Định hướng phát triển của Sacombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín nghiên cứu dự án đầu tư nhà máy gạch tuynel (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI

3.1. Định hướng phát triển của Sacombank

Ý thức được các thời cơ, thách thức đối với hoạt động ngân hàng, quán triệt phương châm của Ngân hàng “Sacombank đồng hành cùng phát triển”. Trên cơ sở quan hệ hợp tác hiệu quả cùng có lợi, Sacombank xác định mục tiêu phát triển trở thành ngân hàng ngoài quốc doanh lớn nhất Việt Nam, ngân hàng hàng đầu tại Đơng Dương. Sacombank đánh giá, nhìn nhận các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cơ hội hợp tác kinh doanh, hướng mọi hoạt động của Sacombank vào việc phục vụ và nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp. Theo đó, các chính sách, định hướng phát triển cụ thể như sau:

3.1.1. Tăng cường năng lực về vốn để đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh doanh

Mở rộng mạng lưới và đa dạng hố các hình thức, loại hình huy động bao gồm cả tổ chức kinh tế lẫn huy động dân cư, cả trong nước và ngoài nước,... đảm bảo vốn cho các chương trình phát triển kinh tế và nhu cầu của doanh nghiệp.

Chú trọng tạo một bộ mặt mang phong cách riêng của Sacombank, tạo nên sự an tâm tin tưởng đối với người dân. Nghiên cứu, thực hiện các hình thức huy động mới, thường xuyên theo dõi tình hình lãi suất thị trường, dự báo xu hướng biến động đưa ra lãi suất hợp lý, trong hoạt động.

3.1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng

Xây dựng giới hạn tín dụng và hạn mức tín dụng cho từng khách hàng, có chính sách lãi suất phù hợp, kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng để có thể gia tăng số dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, đồng thời gia tăng doanh số giao dịch.

Tăng cường thu thập thông tin về các chương trình đầu tư phát triển của thành phố, của các bộ ngành, các tổng công ty kết hợp với tình hình hoạt động

doanh nghiệp nhằm lên kế hoạch tiếp cận cụ thể với các chính sách áp dụng phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.

Mở rộng tín dụng đối với các khách hàng hoạt động có hiệu quả, sản phẩm có sức cạnh tranh, có thị trường ổn định; các thành phần kinh tế khác như công ty cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có uy tín trong giao dịch.

Mở rộng tín dụng ngoại tệ với đối tượng khách hàng có khả năng tái tạo ngoại tệ hoặc tìm được nguồn cung ngoại tệ từ các doanh nghiệp khác, xác định khả năng hỗ trợ ngoại tệ của Sacombank đối với những khách hàng có doanh số giao dịch lớn để nâng mức tăng trưởng tín dụng một cách an tồn trên cơ sở chính sách cung ứng ngoại tệ phù hợp vơí tình hình cung cầu.

3.1.3. Dịch vụ và cơng nghệ ngân hàng

Đầu tư, trang bị hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng điện tử như thêm các máy chủ loại lớn với tốc độ xử lý cao, nâng cao chất lượng phục vụ các mảng dịch vụ khách hàng như: Mobile Banking, Internetbanking, Mplus… nhằm mở rộng hơn nữa các dịch vụ ngân hàng, tăng thêm hiệu quả sử dụng ATM.

Chú trọng tăng cường khả năng tự xây dựng các chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ các mặt nghiệp vụ, phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh của Sacombank.

Tuân thủ và ngày càng hoàn thiện hơn quy trình giao dịch, nâng cao tính bảo mật trong giao dịch tại quầy, thanh toán online và ngân hàng điện tử.

3.1.4. Biện pháp tổ chức điều hành

Quán triệt quan điểm làm việc đến toàn bộ cán bộ nhân viên tình hình và nhiệm vụ kinh doanh để tạo sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm.

Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm, lấy chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu hàng đầu trong kinh doanh.

Thực hiện tốt quy trình quản lý chất lượng MS, 5S trong hoạt động ngân hàng nhằm bảo đảm tiêu chuẩn làm việc, chất lượng dịch vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả, an toàn.

Từng bước nâng cấp các điều kiện vật chất, phương tiện giao dịch phục vụ khách hàng tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và văn minh.

Duy trì quan hệ với khách hàng thơng qua các phịng nghiệp vụ và phịng quan hệ khách hàng để nắm bắt, nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của khách hàng kịp thời.

3.2. Định hướng phát triển cho vay dự án đầu tư

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay dự án với tỷ lệ tăng trưởng phù hợp với định hướng cơ cấu lại nợ của toàn ngành.

- Đẩy mạnh hoạt động tín dụng phục vụ nền kinh tế bằng các biện pháp mở rộng khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kết hợp với nhiều hình thức vay vốn, đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo cân đối, tăng trưởng tín dụng ngắn hạn cao hơn tín dụng trung dài hạn.

- Tính tốn tham gia đầu tư với mức vốn hợp lý thông qua đồng tài trợ hoặc cho vay trực tiếp đối với các dự án đầu tư ngành điện lực, dầu khí, xây dựng cơ bản,… và các dự án trọng điểm nhà nước phê duyệt.

- Những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trung ương và địa phương, Sacombank có thể cho vay ứng trước vốn khi có đảm bảo sẽ thu được nợ từ ngân sách cấp phát trong phạm vi hàng năm với thời hạn tài trợ phù hợp.

Ưu tiên cho các dự án đầu tư theo chiều sâu, đầu tư đồng bộ để phát huy năng lực hiện có, nhanh chóng tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh, thời hạn vay ngắn không quá 5 năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Cho vay các dự án có hiệu quả thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo cơ chế của nhà nước.

3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Sacombank

3.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng một cách hợp lý

Về mặt chiến lược chính sách tín dụng của Ngân hàng phải thu hút được khách hàng, duy trì và phát triển được khách hàng để mở rộng quy mô hoạt động của một

ngân hàng thương mại. Do vậy chính sách tín dụng, cho vay dự án trung, dài hạn phải chú ý đến chiến lược thu hút khách hàng có sự lựa chọn. Các tiêu chuẩn chính dể lựa chọn khách hàng, như:

- Khách hàng có khả năng ổn định và phát triển kinh doanh lâu dài.

- Khách hàng có đội ngũ quản lý giỏi, có khả năng thích ứng tốt với mơi trường kinh doanh.

- Khách hàng có triển vọng chiếm lĩnh thị trường ...

- Khách hàng đang có khó khăn nhưng dự án đầu tư thực sự có hiệu quả. Những doanh nghiệp này ngân hàng vẫn thực hiện đầu tư cho dự án đó, thơng qua việc đầu tư giúp cho doanh nghiệp thốt khỏi khó khăn và phát triển đi lên.

Như vậy ngân hàng vừa phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển vừa hỗ trợ các doanh nghiệp phát huy hiệu quả vốn tín dụng, hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng, vừa đảm bảo thu nhập cho ngân hàng. Sacombank phải chủ động nắm bất kịp thời chủ trương đầu tư hàng năm của địa phương để xây dựng chiến lược, kế hoạch cho vay trung, dài hạn hàng năm chi tiết đến từng ngành, từng chủ đầu tư, từng dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín nghiên cứu dự án đầu tư nhà máy gạch tuynel (Trang 72 - 75)