Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS TS trầm thị xuân hương (Trang 34 - 39)

2.4.2 .2Mơ hình DEAVRS và hiệu quả quy mơ

2.5 Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây

2.5.2 Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng mơ hình

mơ hình DEA tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM tại Việt Nam ngày càng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, riêng về cách đánh giá bằng phƣơng pháp DEA có các nghiên cứu tiêu biểu sau:

Bảng 2.2 Một số nghiên cứu đánh giá HQHĐ của ngân hàng tại Việt Nam

Nghiên cứu Mẫu Đầu vào Đầu ra Mơ hình

Hung, N.V, (2007)

13 NHTM Việt Nam giai đoạn 2001 - 2003 -Lao động -Tài sản -Tiền gửi -Thu nhập từ lãi -Thu nhập ngoài lãi DEA kết hợp chỉ số Malmquist Nguyễn Việt Hùng (2008) 32 NHTM Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005

-Chi phí tiền lƣơng -Tài sản -Tiền gửi -Thu nhập từ lãi -Thu nhập ngoài lãi SFA, DEA kết hợp mơ hình hồi quy Tobit

Ngô Đăng Thành

22 NHTM Việt Nam năm 2008

-Chi phí tiền lƣơng -Chi phí trả lãi và

-Tổng tài sản -Thu nhập lãi

DEACRS định hƣớng đầu vào

Nghiên cứu Mẫu Đầu vào Đầu ra Mơ hình (2010) các khoản tƣơng tự -Các khoản chi phí khác và các khoản tƣơng tự -Các khoản thu nhập khác Vinh, N.T.H (2011) 20 NHTM giai đoạn 2007 - 2010

-Chi phí nhân viên -Tài sản cố định -Tiền gửi tiết kiệm

-Thu nhập lãi -Thu nhập ngoài lãi DEA kết hợp chỉ số Malmquist Dang- Thanh, N., (2012) Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010

Tổng tiền gửi huy động của toàn hệ thống ngân hàng -Giá trị các khoản tín dụng -Giá trị của vốn quốc nội ròng -Khả năng thanh tốn bằng tiền mặt Mơ hình DEACRS kết hợp phân tích hồi quy Tobit

Dang- Thanh, N., (2012) Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 - 2009

Tổng tiền gửi huy động của toàn hệ thống ngân hàng

-Tổng dƣ nợ tín dụng -Giá trị GDP của quốc gia -Lƣợng cung tiền tệ M2 Mơ hình DEACRS hƣớng đầu vào, kết hợp phân tích hồi quy Tobit Minh, N.K., Long, G.T & Hung, N.V., (2013) 32 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005

-Chi phí nhân viên -Tổng tài sản ròng -Tổng tiền gửi -Lao động -Thu nhập lãi -Thu nhập hoạt động -Tổng dƣ nợ Mơ hình DEAVRS hƣớng đầu ra, kết hợp phân tích hồi quy Tobit

Năm 2007, tác giả Nguyễn Việt Hùng sử dụng phƣơng pháp DEA kết hợp với chỉ số Malmquist để đánh giá hiệu quả hoạt động của 13 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2001 – 2003. Nghiên cứu sử dụng ba biến đầu vào gồm: lao động, tài sản và tiền gửi; hai biến đầu ra là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng chỉ đạt hiệu quả trung bình 60,6%. Phi hiệu quả đến từ phi hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả quy mô. Nguồn phi hiệu quả cho thấy các NHTMCP Việt Nam chƣa sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu vào.

Tiếp sau đó, năm 2008, tác giả Nguyễn Việt Hùng ứng dụng phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA, phân tích bao dữ liệu DEA và mơ hình hồi quy Tobit để phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của 32 NHTM Việt Nam giai đoạn 2001-2005. Riêng với DEA, tác giả chọn cách tiếp cận trung gian với ba biến đầu vào là chi phí tiền lƣơng, tài sản cố định và tiền gửi; hai biến đầu ra là thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Kết quả nghiên cứu DEA cho thấy các NHTM chỉ sử dụng đƣợc 79,1% các đầu vào để tạo các sản lƣợng đầu ra, các NHTMCP dần dần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và đạt hiệu quả bình qn cao hơn nhóm NHTMNN (81,6% so với 77,8%).

Năm 2010, tác giả Ngô Đăng Thành sử dụng phƣơng pháp DEA đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của 22 NHTMCP Việt Nam năm 2008, sử dụng phần mềm DEAP 2.1. Nghiên cứu sử dụng các biến đầu vào gồm: chi phí tiền lƣơng, chi phí trả lãi và các khoản tƣơng tự, các khoản chi phí khác; các biến đầu ra gồm: tổng tài sản, thu nhập từ lãi và các khoản tƣơng tự, các khoản thu nhập khác. Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng là tƣơng đối tốt, trung bình đạt 91,7%. Trong 22 NHTMCP đƣợc nghiên cứu, có 6 ngân hàng sử dụng nguồn lực có hiệu quả tối ƣu, 7 ngân hàng có hiệu quả trên 90%, 7 ngân hàng đạt hiệu quả trên 80%, 2 ngân hàng chƣa phát huy đƣợc hết nguồn lực của mình.

Năm 2011, tác giả Vinh, N.T.H sử dụng phƣơng pháp DEA kết hợp phân tích chỉ số Malmquist đánh giá hiệu quả hoạt động của 20 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận trung gian với ba biến đầu vào bao gồm: chi phí nhân viên, tài sản cố định, tiền gửi tiết kiệm; hai biến đầu ra bao gồm: thu nhập lãi, thu

nhập ngoài lãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các NHTMCP Việt Nam trung bình giai đoạn đạt 76,7%, tăng từ 70% năm 2007 lên 81,8% năm 2010. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các NHTMCP có hiệu quả cao hơn các NHTMNN (78,3% so với 63%). Nghiên cứu kết luận các NHTM hoạt động vẫn chƣa hiệu quả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008.

Năm 2012, tác giả Dang-Thanh, N., sử dụng mơ hình DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trƣớc việc tự do hóa tài chính, sử dụng số liệu giai đoạn 1990 – 2010. Nghiên cứu sử dụng một biến đầu vào là tổng tiền gửi huy động của toàn hệ thống ngân hàng; ba biến đầu ra bao gồm: giá trị các khoản tín dụng, giá trị của vốn quốc nội rịng và khả năng thanh tốn bằng tiền mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của hệ thống có xu hƣớng giảm (ngoại trừ sự phục hồi nhẹ giai đoạn 2009 – 2010) và hệ thống ngân hàng chỉ hoạt động dƣới ba phần tƣ công suất.

Cùng năm 2012, tác giả Dang-Thanh, N., sử dụng mơ hình DEA định hƣớng đầu ra để phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 – 2009. Nghiên cứu sử dụng một biến đầu vào là tổng tiền gửi huy động của toàn hệ thống ngân hàng; ba biến đầu ra bao gồm: giá trị các khoản tín dụng , giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP và giá trị cung tiền tệ M2. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ngân hàng mới chỉ hoạt động với hai phần ba cơng suất và đóng góp cịn hạn chế cho nền kinh tế; hiệu quả của các ngân hàng giảm dần trong khi ngành ngân hàng đang ngày càng phát triển, thị trƣờng tài chính ngày càng tự do và khi nền kinh tế thế giới cũng nhƣ trong khu vực đang còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Gần đây nhất, Minh, N.K (2013) và cộng sự đã sử dụng phƣơng pháp DEA kết hợp với mơ hình hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả của 32 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005. Nghiên cứu sử dụng bốn biến đầu vào bao gồm: chi phí nhân viên, tổng tài sản ròng, tổng tiền gửi và lao động; ba biến đầu ra bao gồm: thu nhập lãi, thu nhập hoạt động và tổng dƣ nợ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu quả trung bình của các ngân hàng giai đoạn nghiên cứu đạt 78,74%, và các ngân hàng lớn chƣa chắc hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nhỏ.

Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng hƣớng tiếp cận trung gian, xem ngân hàng là cầu nối giữa ngƣời gửi tiền và ngƣời vay tiền, các biến đƣợc sử dụng khác nhau và kết quả tính tốn cũng khác nhau. Các nghiên cứu phần lớn kết luận các NHTM Việt Nam hoạt động chƣa hiệu quả. Mặc dù các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua phƣơng pháp DEA có các lựa chọn biến số, lựa chọn ngân hàng (DMU), thu thập số liệu khác nhau, mỗi nghiên cứu đều có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của ngành ngân hàng thông qua các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Việc nghiên cứu về hệ thống ngân hàng Việt Nam là cần thiết, đặc biệt nghiên cứu về hiệu quả hoạt động. Bằng cách cải thiện hiệu quả hoạt động, các ngân hàng Việt Nam mới có thể cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng nƣớc ngoài trong bối cảnh hiện nay.

Kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2 đã trình bày tổng quan về HQHĐ của NHTM và phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu.

Phần cơ sở lý luận đã trình bày khái niệm về HQHĐ của NHTM, các phƣơng pháp đánh giá HQHĐ của NHTM. Hai phƣơng pháp đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng là đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính và đánh giá bằng phƣơng pháp phân tích hiệu quả biên. Phƣơng pháp phân tích hiệu quả biên có thể đƣợc thực hiện thông qua tiếp cận tham số và tiếp cận phi tham số. Cách tiếp cận hiệu quả biên phi tham số thƣờng đƣợc sử dụng nhất là phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu DEA.

Phần lý thuyết về phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) giới thiệu tổng quát về phƣơng pháp DEA, các cách tiếp cận đánh giá hiệu quả, cách lựa chọn biến đầu vào và đầu ra, các mơ hình DEA. Các mơ hình thực chất là các bài tốn nhằm ƣớc lƣợng hiệu quả đạt đƣợc của các ngân hàng dựa vào tập các dữ liệu đầu vào và đầu ra cho trƣớc. Mơ hình DEACRS cho phép xác định hiệu quả tồn bộ, trong khi mơ hình DEAVRS xác định hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS TS trầm thị xuân hương (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)