2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.4. Đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu
Từ lý thuyết, khái niệm về vốn xã hội đã được lược khảo từ các tác giả, ta thấy rằng tùy vào mỗi khái niệm mà có cách đo lường vốn xã hội một cách khác nhau dựa vào
các khái niệm đó. Với cách đo lường vốn xã hội của Ngân hàng Thế giới (2002) được chia thành sáu nhóm chính đó là:
- Tổ chức, mạng lưới: đây là nhóm được sử dụng phổ biến phổ biến nhất để đo lường vốn xã hội. Các câu hỏi đo lường ở nhóm này phản ánh được tính chất, mức độ, tần số tham gia của các thành viên trong hộ gia đình vào các tổ chức, mạng lưới xã hội chính thức và phi chính thức và phạm vi, mức độ đóng góp và nhận được từ các tổ chức này, đồng thời nó cũng xem xét được các đặc điểm của các thành viên trong nhóm hay tổ chức. Câu hỏi được đặt ra để đo lường biến này là: “Số lượng tổ chức mà hộ tham gia?” Hay đưa ra giả định là “Nếu bạn đột xuất cần một số tiền nhỏ sẽ có bao nhiêu người ngồi hộ sẵn sàng giúp đỡ bạn?”.
- Niềm tin: Niềm tin được thiết lập trong các mối quan hệ và các mạng lưới xã hội và niềm tin này còn được mở rộng ra đối với những người lạ (thường dựa vào sự mong đợi về một hành vi hay dựa vào cảm nhận của bản thân), sự tin tưởng vào thể chế chính trị (bao gồm cả sự công bằng của luật lệ các thủ tục chính thức, giải quyết tranh chấp và phân bổ nguồn lực). Niềm tin là một khái niệm trừu tượng rất khó đo lường trong bối cảnh phạm vi ở hộ gia đình, vì nó sẽ mang ý nghĩa khác với những nhóm người khác nhau. Do đó, cách tiếp cận vốn xã hội tập trung cả về niềm tin nói chung và niềm tin ở từng nhóm người cụ thể. Niềm tin cũng được xem xét trong từng bối cảnh cụ thể, chẳng hạn như lòng tin ở vai trò là người cho vay hay là người đi vay. Các câu hỏi để khảo sát sự tin tưởng đó là: “Nếu bạn đang chăm sóc một đứa trẻ và cần phải đi ra ngồi một lúc, bạn có nhờ người hàng xóm giúp đỡ?”, “Bạn có cho rằng hầu hết mọi người đều có thể tin tưởng được hay bạn không thể quá cẩn thận trong việc đề phòng với mọi người?”.
- Hoạt động tập thể và sự hợp tác: Hoạt động tập thể là loại hình cơ bản thứ ba để đo lường vốn xã hội, sự hữu dụng của chỉ số này bắt nguồn từ thực tế là đa số các hoạt động tập thể đa phần đều có các nguồn vốn xã hội trong cộng đồng đó, trừ trường hợp độc tài, chính phủ có thể buộc mọi người làm việc với nhau hay tham gia vào các hoạt động chung. Hoạt động tập thể là một khía cạnh quan trọng của đời
sống cộng đồng ở nhiều quốc gia, mặc dù mục đích của các hành động có thể khác nhau rất nhiều. Ở một số nước, các hoạt động tập thể bao gồm các hoạt động vì cộng đồng, hay các hoạt động liên quan đến dịch vụ cơng, cũng có một số quốc gia các hoạt động tập thể này mang định hướng chính trị. Vì vậy, câu hỏi để đo lường vốn xã hội trong phần này là mức độ sẵn sàng hợp tác, tham gia vào các hoạt động tập thể, tần suất tham gia, số lượng các hoạt động đó: “Trong 12 tháng qua, hộ gia đình có tham gia các hoạt động với mọi người vì lợi ích cộng đồng? Có bao nhiêu lần như vậy?” hay “Nếu có một vấn đề về cung cấp nước trong địa phương, bạn nghĩ mọi người có cùng nhau giải quyết vấn đề?”.
- Thông tin và truyền thông: Tiếp cận thơng tin ngày càng có vai trị quan trọng vì nó giúp các cộng đồng nghèo có tiếng nói mạnh hơn về phúc lợi của họ (Ngân hàng thế giới, 2002). Nó là cách thức và là phương tiện để để các hộ nghèo nhận được thông tin từ thị trường, dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng, thơng tin liên lạc. Để duy trì và tăng cường nguồn vốn xã hội phụ thuộc vào khả năng giao tiếp, liên lạc với các thành viên khác trong cùng cộng đồng hay cộng đồng khác. Câu hỏi đo lường trường hợp này là: “Các phương tiện thông tin truyền thông quan trọng mà bạn đang sử dụng: bưu điện, điện thoại, báo, đài và truyền hình”.
- Sự gắn kết và hịa nhập xã hội: Các chủ đề liên quan đến phần này bao gồm các vấn đề về xã hội, xung đột và bạo lực. Phần này sẽ được đo lường bằng nhận thức của cộng đồng về sự gắn kết lại với nhau, nó mang tính xã hội như các cuộc họp của người dân nơi công cộng, các sự kiện mà các thành viên trong hộ gia đình tham gia, thăm viếng những người khác hay các sự kiện tập thể, cộng đồng như tham gia thể thao, lễ hội. Một chủ đề khác ở phần này là tính loại trừ từ các hoạt động của cộng đồng, xã hội. Phần này sẽ xem xét những vấn đề đang tồn tại trên diện rộng như đặc điểm về giới tính hay chủng tộc hoặc những lý do bị loại trừ khác khi tham gia vào các hoạt động hay dịch vụ của cộng đồng, những thông tin này giúp đánh giá, xác định nguyên nhân gây ra các căng thẳng xã hội trong cộng đồng. Câu hỏi ở phần
này là: “Những dịch vụ mà bạn hay các thành viên trong gia đình đơi khi bị từ chối hoặc bị giới hạn cơ hội để sử dụng?”.
- Quyền lợi và hoạt động chính trị: Đây là chủ đề cuối cùng để đo lường vốn xã hội, quyền lợi ở đây là cho phép người dân được tham gia, thương lượng, ảnh hưởng, kiểm sốt các tổ chức có trách nhiệm và có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ( Ngân hàng Thế giới, 2002). Trao quyền còn được mang lại các hành động như là các tổ chức nhà nước hỗ trợ giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ các rào cản xã hội, xây dựng và phát triển xã hội (Ngân hàng Thế giới, 2000). Các hoạt động chính trị như là bỏ phiếu bầu cử, tham gia vào các cuộc họp công cộng, tham gia vào các cuộc biểu tình, chiến dịch. Dữ liệu ở phần này nên được tổng hợp ở mức độ hộ gia đình và cộng đồng vì các hộ gia đình khác nhau sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế xã hội và đặc điểm nhân khẩu học, vì thế mà vấn đề trao quyền và hoạt động chính trị cũng sẽ khác nhau.
Nói chung, vốn xã hội được công nhận là một khái niệm đa chiều vì vậy cũng có nhiều cách để đo lường vốn xã hội tùy vào mục đích nghiên cứu, phương pháp tiếp cận để phù hợp với chính sách khác nhau của chính phủ. Nhưng các khuôn khổ được xây dựng cũng dựng trên sự thống nhất về khái niệm của nó. Cách đo lường vốn xã hội theo khung phân tích của nước Anh được thực hiện bởi Harper và Kelly (2003) thuộc Văn phịng thống kê quốc gia Anh Quốc gồm có năm kích thước bao gồm các quan điểm của địa phương. Các chỉ số để đo lường vốn xã hội được lựa chọn về cả hai mặt khách quan và chủ quan bao gồm cả hành vi và thái độ cá nhân. Dưới đây là bảng tóm tắt khung phân tích về cách đo lường vốn xã hội của Anh Quốc.
Bảng 2.1.1: Khung phân tích vốn xã hội của Anh Quốc
Tham gia vào các tổ chức xã hội
- Số lượng,tần số cường độ, tham gia vào các tổ chức VH – XH.
- Tần suất, cường độ tham gia vào các nhóm tình nguyện, các hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng.
Tham gia vào các tổ chức dân sự
- Mức độ nhận thức về ảnh hưởng từ các sự kiện . - Cách thức thông báo tới các công việc địa
phương/quốc gia.
- Liên hệ với cơng chức nhà nước, đại diện chính trị - Tham gia vào các tổ chức ở địa phương.
Mạng lưới xã hội, hỗ trợ xã hội
- Tần suất gặp mặt, nói chuyện với người thân, họ hàng, bạn bè, hàng xóm.
- Số lượng các mạng ảo, tần số liên hệ.
- Số lượng bạn thân, người thân sinh sống gần nhà. - Mức độ trao đổi giúp đỡ.
- Khả năng kiểm sốt nhận thức và sự hài lịng với cuộc sống.
Đặc điểm khu vực địa phương
- Quan điểm về mơi trường sống. - Các tiện ích ở khu vực này.
- Hưởng thụ các sinh hoạt trong khu vực. - Lo ngại về vấn đề tội phạm.
Nguồn: Kelly và Harper (2003)
Sự tham gia vào các tổ chức xã hội. Điều này được định nghĩa là tham gia vào các tổ chức, các nhóm hoạt động tình nguyện.
Tham gia vào các tổ chức dân sự, được định nghĩa là sự tham gia của các cá nhân vào các sự kiện, vấn đề của địa phương và quốc gia.
Mạng lưới xã hội và sự hỗ trợ xã hội: được định nghĩa là giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, đây được xem nguồn quan trọng của vốn xã hội. Số lượng, tần suất gặp mặt, trao đổi giữa những người trong mạng lưới có thể ảnh hưởng đến chất lượng của các mối quan hệ, giúp họ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ mạng lưới xã hội.
Niềm tin và sự hợp tác: Niềm tin ở đây là sự tin tưởng của cá nhân vào những người khác, những người họ biết và không biết, cũng như là niềm tin vào thể chế nhà
nước. Niềm tin được xem như là gắn kết chặt chẽ với vốn xã hội. Hợp tác đo lường bằng sự sẵn sàng hợp tác của người dân vì lợi ích chung, đây cũng là một nguồn vốn xã hội.
Quan điểm đối với khu vực địa phương, khía cạnh này đo lường nhận thức của cá nhân đối với khu vực họ đang sinh sống, khu vực họ đang sinh sống có mơi trường tốt đẹp sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ của họ.
Trên đây là hai cách đo lường về vốn xã hội theo ngân hàng thế giới và của Văn phòng thống kê Anh Quốc, cả hai cách đo lường này đều đưa cách đo lường vốn xã hội rõ ràng và đầy đủ. Đề tài nghiên cứu của tác giả dựa vào hai cách đo lường này để tiến hành đo lường vốn xã hội, nhưng do đề tài sử dụng bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nơng thơn Việt Nam (VARHS) năm 2012 nên sẽ hạn chế về các biến đo lường vốn xã hội.