2.4.2 .2Mơ hình DEAVRS và hiệu quả quy mơ
5.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
5.2.3 Kiến nghị đối với NHNN
Thứ nhất, về xử lý nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng. NHNN tiếp tục xây dựng môi trƣờng pháp lý cho việc xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hƣớng trao quyền chủ động nhiều hơn cho VAMC và các TCTD trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay . Đồng thời tăng cƣờng tính minh bạch, cơng khai trong bán, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm. Công ty VAMC cần triển khai phƣơng thức mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trƣờng. Ðể có nguồn vốn cho việc mua nợ xấu theo giá thị trƣờng, cần bổ
sung tài chính cho VAMC bao gồm tăng vốn điều lệ, sử dụng tiền vay nƣớc ngồi của Chính phủ, NHNN phát hành tín phiếu để làm phƣơng tiện mua nợ xấu, trong đó tập trung mua nợ xấu của doanh nghiệp nhà nƣớc.
Thứ hai, NHNN phải giám sát chặt chẽ các cổ đông lớn của các ngân hàng, nhằm hạn chế sự chi phối, thao túng của các cổ đông đó đối với các NHTMCP, kiên quyết xử lý đối với ngƣời liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTMCP và các NHTMCP sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Luật các TCTD hiện hành có quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với cổ đông cá nhân và đối với cổ đông cổ tức. Tuy nhiên, một số NHTM dùng sở hữu chéo để lách các quy định đảm bảo an tồn hoạt động do NHNN ban hành. Tình trạng sở hữu chéo trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong hệ thống ngân hàng nói riêng tạo ra những khó khăn nhất định trong hoạt động điều hành nhằm đảm bảo tính an tồn của hệ thống, đặc biệt là đối với công tác xử lý nợ xấu, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, việc hạn chế các ảnh hƣởng tiêu cực của sở hữu chéo là một yêu cầu cấp thiết đƣợc đặt ra cho cơ quan quản lý. Trong đó, vấn đề mấu chốt trong công tác xử lý sở hữu chéo là phải đảm bảo ngăn ngừa hành vi cố tình vi phạm, đồng thời triệt tiêu lợi ích từ việc sở hữu chéo của các cá nhân và tổ chức. Để thực hiện điều này, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa NHNN và các Bộ ngành liên quan trong việc ban hành các văn bản pháp quy cũng nhƣ việc kiểm soát việc thực thi các điều khoản quy định. Do đó, muốn xử lý sở hữu chéo, phải minh bạch hóa thơng tin về tỷ lệ và đối tƣợng sở hữu. NHNN cần đƣa ra các biện pháp hành chính, cũng nhƣ xử phạt đối với các cá nhân và TCTD tìm cách lách luật, lạm dụng vấn đề sở hữu chéo để vi phạm pháp luật, tƣ lợi cá nhân, thao túng thị phần, làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng nhƣ các TCTD. NHNN phối hợp với Ủy ban Chứng khoán theo dõi, giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhƣợng cổ phiếu của các TCTD trên thị trƣờng chứng khoán. Đồng thời giám sát chặt chẽ các khoản cho vay đối với các nhà đầu tƣ có giao dịch lớn cổ phiếu để hạn chế việc cho vay, tài trợ lớn các giao dịch mua bán cổ phiếu gây tác động bất lợi tới thị trƣờng chứng khoán và rủi ro của ngân hàng.
Thứ ba, NHNN tập trung triển việc thực hiện cơ cấu lại các TCTD khẩn trƣơng, quyết liệt, nhƣng thận trọng để nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng đƣợc đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống đƣợc cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; tâm lý, niềm tin của nhân dân vào chƣơng trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đƣợc củng cố.