Thành phần thu nhập của hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa thu nhập phi nông nghiệp ở nông thôn việt nam (Trang 50 - 54)

4.1. Phân tích thống kê mơ tả

4.1.1. Thành phần thu nhập của hộ gia đình

Như đã phân tích ở các chương trước, thành phần thu nhập của hộ gia đình trong bài nghiên cứu này được chia thành ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất là thu nhập từ phi nơng nghiệp, nhóm này gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp của hộ gia đình và thu nhập từ khai thác, đánh bắt thủy hải sản; nhóm thứ hai là thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp không được trả công và thu nhập từ tiền lương, tiền cơng; nhóm thứ ba là nguồn thu nhập khác, thu nhập khác trong nghiên cứu là các khoản tiền trợ cấp từ nhà nước, tư nhân. Mỗi khu vực, vùng miền ở nước ta có một đặc điểm riêng, có sự khác nhau về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội, vì vậy mà thành phần thu nhập ở mỗi vùng miền cũng vì thế mà khác nhau.

Bảng 4.1.1: Trình bày tỷ trọng các thành phần thu nhập của hộ gia đình theo từng vùng kinh tế.

Nguồn thu nhập Cả Tỷ trọng trong thu nhập nước Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6 Nông nghiệp 46,19 50,46 27,02 40,61 20,31 60,95 42,42

Sản xuất nông nghiệp 45,95 50,46 27,02 40,61 20,31 59,88 42,42 Khai thác, đánh bắt

thủy hải sản 0,24 0 0 0 0 1,07 0

Phi nông nghiệp 43,61 39,45 57,30 34,80 68,63 32,43 53,22

PNN không được trả

công 17,27 18,45 12,30 10,79 33,75 14,43 9,88 Làm công, làm thuê 26,34 21,0 45,27 24,0 34,82 18,0 43,34

Thu nhập khác 10,23 10,18 15,67 24,6 11,15 6,57 4,40

Nguồn: VARHS, 2012

Bảng số liệu trên đây cho thấy rằng có sự khác biệt về tỷ trọng các thành phần thu nhập của hộ đình theo từng vùng. Nhìn chung, tỷ trọng trong thu nhập từ nông nghiệp của nước ta vẫn cao nhất chiếm 46,19%, trong khi đó tỷ trọng trong thu nhập phi nông nghiệp là 43,61% và thu nhập khác là 10%. Việt Nam là đất nước đa phần các hoạt động tạo ra thu nhập là từ nông nghiệp và đặc biệt là ở khu vực nông thôn, với điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp cùng với kinh nghiệm truyền thống về nông nghiệp từ xa xưa, đa phần người dân ở khu vực nông thôn đều phát triển nền nông nghiệp truyền thống hoạt động sản xuất nông nghiệp của cả nước chiếm đến 45,95%, trong khi hoạt động khai thác và đánh bắt thủy hải sả chỉ 0,24%. Nhưng các hoạt động tạo ra thu nhập phi nơng nghiệp đang duy trì song song bên cạnh các hoạt động nơng nghiệp và tỷ trọng trong thu nhập ở khu vực này trung bình cả nước chiếm gần bằng tỷ trọng trong thu nhập từ nơng nghiệp. Chính điều này cho thấy rằng, các hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp chiếm một vai trị cực kỳ quan trọng trong thu nhập của hộ gia đình. Một phát hiện từ bảng số liệu là

tỷ trọng từ thu nhập làm công, làm thuê luôn lớn hơn so với tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp không được trả công, điều này tương tự ở các vùng.

Vùng 1 là khu vực đồng bằng Sông Hồng tỷ trọng từ thu nhập nông nghiệp chiếm đến 50,46%, con số này chính là tỷ trọng từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khu vực này, ở khu vực đồng bằng Sơng Hồng khơng có hoạt động khai thác và đánh bắt thủy hải sản. Nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng nhất ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, một khu vực sản xuất lúa lớn thứ hai cả nước sau đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ trọng trong thu nhập phi nông nghiệp ở vùng này chiếm 39,45% tương đối thấp so với tỷ trọng phi nông nghiệp của cả nước và các vùng khác, trong đó thu nhập tỷ trọng từ thu nhập phi nông nghiệp không được trả công chiếm 18,45% và thu nhập từ tiền công là 21%. Tỷ trọng từ nguồn thu nhập khác là 10,18%. Vùng 2 và vùng 4 là khu vực Trung du miền núi phía Bắc và khu vực Duyên hải miền Trung, hai khu vực này có điểm chung là tỷ trọng trong thu nhập nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp lần lượt là 27,02% và 20,31% mặc dù là một đất nước nông nghiệp nhưng tỷ trọng từ nông nghiệp của hai khu vực này thấp nhất trong cả nước, từ số liệu này có thể thấy được rằng, do đặc điểm về vị trí địa lý, khu vực Trung du miền núi phía Bắc với địa hình là miền núi, tình hình đất đai khơng được bằng phẳng, thủy lợi kém phát triển, dân số đa phần là dân tộc thiểu số vì vậy nơng nghiệp kém phát triển triển, ở khu vực này hoạt động tạo thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động phi nông nghiệp chiếm đến 57,3% và vùng này cũng là khu vực nhận được nguồn trợ cấp từ chính phủ tương đối cao so với các khu vực khác trong cả nước. Khu vực Duyên hải miền Trung với tình hình thời tiết vơ cùng khắc nghiệt, luôn chịu thiệt hại từ thời tiết như hạn hán, lũ lụt gây thiệt hại lớn về tài sản và ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, một vấn đề khác nữa là diện tích đất đai ở khu vực này vơ cùng manh mún, đất đai để sản xuất nông nghiệp chủ yếu là của hợp tác xã, vì thế mà tỷ trọng trong thu nhập từ nông nghiệp ở khu vực này chiếm tỷ trong thấp, để giảm thiểu rủi ro từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đa phần hộ gia đình ở khu vực này đều tham gia vào các hoạt động từ phi nông nghiệp, tỷ trọng từ

thu nhập phi nông nghiệp của vùng này chiếm 68,63%. Vùng 3 là khu vực Bắc trung bộ và vùng 6 là khu vực đồng bằng sơng Cửu Long có tỷ trọng từ thu nhập nông nghiệp lần lượt là 40,61% và 42,42% con số này từ thu nhập phi nông nghiệp là 34,8% và 53,22%. Đặc biệt khu vực miền Bắc trung bộ có tỷ trọng từ thu nhập khác cao nhất trong các khu vực chiếm đến 24,6%. Vùng 5 là khu vực Tây Nguyên, đây là khu vực có tỷ trọng thu nhập từ khai thác lâm nghiệp chiếm 1,07% trong tổng thu nhập hộ gia đình, tỷ trọng từ hoạt động nơng nghiệp của khu vực này cao nhất trong cả nước chiếm đến 60,95%, điều này cho thấy các hộ gia đình ở khu vực này có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm đến 59,88%. Dựa vào bảng số liệu này, ta thấy được vai trò của các hoạt động phi nông nghiệp trong tổng thu nhập là rất lớn và khoảng cách thu nhập từ các hoạt động phi nơng nghiệp của các hộ gia đình chênh lệch nhau khá lớn ở các vùng miền.

Bảng 4.1.2: Trình bày số nguồn thu nhập phi nơng nghiệp theo từng vùng

Vùng Số nguồn thu nhập phi nông nghiệp

0 1 2 Tổng cộng Vùng 1 17,20 67,92 14,87 100,00 Vùng 2 48,98 30,93 20,09 100,00 Vùng 3 22,49 61,72 15,79 100,00 Vùng 4 17,80 68,38 13,82 100,00 Vùng 5 21,73 66,48 11,79 100,00 Vùng 6 12,88 79,32 7,46 100,00 Nguồn: VARHS, 2012

Bảng trên cho thấy được số lượng nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nơng nghiệp gồm có thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp không được trả công và thu nhập từ tiền cơng được phân tích theo từng vùng miền. Đa phần các hộ gia đình ở các vùng đều tham gia một hoạt động tạo ra thu nhập phi nông nghiệp. Dựa vào 2 bảng

số liệu trên, vùng 2 là khu vực Trung du miền núi phía Bắc, khu vực này ít có nguồn thu từ hoạt động phi nơng nghiệp nhất, có 48.98% hộ gia đình khơng tham gia vào hoạt động phi nơng nghiệp nhưng lại là khu vực có nhiều nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp nhất chiếm 20,09% và tỷ trọng từ thu nhập phi nông nghiệp mà vùng này mang lại là rất lớn trên tổng thu nhập chiếm đến 57,3%, điều này chứng tỏ tham gia vào nhiều hoạt động phi nông nghiệp ở khu vực này mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Vùng 4 là khu vực có tỷ trọng trong thu nhập từ phi nông nghiệp cao và số lượng hoạt động từ phi nông nghiệp cũng tương đối là cao, chứng tỏ hoạt động phi nông nghiệp ở vùng này cũng mang lại hiệu quả. Vùng 6 là khu vực đồng bằng sơng Cửu Long đây là khu vực có số lượng tham gia vào hoạt động phi nơng nghiệp nhiều nhất, chỉ có 12,88% hộ gia đình khơng có hoạt động phi nơng nghiệp trong vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa thu nhập phi nông nghiệp ở nông thôn việt nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)