Phân tích rủi ro dự án, ứng dụng Crystal Ball

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín nghiên cứu dự án đầu tư nhà máy gạch tuynel (Trang 65 - 72)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI

2.3. Phân tích thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sacombank, thông qua

2.3.3. Phân tích rủi ro dự án, ứng dụng Crystal Ball

Việc thẩm định các dự án đầu tư là nhằm đánh giá khả năng tài chính và kinh tế, tính khả thi của một dự án đang xem xét. Phân tích rủi ro khơng thay thế cho các phương pháp thẩm định dự án đầu tư mà là hỗ trợ để các nhà đầu tư có được các quyết định đúng và tốt nhất. Trong giới hạn của bài nghiên cứu, tác giả sử dụng 2 phương pháp phân tích rủi ro thông dụng để mô tả và so sánh kết quả của dự án.

2.3.3.1 Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy một chiều

Qua khảo sát thực tế thực hiện các dự án, phân tích các yếu tố rủi ro của các thông số dự án ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả. Đối với dự án đang nghiên cứu, Chủ đầu tư xác định các biến rủi ro là: giá bán thành phẩm bình quân, giá nguyên vật liệu đầu vào bình quân, tỷ lệ lạm phát nền kinh tế, chi phí sử dụng vốn vay sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến các biến kết quả là NPV và IRR.

Ứng dụng phần mềm Excel, chức năng Table trong Data để phân tích độ nhạy một chiều cho kết quả:

- Giá bán: giao động từ 1300 – 1700 đồng/viên, NPV < 0 và IRR < WACC khi giá bán dưới 1385 đồng/viên. Qua phân tích thị trường bán sĩ, tham khảo giá vật liệu năm 2010 chủ đầu tư đã xác định được mức giá bán bình quân khoảng 1650 đồng/viên. Theo mức giá bán trung bình áp dụng cho dự án là 1550 đồng/viên, phù hợp với giá bán thị trường tại thời điểm xây dựng dự án và tình hình biến động giá nguyên vật liệu trong nhiều năm.

- Giá chi phí nguyên vật liệu: giao động từ 300 – 700 đồng/viên, NPV < 0 và IRR < WACC khi giá trên 650 đồng/viên. Qua phân tích thị trường bán sĩ, tham khảo giá nguyên vật liệu năm 2010 chủ đầu tư đã xác định được mức giá bán bình quân khoảng 350 đồng/viên, bên cạnh đó doanh nghiêp có thể chủ động nguồn nguyên liệu đất, đảm bảo nguồn cung và giảm chi phí đầu vào.

- Lạm phát trong nước: giao động từ 8% - 24%/năm, trong giới hạn biến động của tỷ giá lạm phát không làm NPV<0 hay IRR<WACC. Căn cứ tỷ lệ lạm phát nền kinh tế trong nước 10 năm gần nhất, tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức xung quanh 10%/năm. Trên cơ sở tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, tác giả mở rộng biên độ biến động lạm phát và dự tính các rủi ro lạm phát có thể phát sinh ảnh hưởng đến kết quả của dự án.

Chi phí sử dụng vốn vay (lãi suất): giao động từ 12% - 28%/năm, không ảnh hưởng lớn đến kết quả của dự án làm NPV<0 hay IRR<WACC. Căn cứ tình hình thị trường lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trong 10 năm gần nhất, biên độ giao động lãi suất áp dụng để phân tích dự án phù hợp với mức độ giao động lãi suất của thị trường qua các năm.

Phân tích độ nhạy hai chiều

Tương tự như phân tích độ nhạy một chiều, các biến rủi ro đã được xác định và kết hợp tại một thời điểm có sự biến đổi của hai biến tác động đến kết quả NPV và IRR:

- Giá bán thành phẩm và giá nguyên liệu đầu vào: khi có sự biến động kết hợp giữa hai nhập lượng giữa giá đầu ra và đầu vào cùng thay đổi, tại miền các giá trị có giá bán thành phẩm thấp hợp giá thị trường, giá bán bình quân của dự án kết hợp với giá mua nguyên liệu đầu vào cao làm kết quả NPV < 0 và IRR < WACC, tuy nhiên mức độ giá bất lợi như trong bảng giả thiết khó xẩy ra tại thời điểm thực hiện dự án, miền giá trị có NPV > 0 và IRR > WACC có khả năng xảy ra nhiều hơn. - Giá bán thành phẩm và chi phí sử dụng vốn vay: tương tự với sự kết hợp giữa hai biến giá bán và chi phí sử dụng vốn vay thì tại các mức giá bán thấp hơn giá bình qn kết hợp với mức chi phí vốn cao làm ảnh hưởng đến kết quả NPV dự án. - Giá bán thành phẩm và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: tương tự như kết hợp giữa giá bán và chi phí sử dụng vốn vay.

Kết quả phân tích độ nhạy hai chiều cho thấy yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả của dự án là giá bán thành phẩm, với mỗi mức giá bán thay đổi làm ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của NPV và IRR.

2.3.3.2. Phân tích mơ phỏng

Mục đích của phân tích mơ phỏng trong đề tài nhằm đưa ra một ý kiến tư vấn cho nhà đầu tư, ngân hàng và các chủ thể có liên quan đến dự án hoặc có quan tâm đến dự án. Phân tích mơ phỏng sẽ dựa trên sự kết hợp tất cả các biến rủi ro (các thơng số có ảnh hưởng) có thể làm thay đổi kết quả của dự án và tất cả các biến đó cùng thay đổi và tạo nên các kết quả của dự án. Bên cạnh đó ứng dụng phân tích mơ phỏng nhằm khắc phục hạn chế của phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, đánh giá đúng về tính khả thi của dự án, giảm thiểu rủi ro trước khi quyết định đầu tư hay tài trợ vào dự án. Đề tài tiến hành phân tích mơ phỏng xem xét một cách đồng thời tác động của các biến rủi ro quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Qua phân tích mơ phỏng để có thể phân tích được sự biến động của nhiều biến rủi ro, xác định được xác suất xảy ra các giá trị khác của biến rủi ro, thể hiện mối tương quan giữa các biến.

Mô tả biến rủi ro, biến kết quả

Biến rủi ro

Dựa theo thiết kế của dự án, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chung ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế, căn cứ các yếu tố đầu vào, đầu ra ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Trong giới hạn nghiên cứu của dự án, có rất nhiều biến cấu thành nên kết quả của dự án, trong đó tác giả xác định có 11 biến rủi ro chính có sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của dự án, chi tiết theo bảng dưới đây:

Bảng 2.10: Bảng mô tả biến rủi ro

ST

T Biến rủi ro Dạng phân phối

Giá trị tham chiếu

Miền giá trị, độ lệch chuẩn

X1 Xn

1 Giá bán Chuẩn 1550 1400 1680

2 Chi phí nguyên liệu Tam giác 430 380 410 560 3 Chi phí điện, bao bì Tam giác 103 80 100 130

4 Chi phí quản lý Chuẩn 2% 1% 4%

5 Chi phí nhân cơng Tam giác 3.4 1.43 3.0 5.75 6 Chi phí lương quản lý Tam giác 6.3 4.5 6.0 8.3

7 Công suất thiết kế Tam giác 30 27 30 33

8 Công suất hoạt động Tam giác 90% 0% 3%

9 Lãi suất vay Chuẩn 18% 2% 18%

10 Lạm phát trong nước Log 12% 0% 1%

11 Lạm phát nước ngoài Log 4% 0% 0%

Nguồn: Bản phân tích rủi ro dự án

Biến kết quả (biến dự báo)

Căn cứ về các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn dự án, có nhiều chỉ tiêu có thể được chọn làm biến kết quả. Tuy nhiên trong giới hạn đề tài nghiên cứu và cách lựa chọn của các nhà phân tích dự án khi chạy mô phỏng, thông thường dựa trên 04 biến kết quả là NPV, IRR theo quan điểm chủ đầu tư và NPV, IRR theo quan điểm của tổng đầu tư làm biến dự báo.

Kết quả phân tích mơ phỏng

Khi thực hiện một dự án nhà đầu tư phải dành nhiều thời gian cân nhắc, tính tốn kỹ lưỡng về khả năng thành công của dự án, tuy nhiên chưa thể biết khả năng dự án thành công là bao nhiêu phần trăm, xác suất thất bại dự án là bao nhiêu? Và một điều quan trọng là nhà đầu tư chỉ có một sự lựa chọn duy nhất làm hay khơng làm dự án này, mà khơng có một phép thử nghiệm hay khơng đủ khả năng tài chính để thực hiện cùng một dự án nhiều lần từ đó rút kinh nghiệm.

Vì vậy việc ứng dụng Crystal Ball trong phân tích rủi ro dự án, có thể trả lời cho câu hỏi xác suất thành công – thất bại của dự án, và hơn thế nữa có thể tạo cơ hội cho nhà đầu tư thử nghiệm việc đầu tư của mình tại nhiều điểm khác nhau bằng cách cho các biến số thay đổi. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu, để có một sự đánh giá khách quan về tính khả thi của dự án, có một góc nhìn tương đối tồn diện về dự án khi các biến số thay đổi, tăng độ tin cậy cho nhà đầu tư khi ra quyết định, tác giả chọn số lần kết hợp sự thay đổi giữa các biến số là 10.000 lần. Qua 10.000 lần thay đổi phần mềm cho kết quả thông qua các biểu đồ sau:

Xác suất thành công của dự án theo chỉ tiêu NPV(EPV)

Căn cứ theo biểu đồ có thể xác định được sau khi kết hợp sự thay đổi của các biến trong 10.000 lần, xác suất NPV (TIPV) của dự án dương là 89.95%. Với giá trị NPV (EPV) = 19.450 triệu đồng, xác suất đạt khoảng 51% với số lần lặp lại nhiều nhất khoảng 360/10.000 phép thử. Qua đồ thị biểu diễn xác suất xẩy ra các giá trị của NPV (EPV) cho thấy xác suất thực hiện dự án có NPV dương rất cao, xác suất đạt giá trị NPV như dự phóng lớn nhất cho thấy khả năng thực hiện dự án có xác suất thành công cao.

Xác suất thành công của dự án theo chỉ tiêu IRR(EPV)

Căn cứ theo biểu đồ có thể xác định được sau khi kết hợp sự thay đổi của các biến trong 10.000 lần, xác suất IRR (EPV) của dự án tại mức tỷ lệ tương đương suất chiết khấu là 89.47%. Với giá trị IRR (EPV) = 33%, xác suất đạt khoảng 48% với số lần lặp lại nhiều nhất khoảng 400/10.000 phép thử. Qua đồ thị biểu diễn xác suất xẩy ra các giá trị của IRR(EPV) cho thấy xác suất thực hiện dự án có tỷ lệ IRR cao, xác suất đạt giá trị IRR như dự phóng lớn nhất cho thấy khả năng thực hiện dự án có xác suất thành cơng cao.

Xác suất thành công của dự án theo chỉ tiêu NPV(TIPV)

Căn cứ theo biểu đồ có thể xác định được sau khi kết hợp sự thay đổi của các biến trong 10.000 lần, xác suất NPV (TIPV) của dự án dương là 89.95%. Với giá trị NPV (TIPV) = 19.450 triệu đồng, xác suất đạt khoảng 51% với số lần lặp lại nhiều nhất khoảng 360/10.000 phép thử. Qua đồ thị biểu diễn xác suất xẩy ra các giá trị

của NPV (TIPV) cho thấy xác suất thực hiện dự án có NPV dương rất cao, xác suất đạt giá trị NPV như dự phóng lớn nhất cho thấy khả năng thực hiện dự án có xác suất thành công cao.

Xác suất thành công của dự án theo chỉ tiêu IRR(TIPV)

Căn cứ theo biểu đồ có thể xác định được sau khi kết hợp sự thay đổi của các biến trong 10.000 lần, xác suất IRR (TIPV) của dự án tại mức tỷ lệ tương đương suất chiết khấu là 89.47%. Với giá trị IRR (TIPV) = 27%, xác suất đạt khoảng 49% với số lần lặp lại nhiều nhất khoảng 390/10.000 phép thử. Qua đồ thị biểu diễn xác suất xẩy ra các giá trị của IRR(TIPV) cho thấy xác suất thực hiện dự án có tỷ lệ IRR cao, xác suất đạt giá trị IRR như dự phóng lớn nhất cho thấy khả năng thực hiện dự án có xác suất thành cơng cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 nhằm giới thiệu tổng quan về Sacombank và dự án đầu tư, qua đó phân tích đánh tính khả thi, hiệu quả, rủi ro tài trợ dự án dựa trên quan điểm của Ngân hàng thương mại (quan điểm tổng đầu tư). Qua đó có góc nhìn khái qt hơn khi hợp tác tài trợ dự án đối với các doanh nghiệp, mục tiêu đi kèm giữa hiệu quả kinh doanh là yếu tố đảm bảo an tồn trong q trình thu hồi vốn. Chương 3 cũng đã tiến hành phân tích các yếu tố rủi ro của Ngân hàng thường gặp khi tài trợ dự án, trong đó tập trung chủ yếu tình trạng pháp lý và tính khả thi của các thơng số tài chính dự án, trên cơ sở đó đánh giá việc thực hiện dự án có thể tiến hành theo đúng lộ trình đã lên kế hoạch và hiệu quả thực sự của dự án. Bên cạnh việc phân tích rủi ro dự án theo các phương pháp khác nhau để đưa ra những nhận định phù hợp nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định tài trợ đối với dự án

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SACOMBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín nghiên cứu dự án đầu tư nhà máy gạch tuynel (Trang 65 - 72)