Vai trị tích cực và hạn chế của kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại TPHCM đến năn 2025 (Trang 25 - 27)

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, thành phần KTTN bên cạnh các đóng góp tích cực thì vẫn cịn đó những mặt hạn chế. Có thể tóm lược vai trị và hạn chế của thành phần KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta như sau.

Vai trò :

_ Vai trò chính của thành phần KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN chính là trở thành động lực cho sự phát triển của tồn bộ nền kinh tế. Thơng qua việc vận dụng hiệu quả lực lượng sản xuất, thành phần KTTN đã làm cho lực lượng này phát triển một cách mạnh mẽ từ đó kéo theo sự hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn, tích cực hơn để phù hợp với lực lượng sản xuất này.

_ KTTN đảm nhận vai trò vận dụng và khai thác triệt để các tác dụng của quy luật thị trường. Từ đó tạo ra tính năng động sáng tạo trong sản xuất, linh họat trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường và hỗ trợ định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời các DN khu vực tư nhân luôn ý thực được việc sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Góp phần tạo nên sức cạnh tranh trong nền kinh tế.

_ KTTN cũng có sự đóng góp tích cực vào vấn đề phát triển năng lực con người và các quyền cá nhân. KTTN có cội nguồn từ cá nhân. Vì vậy phát triển KTTN phải dựa trên nền tảng phát triển các giá trị các nhân, năng lực cá nhân và phát triển con người.

_ Hơn nữa bên cạnh các thành phần kinh tế khác thì thành phần KTTN cũng tham gia vào việc ổn định đời sống xã hội cho người dân bằng việc giải quyết nhu cầu việc làm, thu nhập, tạo ra ngày một nhiều các của cải vật chất giúp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội.

Hạn chế :

_ KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân và động lực cá nhân. Điều nàm làm cho một bộ phận các nhà đầu tư thường có xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng.

_ Khi mà pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập. Bộ máy quản lý kinh tế của nhà nước còn thiếu những kinh nghiệm trong điều tiết kinh tế thì trường. Nền kinh tế cịn đang trong q trình chuyển... Tất cả những điểm trên góp phần tạo ra mơi trường tốt cho sự tồn tại và phá triển của các tiêu cực của khơng ít các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN. Chẳng hạn như vi phâm cá nguyên tắc về kế toán để dây dưa nộp thuế, trốn thuế; thành lập công ty ma, mua bán hóa đơn, gian lận thương mại...

_ Tính tự phát, đầu tư ồ ạt theo phong trào hoạt động thương mại theo kiểu tranh mua, tranh bán, đầu cơ tăng giá... vẫn còn diễn ra khá phổ biến trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh của khu vực KTTN. Vấn đề này làm cho quan hệ cung - cầu mất cân đối, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và gây

khơng ít khó khăn cho cơng tác bình ổn thị trường của các cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên cùng cần nhìn nhận một cách rõ ràng là : KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN có các mặt hạn chế khơng hồn tồn giống với bản chất của KTTN trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản.

Dưới chế độ tư bản, KTTN chịu sự tác động mạnh mẽ của qui luật giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản và ảnh hưởng bởi bản chất của nhà nước tư bản. Còn KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN hoạt động với điều kiện qui luật giá trị thặng dư khơng cịn là quy luật kinh tế tuyệt đối, sở hữu tư nhân khơng cịn là loại hình sở hữu thống trị, quan hệ phân phối theo giá trị sức lao động chỉ là một trong những hình thức phân phối đa dạng trong nền kinh tế bên cạnh những thình thức phân phối khác.

Hiện tại ở Việt Nam, KTTN vẫn được xem là một bộ phận của nền KTTT định hướng XHCN, hơn nữa có sự xuất hiện của khơng ít chủ doanh nghiệp tư nhân hiện là Đảng viên. Điều này sẽ giúp ích trong việc truyền tải các nghị quyết của Đảng, chính sách của nhà nước đến với doanh nghiệp khu vực tư nhân 1 cách sâu xát hơn. Giúp doanh nghiệp tư nhân đi vào hoạt động một cách chính quy, nề nếp trên tinh thần tượng tơn pháp luật. Vì trong văn kiện đại hội lần thứ X của Đảng CSVN

(2006, trang 32) đã chỉ rõ : "Đảng viên làm KTTN phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước, nghiệm chỉnh chấp hành điều lệ Đảng và quy định của banh chấp hành TW".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại TPHCM đến năn 2025 (Trang 25 - 27)