1. 5.3 Nhân tố tác động đến phát triển kinh tế tư nhân
2.4 Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại Tp.HCM giai đoạn 2005 2013
- 2013
2.4.1 Số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đang hoạt động động
Khi nói đến Tp. HCM cũng là nói đến địa phương đi đầu trong cả nước về sự năng động của các doanh nghiệp ở khu vực ngồi nhà nước, hay cụ thể hơn chính là các doanh nghiệp đến từ thành phần kinh tế tư nhân. Đến cuối năm 2014 thì số doanh nghiệp tư ở thành phố đạt 124.505 doanh nghiệptrong khi số doanh doanh nghiệp khu vực tư nhân của cả nước rơi vào khoảng 342,4 ngàn doanh nghiệp. Như vậy thành phố chiếm đến hơn 35% tổng số doanh nghiệp ở khu vực tư nhân trên toàn quốc ( chi tiết xem tại biểu đồ 2.1).
Nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì từ năm 2009 đến năm 2014 số doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN tại thành phố đạt tốc độ tăng trung bình 9,5%/năm. Gần như bằng với tốc độ tăng của toàn quốc. Như vậy trong thời gian sắp tới, số lượng doanh nghiệp tư tại thành phố vẫn sẽ giữ vững tỷ trọng khoảng 1/3 số doanh nghiệp tư nhân trên toàn quốc.
(Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2015 (2016), trang 213 ; Niên giám thống kê Tp. HCM năm 2015 (2016), trang 85)
Nếu phân tích số lượng doanh nghiệp theo vực ngành nghề, theo số liệu thống kê mới nhất vào năm 2014, các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN hoạt động tại thành phố không phát triển mạnh về ngành "Nơng, lâm, Thủy sản" khi chỉ có khỏang 565 doanh nghiệp. Còn lại đa phần tập trung vào lĩnh vực Công nghiệp -
472 458 454 445 454 452 3,384 3,162 2,700 2,757 2,066 2,026 120,649 117,487 108,045 101,439 93,686 77,438 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2014 2013 2012 2011 2010 2009
Biểu đồ 2.1: Số lượng doanh đang hoạt động tại Tp.HCM giai đoạn 2009 - 2014 (ĐVT: doanh nghiệp)
DN NNN DN VĐTNN DN NN
xây dựng và TMDV (chi tiết xem tại phụ lục 1).Cụ thể hơn trong lĩnh vực TMDV có khoảng 85.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó ngành tập trung nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản xuất chính là "Kinh doanh, sửa chữa các loại xe có động cơ"... (chi tiết xem tại phụ lục 2)
Nếu phân tích số lượng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp. Sẽ thu được kết quả tương tự như tình hình chung cả nước, các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức cơng ty TNHH vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo so với các loại hình doanh nghiệp khác. (xem chi tiết tại phụ lục 32)
Nếu phân tích số lượng doanh nghiệp theo quy mơ vốn, thì loại hình doanh nghiệp có quy mơ vốn dưới 5 tỷ tức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vấn chiếm áp đảo trong suốt giai đoạn từ năm 2009 cho đến năm 2014. Trong khi đó doanh nghiệp có quy mơ lớn, các tập đồn thì dẫn đầu về tốc độ tăng doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 90,4% / năm. (xem chi tiết tại phụ lục 33)
Nếu phân tích số lượng doanh nghiệp theo quy mô lao động, các doanh nghiệp có quy mơ siêu nhỏ ( dưới 10 lao động) vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn khi đạt đến 91,4 ngàn doanh nghiệp vào năm 2014, tức 75,54% tổng số doanh nghiệp trên thành phố. Và đây cũng là nhóm dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, đạt mức trung bình 34,91% / năm suốt giai đoạn từ 2006 - 2014. (xem chi tiết tại phụ lục 34)
Các DN thuộc thành phần KTTN đa phần tập trung ở các quận nội thành. Những nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận lợi. Theo thống kê mới nhất ở năm 2013 thì các quận đứng đầu về số lượng doanh nghiệp tư là lần lượt là Tân Bình, Quận 1 và quận Bình. (chi tiết xem tại phụ lục 3)
2.4.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân phần kinh tế tư nhân
2.4.2.1 Xét về vốn của doanh nghiệp
Một trong những tiêu chí để đánh giá về quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế đó chính là vốn. Theo số liệu thống kê mới nhất thì đến cuối năm 2014, tại Tp. Hồ Chí Minh đa phần các doanh nghiệp đều nằm
trong nhóm có vốn đầu tư từ 1 - 50 tỉ đồng. Tức là nhóm có quy mơ trung bình. Trong đó số lượng doanh nghiệp có quy mơ vốn từ 1 - 5 tỉ đồng chiếm tỷ trọng cao nhất với 50.845 doanh nghiệp tức khoảng 40% tổng số doanh nghiệp trên thành phố. (xem chi tiết tại phụ lục 35)
Nếu xem xét riêng cho từng thành phần kinh tế theo tiêu chí "Vốn sản xuất kinh doanh", thì khu vực KTTN vẫn nắm giữ vai trò hàng đầu trong suốt giai đoạn từ năm 2009 cho đến 2014. Với mức vốn giành cho sxkd tăng từ 1.565 ngàn tỉ lên đến 3.566 ngàn tỉ. (xem chi tiết tại phụ lục 36)
Bên cạnh đó, đáng chú ý nhất chính là khả năng tăng trưởng rất mạnh của nhóm doanh nghiệp có VĐTNN. Khi đạt mức tăng 195,64% trong 5 năm (trung bình 1 năm khoảng 39%), đây chính là thành phần kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất tại thành phố.
Khi phân tích về "Vốn sản xuất kinh doanh" theo loại hình doanh nghiệp trong thành phần KTTN, loại hình CTCP hiện tại đang dẫn đầu về tiêu chí này. Khi đạt mốc 2.016 ngàn tỉ đồng, xếp thứ 2 là loại hình cơng ty TNHH với số vốn ước chừng vào khoảng 1.628 ngàn tỉ đồng. (xem chi tiết tại phụ lục 37)
Khi phân tích về "Vốn sản xuất kinh doanh" theo lĩnh vực kinh doanh vào cuối năm 2014, lĩnh vực "Nông, lâm, thủy sản" của thành phố có khoảng 7.726 tỉ đồng. Lĩnh vực công nghiệp ( bao gồm cả xây dựng và khai khống) có vốn khoảng 997.348 tỉ đồng. Cịn con số tương tự lĩnh vực TMDV thì ở mức 3.803 ngàn tỉ gấp gần 4 lần mức vốn của lĩnh vực công nghiệp. Đây là minh chứng về sự phát triển mạnh mẽ theo định hướng trở thành 1 địa phương đứng đầu cả nước về TMDV của Tp. Hồ Chí Minh. (chi tiết xem tại phụ lục 4)
2.4.2.2 Xét về giá trị TSCĐ và ĐTDH của doanh nghiệp
Về giá trị TSCĐ và ĐTDH thì ở Tp. HCM nhóm doanh nghiệp ngồi nhà nước vẫn đang dẫn đầu trong cả 3 thành phần kinh tế về chỉ tiêu này trong suốt giai đoạn từ năm 2009 cho đền năm 2013. Tuy nhiên cũng phải nhắc đến nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khi mà nhóm này có xu hướng phát triển ngày càng lớn
mạnh tại thành phố nhờ vào các chính sách mở cửa của thành phố. (xem chi tiết tại phụ lục 38)
Khi xem xét tiêu chí "giá trị TSCĐ và ĐTDH" theo loại hình doanh nghiệp trong thành phần KTTN, thì loại hình CTCP có giá trị TSCĐ và ĐTDH cao nhất, tiếp đến là loại hình cơng ty TNHHH với giá trị TSCĐ và ĐTDH bằng khoảng 60% so với nhóm CTCP. Đồng thời cả 2 loại hình doanh nghiệp trên đều bỏ xa loại hình DNTN trong tiêu chí này. (xem chi tiết tại phụ lục 39)
Khi xem xét tiêu chí "giá trị TSCĐ và ĐTDH" theo lĩnh vực kinh doanh, ta có kết quả tương tự như xem xét tiêu chí "Vốn sxkd". "Giá trị TSCĐ và ĐTDH" của các doanh nghiệp tại thành phố vẫn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực TMDV với tổng giá trị vào khoảng hơn 1.600 ngàn tỉ, trong đó cao nhất vẫn là lĩnh vực "Ngân hàng, bảo hiểm, tài chính", xếp thứ 2 là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản. Mức độ chênh lệch giữa 2 lĩnh vực này không lớn như khi so sánh về tiêu chí "vốn sxkd" giữa vị trí thứ nhất và vị trí thứ 2. ( chi tiết xem phụ lục 5)
2.4.2.3 Xét về doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu chính là một trong những yếu tố phản ánh chính xác nhất về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở bất kỳ thành phần kinh tế nào. Vì vậy nhận định rằng Tp.Hồ Chí Minh là địa phương có doanh nghiệp ở khu vực tư nhân hoạt động hiệu quả nhất trên cả nước là hồn tồn chính xác khi mà doanh thu thuần của các doanh nghiệp ở khu vực này luôn cao gấp 3 lần khu vực quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi trong suốt giai đoạn từ 2009.
Tuy nhiên thời gian sắp đến sẽ chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn thành phố. Thành phần kinh tế này có sự tăng tốc rất nhanh chóng về doanh thu, khi đạt mức tăng trưởng trung bình 22,65% /năm. Nếu ta so sánh với các khu vực khác như quốc doanh chỉ đạt khoảng 15% / năm hay khu vực tư nhân cũng chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 6,7% / năm.
(xem chi tiết tại phụ lục 40)
Nếu phân tích về "Doanh thu" giữa các loại hình doanh nghiệp trong ần KTTN ấy số lượng các doanh nghiệp ở loại hình cơng ty TNHH
tuy chiếm ưu thế áp đáo so với loại hình CTCP. Nhưng khi xét đến các yếu tố như vốn, giá trị tài sản cố định hay sát sườn nhất là doanh thu để đánh giá hiệu quả thì sự chênh lệch giữa 2 loại hình này khơng lớn như khi xem xét yếu tố "số lượng doanh nghiệp". Qua đó cũng thấy được quy mô và hiệu quả trong hoạt động của các CTCP tại thành phố là rất lớn. (xem chi tiết tại phụ lục 41)
Một chỉ tiêu khác cũng đáng lưu ý là "Doanh thu bình quân/lao động" của doanh nghiệp khu vực tư. Kết quả cho thấy chỉ tiêu này cũng tăng rất nhanh hàng năm. Cụ thể năm 2006 chỉ ở mức 417 triệu/lao động /năm, vào năm 2011 đã lên đến 1,15 tỉ/lao động/năm. (xem chi tiết tại phụ lục 42)
Nếu phân tích về "Doanh thu" theo theo lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN, khơng khó để nhận ra nghề mang lại doanh thu
cao nhất cho các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân chính là "kinh doanh và sửa chửa các loại xe có động cơ". ( chi tiết xem tại phụ lục 6)
Tuy nhiên các thống kê trên chỉ mang tính tham khảo vì trên thực tế ở thành phố vẫn tồn tại không ít những doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh "tổng hợp", với phạm vi kinh doanh cực rộng, đa ngành nghề - đa lĩnh vực. Cụ thể hơn các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN thường xin phép hoạt động ở rất nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Để có thể dễ dàng chuyển đổi hoạt động khi việc kinh doanh gặp khó khăn mà khơng phải tốn chi phí cho thủ tục khai báo chuyển đổi. Bên cạnh đó các doanh nghiệp hạch tốn khơng rõ ràng. Trên thực một số DN có giấy phép hoạt động chính là ngành cơng nghiệp, nhưng doanh thu cơng nghiệp chỉ chiếm khoảng thiểu số, cịn doanh thu từ thương mại, dịch vụ lại chiếm đa số. 2.4.2.4 Xét về lợi nhuận của doanh nghiệp
Khi nói về lợi nhuận của các doanh nghiệp thì trong suốt giai đoạn từ năm 2005 - 2012 các doanh nghiệp tại Tp. HCM đã có sự tăng trưởng rất lớn về phương diện này. Cụ thể trong năm 2005 mức lợi nhuận chỉ đạt khoảng 16.579 tỉ đồng thì đến cuối năm 2012 con số này lến đến khoảng 82.196 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận vào khoảng 395,78% trong 8 năm. Trung bình một năm khoảng 49,47%. (chi tiết xem tại bảng 2.1)
Cụ thể hơn trong giai đoạn từ 2006 - 2011 đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Tỷ trọng giữa doanh nghiệp lãi và lỗ là 43,27% ( tương đương 43.735 doanh nghiệp ) - 43,87% ( tương đương 54.453 doanh nghiệp) vào cuối năm 2011, mức lãi bình quân của 1 doanh nghiệp trong năm này vào khoảng 1,48 tỉ còn mức lỗ vào khoảng 550 triệu đồng. Đây cũng chính là năm có tỉ trọng doanh nghiệp lỗ cao nhất.
Còn năm mà số doanh nghiệp tại thành phố có lãi nhiều nhất chính là năm 2008 khi nền kinh tế tăng trưởng rất nóng sau hiệu ứng VN gia nhập WTO và thị trường chứng khống xuất hiện tình trạng bong bóng đầu tư, khi đó số doanh nghiệp lãi lên đến gần 75% ( tương đương 42.405 doanh nghiệp ) với mức lãi khoảng 680 triệu đồng, còn số doanh nghiệp lỗ chỉ vào khoảng 23,4% ( tương đương 13.508 doanh nghiệp ) với mức lỗ bình quân vào khoảng trên dưới 1 tỉ đồng / doanh nghiệp.
Bảng 2.1 : Số lượng DN lãi và lỗ tại Tp. HCM thuộc các thành phần kinh tế tư nhân giai đoạn 2006 - 2011.
Năm
Doanh nghiệp có lãi Doanh nghiệp bị lỗ Tỷ trọng
Số doanh nghiệp Tổng lãi (tỉ đồng) Lãi bình quân / DN (triệu đồng) Số doanh nghiệp Tổng lỗ (tỉ đồng) Lỗ bình quân /DN (triệu đồng) Số doanh nghiệp lãi Số doanh nghiệp lỗ 2011 43.735 64.696 1.479,3 54.453 -29.865 -548,5 43,27 53.87 2010 55.846 68.433 1.225,4 21.871 -14.075 -643,6 59,84 38,16 2009 44.192 46.997 1.063,5 18.758 -16.727 -891,7 58,66 23,44 2008 42.405 28.387 674,9 13.508 -14.402 -1.066,2 74,97 24,9 2007 26.203 22.880 873,2 15.509 -2.462 -158,8 61,2 36,22 2006 18.186 10.576 581,5 15.300 -2.287 -149,5 52,25 43,96
Nếu phân tích sâu hơn vào "Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu" của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thì trong suốt giai đooạn 2006 - 2014, tỷ suất lợi nhuận sẽ rơi vào khoảng 1,4 - 1,5%. Nếu xét đến "Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì năm 2010 và năm 2007 các doanh nghiệp đạt mức cao nhất với tỷ lệ là 3,71%. Còn trong năm gần nhất là 2014 thì con số này ở khu vực doanh nghiệp tư chỉ vào khoảng chừng 2,24%. (xem chi tiết tại phụ lục 43)
2.4.3 Tình hình lao động và thu nhập của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân kinh tế tư nhân
Thực tế những năm qua các DN thuộc thành phần KTTN tại Tp. HCM luôn đi đầu trong khả năng thu hút lao động cũng như trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Bên cạnh đó những DN thuộc thành phần kinh tế này cũng có các giải pháp nhằm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động.Số lượng lao động đã tăng từ 1,475 triệu người lên đến 2,423 triệu người chỉ trong vòng 9 năm từ 2005 - 2014. (xem chi tiết tại phụ lục 44)
Theo thống kê cụ thể thì vào trong giai đoạn từ 2006 - 2011 thì bình quân 1 doanh nghiệp ở khu vực tư có khoảng 19,5 lao động. Thu nhập bình qn của người lao động cũng tăng lên từ 1,87 triệu đồng / tháng vào năm 2008 lên đến 4,64 triệu đồng vào năm 2013. (chi tiết xem tại phụ lục 7)
Nếu phân tích "số lượng lao động" theo thành phần kinh tế vào cuối năm 2013, khu vực KTTN dẫn đầu về số lượng lao động khi giải quyết đến khoảng gần 2,5 triệu việc làm. tiếp đến là các DN có VĐTNN với khoảng 700.000 lao động. Thấp nhất là các doanh nghiệp quốc doanh với chỉ gần 250.000 việc làm (chi tiết
xem tại phụ lục 8). Nếu xét cụ thể theo từng lĩnh vực ngành nghề của các DN thuộc
thành phần KTTN thì đứng đầu là "cơng nghiệp chế biến chế tạo" với gần 497.894 việc làm, nghề "kinh doanh, sửa chữa xe có động cơ" đứng thứ 2 với khoảng 397.963 lao động. (chi tiết xem tại phụ lục 8 và 10)
Nếu phân tích "số lượng lao động" giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN, loại hình cơng ty TNHH hiện tại giải quyết được nhiều công
ăn việc làm nhất với hơn 1 triệu việc làm chiếm gần 2/3 tổng số việc làm của toàn bộ các doanh nghiệp khu vực tư nhân. (xem chi tiết tại phụ lục 45)
2.4.4 Tình hình đóng góp của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân vào lĩnh vực ngân sách tư nhân vào lĩnh vực ngân sách
Trong giai đoạn từ 2006 đến 2011 các doanh nghiệp trong khu vực KTTN tại thành phố đã đóng góp vào ngân sách với mức độ tăng nhanh qua từng năm . Cụ thể năm 2006 mức nộng ngân sách chỉ khoảng gần 12 ngàn tỉ đồng nhưng sau 6 năm đến 2011 đã lên đến khoảng 55.848 tỉ đồng. Tức tăng khoảng 367% cho 6 năm, trung bình 1 năm mức đóng ngân sách lại tăng đến gần 61,23%. Tuy nhiên năm 2011 mực nộp ngân sách lại giảm do suy thoái kinh tế (chi tiết xem tại phụ lục 9).
Thông thường tỷ lệ nộp thuế và ngân sách của các doanh nghiệp khu vực tư nhân rơi vào khoảng trên dưới 3,5% doanh thu của doanh nghiệp.
2.5 Đánh giá sự phát triển của kinh tế tư nhân tại Tp.HCM đoạn 2005 - 2013
2.5.1 Những thành tựu và nguyên nhân của nó
Với những số liệu cụ thể về các đóng góp trực tiếp của thành phần KTTN vào cho sự phát triển kinh tế của toàn thành phố như :
_ Số lượng doanh nghiệp : hơn 120.000 doanh nghiệp (năm 2014);
_ Tốc độ tăng doanh nghiệp bình quân: 10,34% / năm;
_ Số lượng lao động động giải quyết được : 1.627.307 lao động/ 2.418.766 lao động của tồn thành phố;
_ Đóng góp cho ngân sách: 55.848 tỉ đồng.
Bên cạnh đó gián tiếp đóng góp vào các thành tựu chung của thành phố như:
_ Thu nhập bình quân của người lao động : 5.131USD / năm (số liệu cập