Giới thiệu về đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Đăk lăk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh daklak (Trang 30 - 31)

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực Tây Nguyên với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế; cụ thể phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, qua quốc lộ 14 sẽ đến trung tâm kinh tế Đà Nẵng và khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam, Quảng Ngãi); Phía đơng giáp tỉnh Khánh Hồ là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đồng thời có cảng biển giao thương hàng hố với nước ngồi; Phía nam giáp tỉnh Đăk Nơng, qua quốc lộ 14 đến các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, đây là trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Nam; Phía tây là vương quốc Campuchia thông qua cửa khẩu kinh tế Đăk Ruê.

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Đắk Lắk được biết đến như là một vùng cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ rất phù hợp để phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, ca cao, điều, bông vải... Hiện nay, phát triển kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản (chiếm khoảng 60% GDP tỉnh). Ngoài ra, Đắk Lắk cịn là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện với các đầm hồ lớn như hồ Lắk (huyện Lắk), sơng Sêrêpơk có trữ lượng thủy điện khoảng 2.636 triệu KW.

Với tầm nhìn đến năm 2020, các lĩnh vực dự kiến sẽ có bước phát triển đột phá trong tương lai với những mục tiêu cụ thể như:

- Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng về thuỷ điện; khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản như: công nghiệp chế biến cao su, điều, cà phê, bông vải và các loại nông sản khác, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hàng mộc cao cấp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống...

- Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là yếu tố nền tảng, tạo tiền đề cho quá trình phát triển, là trọng điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển 10 - 15 năm tới. Ưu tiên đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông và hệ thống thuỷ lợi. Tiếp tục xây dựng các mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thơng. Đầu tư cơ sở hạ

tầng vùng biên giới, mở cửa khẩu Đăk Ruê. Phát triển và mở rộng hệ thống đô thị, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị hạt nhân và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao của tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc tham gia tích cực vào quá trình phát triển cùng với các địa phương, lãnh thổ trong Tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia.

- Tạo bước chuyển biến vượt bậc trong du lịch, dịch vụ với mức tăng trưởng cao.

Tập trung đầu tư các cụm du lịch trọng điểm Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, hồ Lăk,… Nâng cao năng lực và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường liên doanh liên kết với các vùng lân cận và cả nước, đặc biệt là với TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Ngun, Đơng Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung trong phát triển du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa. Phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hố, cơng nghiệp hoá, đầu tư chiều sâu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình thành các vùng trọng điểm, sản xuất tập trung cây trồng, vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ổn định sản xuất, nâng cao đời sống.

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo tăng cường đội ngũ cán

bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, các doanh nhân, công nhân lành nghề; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh daklak (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)