1. 5.3 Nhân tố tác động đến phát triển kinh tế tư nhân
2.5 Đánh giá sự phát triển của kinh tế tư nhân tại Tp.HCM giai đoạn 2005
2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân của nó
Bên cạnh những thành cơng, những khía cạnh tích cực đến từ đóng góp của KTTN cho sự phát triển chung của nền kinh tế thành phố, trong những năm qua thành phần KTTN của thành phố vẫn còn phải đối mặt với một số hạn chế, cùng với đó là nguyên nhân của những hạn chế bao gồm:
2.5.2.1 Các doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần KTTN
Khi đi sâu vào phân tích các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN, dễ dàng nhận thấy tỉ trọng các doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ (dưới 5 tỉ đồng) thường dao động quanh mức 87,3% tổng số doanh nghiệp và lại có xu hướng tăng dần theo từng năm.
Còn khi xem xét theo quy mơ lao động, có khoảng 77,08% số doanh nghiệp khu vực tư nhân tại thành phố nằm ở quy mô siêu nhỏ (dưới 10 lao động), hơn nữa số doanh nghiệp có quy mơ nhỏ (dưới 50 lao động) cũng lến đến 20,36%.
2.5.2.2 Các doanh nghiệp tập trung vào những ngành nghề dễ bị tổn thương Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân (mà đặc biệt là doanh nghiệp ở quy mơ vừa và nhỏ) có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ. Vì lĩnh vực này địi hỏi vốn ít, khả năng thu hồi nhanh, dễ phát sinh lợi nhuận trong ngắn hạn. Không đầu tư nhiều vào các ngành sản xuất cơng nghiệp (vốn địi hỏi đầu tư ban đầu khá
lớn) cũng như đi sâu vào phát triển các ngành dịch vụ hiện đại để đảm bảo sự phát triển lâu dài của nền kinh tế và bản thân doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, vào cuối năm 2013 có đến 73,% số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMDV, 11,72% số doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng. Việc này làm cho gần như toàn bộ GDP của khu vực KTTN đều đến từ 2 lĩnh ngành nghềg này. Và đây cũng chính là những ngành dễ bị tổn thương nếu như nền kinh tế xuất hiện biến động. Nhất là với các ngành nghề như du lịch, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, xây dựng...(chi tiết xem phụ lục 1)
Nếu phân tích sâu hơn vào lĩnh vực công nghiệp của khu vực KTTN, đa phần đều tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ như sản xuất thực phẩm, giầy da, cao su, nhựa plastic... Đây đều là những ngành nghề có thể phát triển mạnh trong thời gian trước Đổi Mới nhờ tận dụng được các tiềm năng thị trường nội địa nhờ chưa khai thác hết. Ngày nay thị trường trở nên bão hòa cộng thêm sự cạnh tranh từ các thành phần kinh tế khác cùng với các hàng nhập khẩu đã khiến cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này gặp nhiều sự khó khăn hơn.
Vì thế trong thời gian sắp tới nếu muốn kinh tế tư nhân phát triển ở các lĩnh vực ngành nghề khác, ít bị tổn thương bởi các biến động thị trường hơn. Cần phải có các chính sách ưu đãi, đặc biệt là chính sách ưu đãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong việc phát triển các lĩnh vực ngành nghề nằm trong danh sách ưu tiên hoặc thuộc quy hoạch phát triển của thành phố.
2.5.2.3 Tình trạng phân biệt đối xử
Về mặt pháp lý, tại Việt Nam nếu trước đây tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế khác nhau được thể hiện qua việc mỗi thành phần kinh tế được chi phối bởi các loại luật riêng biệt như luật doanh nghiệp cho doanh nghiệp, cơng ty tư nhân. Luật đầu tư nước ngồi để điều chỉnh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Luật doanh nghiệp nhà nước áp dụng cho các đơn vị kinh tế quốc doanh... Thiếu đi mặt bằng pháp lý chung cho các doanh nghiệp.
Qua các đợt sửa đổi luật doanh nghiệ, đầu tiên là luật DN 2005 và gần đây nhất là luật DN 2014, nhà nước đã ban hành luật doanh nghiệp chung có các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều này làm cho chúng ta cảm thấy đã khơng cịn sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn ĐTNN và doanh nghiệp khu vực KTTN. Nhưng nếu xét từ bản chất của các quy định và trường hợp cụ thể, dễ dàng nhận thấy những khác biệt trong ưu đãi đầu tư giữa 3 khu vực. Cụ thể hơn thì tình trạng phân biệt đối xử này hiện nay vẫn còn tồn tại ở các phương diện bao gồm:
a) Một là chính sách đất đai
Do các yếu tố lịch sử đề lại , rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được bao cấp về đất đai, nhà xưởng nên sử dụng lãng phí nguồn lực này. Trong khi đó các doanh nghiệp khối tư nhân phần vì ra đời sau, phần vì khơng được cơng nhận cho đến khi đất nước thực hiện Đổi Mới. Nên thành phần kinh tế này không nhận được cơ chế cấp đất.
Vì vậy để có mặt bằng cho hoạt động SXKD thì doanh nghiệp phải mua quyền sử dụng đất và thực hiện đền bù giải tỏa với giá thị trường, sau đó mới được giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án. Nên khả năng cạnh tranh của nhà đầu tư tư nhân không thể bằng được các doanh nghiệp quốc doanh do bất cân xứng ở các yếu tố đầu vào.
Với trường hợp đi thuê lại đất của các doanh nghiệp quốc doanh, thì phần lớn các hợp đồng đi thuê lại này đều thực hiện dưới hình thức "chui" hoặc "lén lút" vì các doanh nghiệp quốc doanh được bàn giao đất để thực hiện sản xuất chứ không được phép cho tư nhân thuê lại mà thực hiện kinh doanh. Vì vậy phần chi phí thuê đất này của doanh nghiệp khu vực tư nhân sẽ khơng được phép hạch tốn vào chi phí. Việc này khiến cho doanh nghiệp tư phải chịu thiệt đơn thiệt kép trong quá trình hạch tốn kết quả kinh doanh.
Hơn nữa việc thuê "chui" đất như thế,vốn không hợp pháp nên không thể tạo nên sự ổn định trong tâm lý của nhà đầu tư tư nhân, họ luôn luôn lo lắng về việc mặt bằng hoạt động có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào nếu có thanh tra.
Khơng những thế để có được mặt bằng hoạt động thì doanh nghiệp phải tự lo từ khâu đầu tiên (lựa chọn địa điểm, giải phóng mặt bằng và đặc biệt là đền bù giải
tỏa) cho đến khâu cuối cùng (xây dựng hạ tầng). Trong khi đó nếu là các dự án của doanh nghiệp quốc doanh hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (ở quy mơ lớn) thì sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ ngay từ trong những công đoạn đầu tiên.
b) Hai là chính sách tín dụng
Một trong những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp khu vực tư là tình hình thiếu vốn, nhất là vốn trung và dài hạn để tiến hành đầu tư ban đầu, đổi mới trang thiết bị và nâng cao năn lực cạnh tranh. Và đây cũng lại là 1 trong những mặt còn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.
Trong khi các doanh nghiệp tư lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn dokhông thể thỏa mãn các yêu cầu thế chấp. Mà doanh nghiệp nhà nước lại được vay mà khơng cần phải tính đến tài sản thế chấp. Dẫn đến nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp đã ít, lại đa phần chỉ tập trung cho các doanh nghiệp quốc doanh.
Bên cạnh đó cịn có tình trạng các doanh nghiệp quốc daonh nếu làm ăn thua lỗ cịn có thể khoanh hoặc xóa nợ ( như trường hợp của Vinashin), trong khi các doanh nghiệp tư nếu mất khả năng trả nợ là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khơng chỉ vướng mắc trong khâu thế chấp, thủ tục cấp tín dụng cũng làm cho các doanh nghiệp tư phải nản lòng. Từ ban đầu doanh nghiệp phải chuẩn bị hàng loạt các hồ sơ có liên quan đến vấn đề vay vốn ( gồm Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh; Hồ sơ vay vốn; Hồ sơ về tài sản bảo đảm).
Trên thực tế quy trình doanh nghiệp đi vay vốn ở các ngân hàng cho dự án thường phải đợi từ 20 - 30 ngày nhất là các dự án quy mô lớn, mới được ngân hàng thẩm định và nhận xét "có khẳ năng cho vay nếu như được thành phố chấp thuận". Tiếp đến là ngân hàng trình cho sở Kế Hoạch Đầu Tư thẩm định - quy trình này mất từ 7 - 10 ngày. Rồi cần thêm gần 10 ngày nữa để được ủy ban xem xét rồi duyệt qua. Như vậy cực kỳ tốn thời gian, trong khi đó thị trường ln biến động khơng ngừng ở các mặt cung cầu. Giá cả đầu vào hơm nay có thể hồn tồn khác với ngày hơm qua và khơng có gì đảm bảo sẽ giống với ngày mai, cơ hội kinh doanh phải nhanh chóng nắm bắt được nếu khơng sẽ lãng phí về nguồn lực.Do đó cần giải
quyết để rút ngắn thời gian nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh.
Với đặc thù quy mô nhỏ, tài sản chủ yếu của các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thường dưới dạng bất động sản, tính thanh khoản thấp. Do vậy doanh nghiệp thường đứng trước những khó khăn của vịng trịn luẩn quẩn: Vốn ít -> sản xuất nhỏ - sức cạnh tranh kém -> hiệu quả kinh doanh không cao -> Tiêu hao vốn -> ít vốn hơn nữa.
c) Ba là về phát triển thị trường
Hiện nay sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thị trường đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được thể hiện qua việc một số doanh nghiệp quốc doanh nắm giữ các ngành nghề độc quyền,những ngành có lợi nhuận siêu ngạch dưới sự bảo hộ chắc chắn của nhà nước. ( như điện, nước, xăng dầu...)
Do vậy cần sớm ban hành luật chống độc quyền làm cơ sở cho sự bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế về mặt pháp lý. Giúp các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác nhau có cơ hội cạnh tranh cơng bằng trên thị trường và mang lại lợi ích cao nhất cho người dân.
d) Bốn là về các chính sách khuyến khích phát triển
Nhằm khuyến khích đầu tư trong nước của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời đảm bảo nguyên tắc bình đẳng đối với mợi thành phần kinh tế. "Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998" đã được ban hành ( đã sửa đổi vào năm 2002) để hiện thực hóa hành lang pháp lý theo đúng định hướng trên. Tuy nhiên trong thời gian vận hành lại xuất hiện một số bật cập như :
_ Các ưu đãi gần như chỉ tập trung vào khu vực quốc doanh. Một thống kê khác cho thấy trong việc hướng dẫn và thi hành luật khuyến khích đầu tư thì thấy có đến 62% số dự án được cấp ưu đãi là của các doanh nghiệp quốc doanh. Trên 80% số vốn vay và trên 97% diện tích đất được giao hoặc thuê cũng là ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước. Trong
khi đó khu vực tư nhân đáng lẽ là đối tượng ưu đãi này nhưng lại được hưởng rất ít. (Nguyễn Minh Tuấn, 2005).
_ Thủ tục để mà các doanh nghiệp được nhận ưu đãi là rất phức tạp, còn phải tốn kém nhiều để đạt được. Theo một số phản hồi từ các doanh nghiệp thì chi phí để nhận được ưu đãi cịn lớn hơn lợi ích thực tiễn mang lại. Nên tác dụng của chính sách khuyến khích này trên thực tế đã bị suy giảm.
2.5.2.4 Cơng tác quản lý nhà nước cịn hạn chế đối với khu vực kinh tế tư nhân
Dù luật doanh nghiệp 2005 đã đi vào cuộc sống từ rất lâu. Gần đây nhất bắt đầu từ ngày 01/7/2015, luật doanh nghiệp 2014 chính thức có hiệu lực. Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động đã được miễn giảm các thủ tục đăng ký, bỏ qua nhiều giấy phép "con" (trái với tinh thuần của luật). Tuy nhiên công tác quản lý đối với việc đăng ký và quản lý kinh doanh kinh doanh thì vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập.
Trên thực tiễn các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều rắc rối trong việc xin giấy phép. Dù giấy phép ra đời giúp lập lại kỷ cương, ổn định nề nếp cho hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Nhưng ở 1 phương diện khác thì giấy phép chính lại đang gây ra những cản trở lớn cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp tư như :
_ Ở thời điểm hiện tại có rất nhiều các loại giấy phép, và các văn bản đề cập đến điều kiện hoạt động kinh doanh đang có hiệu lực đã nhiều đến mực chưa có thống kê chính xác về số lượng.
_ Mục tiêu của các giấy phép đôi khi khá mập mờ, chưa rõ được vì sao lại có những điều kiện được nêu ra trong giấy phép và chúng được dụng để bảo vệ và phục vụ cho lợi ích gì.
_ Tiêu chí để cơ quan hành chánh cấp - từ chối cấp giấy phép chưa minh bạch, tạo điều kiện cho các đối tượng môi giới tiến hành "chạy" giấy phép.
_ Quy trình cấp phép, và giám sát cấp phép chỉ từ 1 chiều từ chính quyền mà chưa có sự tham gia của những người liên quan. giải thích rõ quyền lợi - nghĩa vụ của những người làm đơn xin cấp phép trong quy trình này
_ Thời hạn của các loại giấy phép thường khá ngắn chỉ trong khoản 1 năm, trong khi quy trình tái cập thì đi lại như từ đầu dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực hiện tại. Bên cạnh vấn đề về giấy phép, thì các nội dung trong văn bản "Luật Doanh Nghiệp 2015" vẫn còn một số quy định chưa rõ ràng có thể gây ra các bất cập cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như vấn đề đặt tên doanh nghiệp. Theo luật quy định không được đặt tên gây nhầm lẫn, vị phạm truyền thống văn hóa, lịch sử ... nhưng tiêu chí thế nào là vi phạm thì khơng chỉ rõ.
Ngồi ra doanh nghiệp có thể bị từ chối đăng ký kinh doanh nếu không phù hợp với quy hoạch kinh tế của địa phương, như việc muốn đăng ký kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà trọ.. thì phải có sự chấp thuận bằng văn bản có con dấu của UBND quận huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện , cần có chứng chỉ hành nghề thì việc triển khai danh mục rất chậm và có tính chất "chữa cháy" ( khi cấp thiết mới được nhanh chóng bổ sung ). Gây ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4.2.5 Các hạn chế nội tại của kinh tế tư nhân
Bên cạnh những hạn chế từ mơi trường bên ngồi, ngay trong bản thân các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nói riêng vẫn tồn tại các hạn chế đến từ nội tại, từ bản chất của thành phần kinh tế này, chẳng hạn như:
_ Một là tính tự phát của các doanh nghiệp KTTN ln thúc đẩy họ phát triển theo hướng làm mọi việc có lợi nhất cho doanh nghiệp;
_ Hai là việc khơng thực hiện đúng các ngun tắc kế tốn , tài chính;
_ Bốn là các doanh nghiệp khu vực tư nhân vì lợi nhuận mà làm hàng gian hàng giả, hàng kém phẩm chất cũng khơng khó bắt gặp;
_ Năm là vi phạm các nguyên tắc ứng xử đối với người lao động mà phổ biến nhất là tình trạng khơng ký hợp đồng lao động; trốn tránh nghĩa vụ bảo hiểm cho nhân viên; thường xuyên yêu cầu tăng ca...;
Tóm tắt chương 2
Trong dòng chảy lịch sử vĩ đại của dân tộc, TP Hồ Chí Minh giữ vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng. Chặng đường 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập của thành phố đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; ngày càng khẳng định vai trị là đơ thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước.
Nhìn lại chặng đường 40 năm qua, thành phố luôn được sự quan tâm chỉ đạo,