Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân tại Tp.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại TPHCM đến năn 2025 (Trang 76)

1. 5.3 Nhân tố tác động đến phát triển kinh tế tư nhân

3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân tại Tp.HCM

KTTN trên địa bàn thành phố là một bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH của thành phố. Vì vậy phát triển KTTN trên địa bàn thành phố trong xu thế hội nhập cần phải hướng vào mục tiêu chung của thành phố là: "Xây dựng Tp. HCM trở thành một thành phố XHCN, văn minh, hiện đại , đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững. Xây dựng thành phố trở thành trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đông Nam Á." (UBND Tp. HCM, 2015)

Cụ thể hơn trong chỉ thị về "xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2016 - 2020" thì một số mục tiêu về phát triển kinh tế cho toàn thành phố được đưa ra gồm :

_ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt từ 9, 5 % - 10 %/năm.

_ Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt từ 8.430 - 8.822 đô-la Mỹ

_ Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cấu trúc kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành với dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,16% - 60,07%, khu vực công nghiệp - xây dựng từ 39,19% - 41,07% và nông nghiệp 0,74 % - 0,78%. (UBND Tp.HCM, 2014)

3.2 Dự báo về xu hướng phát triển KTTN tại Tp. HCM và các hệ quả

3.2.1 Dự báo về xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân tại Tp. HCM

3.2.1.1 Dự báo về xu hướng đầu tư a) Về loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp của KTTN được lựa chọn trên địa bàn thành phố trong thời gian sắp đến sẽ là các loại hình mà Luật doanh nghiệp 2014 quy đinh gồm có: Doanh nghiệp tư, cơng ty cổ phần , cơng ty TNHH 1 - 2 thành viên, các tập đoàn doanh nghiệp được tổ chức theo mơ hình cơng ty mẹ con và mới nhất là khái niệm về doanh nghiệp xã hội.

Cùng với đó là sự xuất hiện ngày một đa dạng các tổ chức, các loại hình doanh nghiệp ở dạng quá độ - trung gian, hoặc một loại hình doanh nghiệp nào đó mang tính tổng hợp cao giữa các loại hình doanh nghiệp được định danh trong luật doanh nghiệp.Loại hình doanh nghiệp cơng ty TNHH và CTCP sẽ vẫn được dự báo sẽ tiếp tục giữ vai trò thống trị về mặt số lượng trong những năm sắp tới ở nền kinh tế thành phố.

Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, kinh doanh ở dạng cá thể hộ tiểu chủ vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển. Đồng thời tiến hành đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống sản xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu từ các thị trường lớn hoặc chỉ đơn giản là đáp ứng được yêu cầu làm doanh nghiệp vệ tinh co các tập địan quy mơ lớn.

Xu hướng đầu tư theo hình thức nhượng quyền thương mại (franchise) sẽ trở thành một con đường nhanh chóng cho các doanh nghiệp thu hút đầu tư và mở rộng quy mô thị trường đến khắp mọi địa phương.

b) Về địa bàn đầu tư

KTTN trên thành phố sẽ mở rộng về địa bàn đầu tư. Khơng chỉ gị bó trong nội thành mà còn vươn ra các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Tây Ninh. Thậm chí tiếp cận với các quốc gia láng giềng. Điều này càng có cơ sở hơn khi bắt đầu từ năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) từng bước đi vào hiện thực hóa.

Các lĩnh vực cơng nghiệp sản xuất, chế biến chế tạo đã và đang được tiến hành di dời ra ngoại thành - đặc biệt là các ngành gây ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến khu dân cư - theo đúng chủ trương của thành phố. Khu vực nội thành chỉ còn lại văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

3.2.1.2 Dự báo về lĩnh vực đầu tư a) Lĩnh vực nơng nghiệp

Nhìn chung doanh nghiệp sẽ đầu tư vào việc đa dạng hóa sản phẩm, gắn với tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn theo chủ trưởng của thành phố.

Với trồng trọt thì các doanh nghiệp sẽ tập trung vào sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời các loại nơng sản này đa phần sẽ có tính ngắn ngày, dễ trồng, nhanh thu hoạch để có thể cung ứng cho nhu cầu trước mắt về nông sản ở thành phố.

Với chăn ni thì dự báo thành phố sẽ tập trung vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhất là đối mới mặt hàng tơm cá. Vì ngành thủy sản là nhóm nhận được ưu đãi lớn nhất về thuế khi Việt Nam gia nhập TPP. Trong khi đó với chăn ni gia súc

phải đối mặt với sức ép rất lớn từ những doanh nghiệp quốc tế mà đặc biệt là Mỹ và Australia với mức thuế nhập khẩu bị buộc giảm xuống 0%. Điều này giúp hình thành các tập đồn lớn phát triển một chuỗi hoàn chỉnh, từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi và phân phối. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trở vệ tinh chăn nuôi gia cơng hoặc hợp đồng cho các tập đồn lớn. Đích đến của mơ hình liên kết này chính là sản phẩm thịt gia súc có chất lượng cao, được kiểm soát và truy xuất nguồn gốc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

b) Về lĩnh vực công nghiệp - xây dựng

Các doanh nghiệp khu vực tư nhân sẽ tiếp tục đầu tư vào những ngành được xác định là có lợi thế so sánh hơn so với các doanh nghiệp trên cả nước. Cơ sở cho việc này chính là hệ số chi phí nguồn lực khi so sánh một số sản phẩm của thành phố với toàn quốc. Đối vơi những ngành có lợi thế cao ( tỷ lệ hệ số chi phí giữa thành phố / toàn quốc , ở mức dưới 1 ) sẽ được ưu tiên lựa chọn , cịn những ngành có lợi thế tương đối (tỷ lệ hệ số chi phí ở mức sắp xỉ 1) sẽ được lựa chọn ngay khi các ngành có lợi thế cao tiến đến mức bão hòa.

_ Lĩnh vực ngành nghề tạo ra lợi thế tương đối ở mức lớn cho thành phố gồm: cơng nghiệp in, cơng nghiệp VLXD, hóa chất cơ bản...

_ Một số ngành nghề tạo ra lợi thế tương đối ở mức vừa phải cho thành phố gồm : phụ phẩm đầu vào dệt may, chế biến gỗ, plastic ...

Bên cạnh những ngành cơng nghiệp có lợi thế vì chi phí, thì các ngành cơng nghiệp có được lợi nhuận lớn từ những hiệp ước hiệp định thương mai quốc tế, hay các ngành công nghiệp đặc trưng cho kinh tế tri thức mà tiêu biểu là lĩnh vực CNTT cũng sẽ thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào.

c) Về thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ là lĩnh vực kinh doanh thế mạnh của thành phố trong suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy dự báo trong thời gian tới đối với lĩnh vực này sẽ tiếp tục phát triển với quy mô ngày càng lớn, phương thức kinh doanh trở nên hiện đại và năng động hơn để bắt kịp với sự vận hành chung của thế giới. Thành phố là nơi tiêu

thụ hàng hóa lớn nhất cả nước, do đó KTTN của thành phố sẽ tham gia tích cực vào việc bán sỉ hàng hóa tại các chợ đầu mối ở các cửa ngõ ra vào.

Trong thời gian tới sẽ chứng kiến ngày càng nhiều trung tâm thương mại, kết hợp với mua sắm du lịch như AOEN Mall; Now Zone; Saigon Square ... được đi vào hoạt động. Mạng lưới siêu thị bán lẻ hàng hóa trở thành kênh phân phối của các tập đoàn lớn trên thế giới (như chuỗi của hàng Thế Giới Di Động, Media Mart ; Nguyễn Kim....). Các kênh phân phối hiện đại như chuỗi siêu thị Big C; B's Mart; Family Mart được dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian sắp thay thế cho hệ thống kênh phân phối truyền thống như các chợ bán lẻ; các cửa hiệu tạp hóa nhỏ. 3.2.2.3 Dự báo về các xu hướng khác

Bên cạnh các dự báo về xu hướng đầu tư, các lĩnh vực đầu tư. Thì một số dự báo khác về xu hướng phát triển của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên thành phố gồm :

a) Sự liên minh lẫn nhau của các doanh nghiệp khu vực KTTN

Trong quá những năm sắp tới, khi mà nhu cầu thị trường ngày càng trở nên cao hơn. Do vậy các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau 1 cách khốc liệt hơn để có thể tồn tại. Tuy nhiên cạnh tranh với nhau không phải con đường tồn tại duy nhất của doanh nghiệp. Mà cịn đó là q trình hợp tác và liên kết vẫn ln diễn ra theo quy luật tư nhiên.Hình thức hợp tác dự báo gồm:

_ Các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ sẽ trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đóng trụ sở tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.

_ Đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là đầu vào cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế chất lượng cao được sản xuất tại VN cho các doanh nghiệp vệ tinh mà họ hợp tác.

b) Sự liên kết của các doanh nghiệp khu vực tư nhân với các thành phần kinh tế khác

Không chỉ dừng lại ở sự liên minh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân. Hiện nay xu hướng về sự liên kết giữa thành phần kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác ngày càng xuất hiện nhiều. Nhất là sự liên kết với các doanh nghiệp khu vực quốc doanh. Sự liên kết - thâm nhập này của thành phần KTTN vào hoạt động của kinh tế nhà nước còn biểu hiện qua việc các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Từ đó xuất hiện các cơng ty cổ phần được hình thành từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

c) Sự xuất hiện của các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong các dịch vụ công Trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp tư và doanh nghiệp quốc doanh, cùng với đó là việc xóa bỏ độc quyền của nhà nước trong một số dịch vụ cơng thì KTTN sẽ có cơ hội được tham gia vào nhiều lĩnh vực mà trước đây vốn là độc quyền của kinh tế nhà nước, theo nhiều cách:

_ Một là các doanh nghiệp tư tham gia với tư cách một chủ thể kinh tế độc lập, đứng ra cạnh tranh một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp nhà nước trong cùng lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

_ Hai là các doanh nghiệp ở khu vực tư sẽ hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh, qua đó hình thành các tư cách pháp nhân mới trong kinh doanh như phương thức "công tư hợp doanh"

Dự báo những dịch vụ cơng mà kinh tế tư nhân có thể tham gia trong thời gian sắp tới sẽ là: cấp thốt nước đơ thị, chiếu sáng cơng cộng, cây xanh mơi trường...

d) Các cải thiện tích cực trong tư duy kinh doanh

Bước tiến quan trọng này thể hiện ở chỗ trong thời gian biểu làm việc của mình thì các doanh nghiệp phải dành thời gian học hỏi và tìm hiểu các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO, hay gần nhất là hiệp định TPP để hiểu rõ được tinh thần của các tổ chức, hiệp định đó đồng thời cũng am tường hơn về luật kinh doanh ở các nước đối tác.

Nếu như trước thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp thường thích sử dụng các cơng cụ, thiết bị miễn phí đặc biệt là các phần mềm hệ thống "lậu" nhằm tránh chi phí bản quyền, tiết kiệm đầu vào cho doanh nghiệp. Thì ngày ngay nay, các doanh nghiệp sẽ tuân thủ những quy định về luật sở hữu trí tuệ.

3.2.2 Các hệ quả đến từ xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân tại Tp. HCM

Dựa trên cơ sở những xu hướng phát triển của KTTN trên đia bàn thành phố như vừa trình bày, tác giả xin tiếp tục đưa ra 1 số dựa báo về hệ quả của những xu hướng trên sẽ có các ảnh hưởng đến các mặt kinh tế xã hội của thành phố trong thời gian sắp tới như :

3.2.2.1 Về mặt kinh tế

Vì các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP của thành phố, cũng như là đóng góp ngày càng nhiều trong tổng giá trị hàng hóa Những điểm trên đều phản ánh rằng trong hiện tại và tương lai, KTTN vẫn là trụ cột kinh tế, là động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nhiều thành phần tại thành phố.

Cần nhìn nhận rằng khi mà động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố được chuyển giao cho thành phần KTTN. Vấn đề trên không làm giảm đi vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Do vai trò này của KTTN là một hệ quả tất yếu cho sự phát triển kinh tế của tồn thành phố nói chung và tồn quốc gia nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.

Khi mà vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước có ý nghĩa trên các mặt như mở đường, định hướng cho nền kinh tế đi trên con đường XHCN thì KTTN lại là động lực chính cho nền kinh tế thị trường.

KTTN ngày càng phát triển theo hướng chính quy và dần đi vào ổn định, vì vậy sẽ làm cho thu nhập và điều kiện làm việc của người lao động được nâng cao đáng kể. Tiếp theo là sự dịch chuyển về cơ cấu lao động khi có sự thay đổi từ việc người lao động chuyển sang làm việc cho khu vực tư nhân thay cho khu vực quốc doanh hoặc vốn đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt trên địa bàn thành phố tình trạng chảy máu chất xám giữa các thành phần kinh tế với nhau được thể hiện rõ nét nhất trong 2 lĩnh vực giáo dục và y tế. Đây chính là 2 lĩnh vực mà các doanh nghiệp tư đáp ứng tốt hơn các doanh nghiệp - cơ quan nhà nước về chế độ đãi ngộ nhân viên, nhất là ở các mặt như lương - thưởng, hay môi trường - điều kiện làm việc.

Trong bối cảnh nền kinh tế thành phố ngày càng có nhiều bước tiến trong hội nhập quốc tế thì mơi trường đầu tư cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là KTTN ngày càng được cải thiện. Trong tương lai, chính quyềnt hành phố sẽ tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo định hướng nâng cao năng lực quản lý , giảm bảo thủ tục phiền hà... với mục tiêu là làm cho năng lực cạnh tranh chung về kinh tế của toàn thành phố được gia tăng đang kể.

3.2.2.2 Về mặt xã hội

Trong nền KTTT định hướng XHCN thì kinh tế tư nhân khơng chỉ giải quyết vấn đề về động lực tăng trưởng mà cịn có tầm ảnh hưởng lớn đối với các vấn đề mang tính xã hội. Nhờ tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, các doanh nghiệp tư của thành phố đã tham gia ngày càng nhiều vào các phong trào xã hội như xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, góp quỹ ủng hộ trẻ em nghèo hiếu học, đồng bào gặp thiên tai ... Các phong trào này không dừng lại ở mức để làm hài lịng chính quyền sở tại mà ngay trong bản thân các doanh nghiệp cũng biết rằng trách nhiệm xã hội chính là một trong những giải pháp tốt nhằm đánh bóng thương hiệu và danh tiếng của họ.

Một khi KTTN tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội, cũng là lúc mà cái nhìn về một chủ thể kinh tế chuyên về bóc lộc mà mọi người vẫn thường định kiến được thay thế bằng hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng cùng các giá trị nhân văn được thiết lập.

KTTN có vai trị đắc lực trong việc tạo ra sự phát triển trong xã hội, tạo ra việc làm cho người lao động được tự do lựa chọn theo nguyện vọng và khả năng của bản thân, để rồi từ những nguồn lực đó tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp. Giúp cho

không chỉ là nhà đầu tư tư nhân làm giàu cho bản thân, mà cịn cả những người lao động có điều kiện đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại TPHCM đến năn 2025 (Trang 76)