi ro tín dụng cịn làm tăng thêm

các chi phí như chi phí quản lý, trích lập dự phịng rủi ro, giám sát, thu nợ… cao hơn nhiều so với khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất nợ quá hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền gửi huy động dù không thu được đầy đủ

vốn gốc và lãi của các khoản mình cho vay. Do đó chẳng những một khoản tiền lãi không được sinh thêm mà phần vốn còn bị thâm hụt, làm cho lợi nhuận, hiệu quả

hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị giảm đáng kể.

Trong thực tế, khi không thu hồi được các khoản nợ của khách hàng sẽ làm

cho vòng quay vốn của ngân hàng bị mất cân đối, ngân hàng mất dần khả năng

thanh toán cho các khoản tiền gửi huy động. Lúc này, rủi ro tín dụng đã gián tiếp

gây nên rủi ro thanh khoản, dễ dẫn đến sự sụp đổ của một ngân hàng, thậm chí là cả toàn hệ thống.

Mặt khác, đối với những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn quá cao, khi thông tin này bị lộ ra bên ngồi thì uy tín của ngân hàng đó trên thị trường tài chính chắc chắn bị suy giảm. Người dân tất yếu sẽ khơng cịn lịng tin vào khả năng quản lý của ngân hàng. Và đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh, tranh giành thị

trường và khách hàng, đẩy ngân hàng tiến tới bờ vực phá sản hoặc sáp nhập.

2.1.5.2 Đối với khách hàng

Đối với những khách hàng khơng có đủ khả năng hồn trả nợ gốc và lãi đúng

hạn thì uy tín của họ trong lĩnh vực kinh tế đã giảm. Chính vì điều này, nếu họ đang trong điều kiện khơng thuận lợi, muốn vay thêm vốn thì họ hầu như khơng cịn cơ hội, kể cả là những nguồn khác trong nền kinh tế do uy tín đã bị mất.

Ngoài ra, khi rủi ro tín dụng xảy ra nhiều, cơ hội tiếp cập vốn vay của các khách hàng khác cũng sẽ bị hạn chế hơn. Nếu khách hàng khơng trình bày được

phương án sử dụng vốn vay hợp lý, rõ ràng, đa phần khách hàng khơng thể nào vay

được. Bởi vì lúc này, các ngân hàng đã phải thắt chặt quy trình tín dụng, khiến cho

thủ tục cấp vốn ngày một phức tạp, tốn nhiều thời gian.

2.1.5.3 Đối với nền kinh tế

Ngân hàng là cầu nối giữa nơi thừa vốn và thiếu vốn trong nền kinh tế. Do đó, dù ít hay nhiều thì rủi ro tín dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, cơ hội tiếp cận vốn bị hạn chế làm cho các khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn trong q trình mở rộng sản xuất kinh doanh, trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế. Thậm chí, chỉ cần rủi ro tín dụng xảy ra ở một ngân hàng và làm cho ngân hàng đó gặp khó khăn thì cũng sẽ làm ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ thống ngân

2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương

quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng

để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Biến số đầu vào có thể là vốn, nhân lực, kỹ thuật

công nghệ, tài nguyên thiên nhiên… Biến số đầu ra là các kết quả kinh tế như sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận…

Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, hiệu quả hoạt động là khái niệm

phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đã có để đạt được kết quả cao nhất với

mức chi phí thấp nhất – tức là tối thiểu hóa chi phí. Ngồi ra, đây còn là yếu tố

quyết định trực tiếp đến vấn đề tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Bởi khi

ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả thì mới có thể tạo ra nhiều lợi nhuận từ

đó nâng cao chất lượng, thu hút khách hàng. Vì vậy các ngân hàng thương mại luôn

coi hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu.

Hiện nay trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại rất đa dạng, tùy theo mục đích

nghiên cứu có thể xem xét theo những khía cạnh khác nhau. Như PGS.TS Trương Quang Thơng (2012) định nghĩa thì: “Hiệu quả hoạt động của ngân hàng là kết quả lợi nhuận do hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại trong một thời gian nhất định”. Và trong luận văn này, hiệu quả hoạt động kinh doanh của chín ngân hàng

TMCP niêm yết sẽ được tác giả nghiên cứu dưới khía cạnh lợi nhuận và khả năng sinh lời được tạo ra bởi chín ngân hàng này.

2.2.2 Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thương mại

Các chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản dùng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản Có. Nói cách khác, chỉ tiêu này thể hiện một đồng tài sản Có sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã loại bỏ

tác động của thuế.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản =Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản x 100%

ROA cao cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả cũng như thể hiện ngân hàng có cơ cấu tài sản Có hợp lý, sự điều động thích hợp giữa các hạng mục trên tài sản Có trước những biến động của nền kinh tế. Ngược lại, ROA thấp là kết quả của một chính sách đầu tư, cho vay khơng hợp lý hoặc do chi phí hoạt động khác của ngân hàng quá cao.

ROA còn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, giúp

các nhà quản trị nhìn thấy được khả năng sử dùng tài sản Có để tạo ra lợi nhuận và xây dựng cấu trúc tài sản Có hợp lý.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là tỷ số quan trọng, cho thấy hiệu quả đầu tư vốn của các cổ đông ngân hàng. Nói một cách rõ ràng hơn, chỉ tiêu này cho biết từ một đơn vị vốn mà chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu =Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu x 100%

ROE cao thể hiện vị thế bền vững và an toàn của ngân hàng. Điều này cho

thấy ngân hàng đang sử dụng hiệu quả đồng vốn cổ đơng, hài hịa cân đối giữa dòng vốn đi vay và vốn chủ sở hữu, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh trong việc mở

rộng quy mô hoạt động. Ngược lại, ROE thấp cho thấy ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, không hấp dẫn các nhà đầu tư rót vốn vào ngân hàng.

Lý giải việc lựa chọn ROA làm chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong bài nghiên cứu

Hai chỉ số ROA và ROE đều có những đặc điểm riêng của nó. Điểm khác

nhau cơ bản của chúng là: ROA thường được các nhà quản lý, điều hành tham khảo, còn ROE thường được các nhà đầu tư phân tích so sánh. Điểm mạnh của ROA

chính là thể hiện được tính hiệu quả của q trình tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong

hoạt động kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cịn trong khi đó,

ROE lại là chỉ tiêu quan trọng nhất với các cổ đổng, cho biết khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông, thường được các nhà đầu tư phân tích so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi ra quyết định nên mua cổ

phiếu nào.

Và trong bài luận văn này, đứng trên giác độ là một nhà quản lý ngân hàng, tác giả xin được chọn chỉ tiêu ROA để làm đại diện chính, dùng để đo lường hiệu quả

hoạt động kinh doanh bởi nó phù hợp với tính chất của bài nghiên cứu: Xem xét, so sánh phần lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP

niêm yết. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, các ngân hàng thương mại cổ phần phải đạt được mức vốn tối thiểu khi niêm yết, nên ROE có thể sẽ khơng phản ánh

chính xác sự khác biệt trong khả năng sinh lời ở mỗi ngân hàng.

2.3 Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

các ngân hàng thương mại

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của rủi ro tín

dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Tuy đa số các nghiên cứu đều đi đến kết quả: Rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhưng bên cạnh đó vẫn có một vài nghiên cứu chỉ ra

được những tác động tích cực và một vài nghiên cứu chứng minh rằng rủi ro tín

dụng khơng có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới

Ramlall (2009) đã tìm thấy các yếu tố bên trong và bên ngoài, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại Đài Loan trong giai đoạn nghiên cứu từ 2002 đến 2007. Trong đó, rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời, cứ 1% tăng lên của rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến việc giảm 94% tỷ suất sinh lợi. Điều này cũng đồng nghĩa nếu ro tín dụng tăng, tỷ suất sinh lời chắn chắn sẽ giảm.

Alper và Anbar cũng tiến hành tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 10 ngân hàng thương mại tại Thổ Nhĩ kỳ trong chín năm từ 2002 đến 2010

thông qua việc sử dụng mơ hình hồi quy tác động cố định FEM. Trong số các kết

quả thu được sau cùng cho thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản – hệ số rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực và có mức ý nghĩa đến lợi nhuận của ngân hàng, thể hiện thông qua biến ROA.

Kargi (2011) đã nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng ở Nigeria với mẫu dữ liệu được lấy trong khoảng thời

gian từ 2004 đến 2008 từ các báo cáo thường niên. Bằng phương pháp hồi quy, kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ; tổng dư nợ/tổng vốn huy động đều có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) và có ý nghĩa thống kê. Tác động

này là ngược chiều, bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ cho vay, nợ xấu và các khoản tiền gửi.

Oke và các cộng sự (2012) cũng đã một lần nữa thực hiện lại nghiên cứu này tại quốc gia Nigeria. Họ sử dụng dữ liệu thu thập từ 5 ngân hàng được chọn trong

khoảng thời gian 11 năm (từ 2000 đến 2010). Và trong bài nghiên cứu này, ROA

được sử dụng như một lý thuyết truyền thống để đo lường hiệu quả hoạt động kinh

doanh và ba biến đo lường rủi ro tín dụng là nợ xấu/tổng dư nợ, tổng dư nợ/tổng

của các ngân hàng. Kết quả cho thấy khi tỷ lệ nợ xấu và tổng dự nợ/tổng tiền gửi tăng 100% sẽ làm ROA giảm tương ứng là 6.2% và 0.65%. Trong khi đó tỷ lệ dự

phịng rủi ro tín dụng lại tác động tích cực đến ROA: Khi tỷ lệ này tăng 100% sẽ

làm ROA tăng 9.6%.

Afriyie và Akotey (2013) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng nông thôn vùng Brong Ahafo ở Ghana. Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính thường niên của 10 ngân hàng trong vòng 5

năm (2006 – 2010). Biến đại diện cho lợi nhuận được sử dụng là ROA; biến đo

lường tác động quản lý rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR. Dữ liệu bảng sau khi hồi quy đã cho thấy một kết quả trái ngược với lý thuyết: Khi nợ xấu cao thì vẫn có thể đạt được lợi nhuận tốt.

Kaaya và Pastory (2013) đã tiến hành phân tích tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc hồi quy dữ liệu bảng có sử dụng biến kiểm sốt là quy mơ ngân hàng. Mẫu nghiên cứu được lấy trong giai đoạn 2005 đến 2011 ở Tanzania thông qua 11 ngân hàng thương mại. Kết quả thu được cho thấy

biến kiểm sốt quy mơ ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và mơ hình hồi quy giải thích được 64% tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng

đến lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa khi rủi ro tín dụng càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng thấp.

Abbas và các cộng sự (2014) đã thực nghiệm nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng (ba biến giải thích là tỷ lệ nợ xấu, tổng dư nợ/tổng tiền gửi và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng) lên hiệu quả hoạt động hệ thống ngân hàng – biến ROA tại Pakistan trong giai đoạn từ 2006 đến 2011. Kết quả quả hồi quy cho thấy rủi ro tín dụng hồn tồn có tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Cụ thể khi tỷ lệ nợ xấu, tổng dư nợ/tổng tiền gửi và tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng tăng 1% sẽ làm cho ROA giảm lần tương ứng là 1.6%, 3% và 9%.

Abiola và Olausi (2014) đã tìm hiểu tác động của quản lý rủi ro tín dụng (biến

kinh doanh (biến đo lường là ROA) tại bảy ngân hàng của Nigeria trong bảy năm từ năm 2005 đến 2011. Mơ hình hồi quy đã cho kết quả trái với kỳ vọng: Tỷ lệ nợ xấu có tác động tích cực đến ROA ở mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó, biến tỷ lệ an tồn

vốn tối thiểu lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.

Gizaw và các cộng sự (2015) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhóm ngân hàng thương mại Ethiopia. Dữ liệu nghiên

cứu thu thập từ tám ngân hàng thương mại Ethiopia trong 10 năm từ 2003 đến 2012. Biến phụ thuộc tác giả sử dụng để đo lường lợi nhuận là biến tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và các biến độc lập bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín

dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR, tỷ lệ cho vay/vốn huy động. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có tác động tiêu cực đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng có tác động tích cực và tỷ lệ

cho vay/vốn huy động khơng có ý nghĩa.

Kayode và các cộng sự (2015) tìm hiểu tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu

quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria. Dữ liệu bảng hồi quy được thu thập từ

sáu ngân hàng trong 14 năm từ 2000 đến 2013. Nghiên cứu này cũng sử dụng tỷ lệ

nợ xấu, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng và hệ số rủi ro tín dụng để ước lượng cho rủi ro tín dụng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh thì được đại diện bởi ROA. Thơng qua hồi quy mơ hình các tác động ngẫu nhiên REM cho ra kết quả: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực và hệ số rủi ro tín dụng có tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)