Phân tích phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định chương trình tín dụng tái canh cà phê tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh dak lak (Trang 46 - 48)

CHƢƠNG 5 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

5.3 Phân tích phân phối

Lợi ích kinh tế do tái canh cà phê tạo ra đƣợc phân phối cho ba nhóm đối tƣợng liên quan gồm hộ nơng dân, Chính phủ và phần cịn lại của nền kinh tế. Trong đó, giá trị chênh lệch giữa ngân lƣu kinh tế ròng chiết khấu theo EOCK và ngân lƣu tài chính rịng chiết khấu theo EOCK chính là ngoại tác của tái canh cà phê. Chi tiết phân tích phân phối đƣợc trình bày trong Phụ lục 26.

Tái canh cà phê đã mang lại lợi ích cho hộ nơng dân là 391.887.817 VND, do hộ nông dân đƣợc vay với lãi suất danh nghĩa cố định là 12%/năm nên WACC thực thấp bằng 5,69%, trong khi, chi phí vốn thực của nền kinh tế là 10%. Do đó, khoản chênh lệch của giá trị hiện tại tài chính theo suất chiết khấu EOCK và WACC thực bằng 263.789.837 VND là chi phí Chính phủ đã hỗ trợ cho hoạt động tái canh cà phê với chi phí vốn là 5,69% mà lẽ ra hoạt động này phải trả mức 10%. Điều này cho thấy nơng dân có động cơ để tái canh cà phê.

Cà phê và phân bón là hàng ngoại thƣơng nên sự chênh lệch giữa giá kinh tế và giá tài chính của cà phê và phân bón đã đem lại lợi ích cho phần còn lại của nền kinh tế là 17.845.468 VND.

Tóm lại, Chƣơng 5 đã phân tích tính khả thi về mặt tài chính của hoạt động tái

canh cà phê theo quan điểm tổng đầu tƣ, chỉ ra tái canh cà phê có hiệu quả tài chính. Chƣơng 5 cũng phân tích độ nhạy với biến quan trọng nhất là giá bán cà phê, tỷ lệ thu quả cà phê, tỷ lệ đội giá chi phí tài chính theo hƣớng bất lợi thì tái canh vẫn có xác suất NPVf dƣơng là 81,17%. Ngồi ra, năng suất cà phê trƣớc khi tái canh cũng có tác động đến tính khả thi của tái canh cà phê. Với năng suất trung bình trƣớc khi tái canh là 1,9 tấn/ha thì tái canh cà phê trên một hecta sẽ không khả thi về mặt kinh tế và hộ nơng dân khơng có động cơ tái canh vì NPVf trƣớc khi tái canh cao hơn NPVf tái canh. Tiếp đó, Chƣơng 5 cịn tính rõ lợi ích mà tái canh cà phê mang lại cho xã hội và phân bổ cho ba nhóm đối tƣợng: hộ nơng dân, Chính phủ và phần còn lại của nền kinh tế. Và Chƣơng 5 cũng cho thấy phƣơng

thức cho vay của Agribank tỉnh Đắk Lắk là không phù hợp đối với tái canh cà phê. Nếu tái canh cà phê đƣợc cho vay với thời hạn 12 năm, ân hạn nợ gốc 8 năm và có cơ chế hỗ trợ ở những năm đầu kinh doanh thì tái canh sẽ khả thi theo quan điểm của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định chương trình tín dụng tái canh cà phê tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh dak lak (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)