Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đăk lăk
3.2.1. Thiết lập chính sách tín dụng hợp lý
Trên cơ sở chủ trương, định hướng từ Hội sở chính, các quy định của NHNN và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Đăk lăk, Chi nhánh cần thiết lập một chính sách tín dụng hiệu quả, phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực thực tế hiện tại, đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mơ, cơ cấu nguồn vốn; tiến hành rà sốt, củng cố các hoạt động kinh doanh chính, từng bước thối vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có rủi ro cao. Nhìn chung, một chính sách tín dụng hợp lý cần thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nơi Chi nhánh hoạt động trong từng thời kỳ trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất từ Hội sở chính nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của vùng, đồng thời phải có các hạn chế trong hoạt động đầu tư đối với những ngành nghề, lĩnh vực nhiều rủi ro, ít lợi thế trong kinh doanh.
- Phải xây dựng được một danh mục cho vay theo hướng đa dạng hóa với tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực, khách hàng,… đảm bảo mục tiêu cần bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, duy trì khả năng tăng trưởng bền vững, phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn.
- Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả khi thực hiện chính sách tín dụng, Chi nhánh cần phải nghiêm túc chấp hành các quy định đã đặt ra, khi được giao chỉ tiêu kinh doanh phải chủ động thực hiện ngay từ đầu năm, tránh tình trạng chạy chỉ tiêu những tháng cuối năm sẽ dẫn đến dễ dãi trong cho vay, danh mục đầu tư không hợp lý, nguy cơ làm gia tăng rủi ro tín dụng. Ngồi ra, sau mỗi quý, Chi nhánh cần đánh giá lại những khoản vay đang đầu tư xem danh mục vay nào có hiệu quả cần tiếp
tục đầu tư và danh mục vay nào không hiệu quả để chủ động đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.
3.2.2. Chấp hành nghiêm quy chế, quy trình cho vay và các quy định khác của pháp luật pháp luật
Thực tế hoạt động cho thấy, việc không tuân thủ nghiêm quy chế, quy trình cho vay là ngun nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, làm gia tăng rủi ro tín dụng. Vì vậy, để đảm bảo tn thủ quy chế, quy trình cho vay và các quy định khác của pháp luật, Chi nhánh cần phải thực hiện các nội dung sau:
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cán bộ ngân hàng nhằm phổ biến, cập nhật những kiến thức, quy định, hướng dẫn liên quan đến quy chế, quy trình cho vay do NHNN và nội bộ đơn vị ban hành. Hiện nay hầu như Chi nhánh chủ yếu đào tạo nhân viên bằng cách sử dụng người cũ đào tạo người mới. Cách làm này lợi ở chổ là giúp cho nhân viên mới vào nghề có thể nhanh chóng nắm bắt công việc, tuy nhiên, cái hại ở chổ là trong quá trình làm việc, có thể nhân viên cũ hiểu sai những nội dung nào đó mà khơng biết và sau đó truyền đạt lại cho người mới theo kiểu kinh nghiệm thì hậu quả thật khó lường, các sai sót khơng được phát hiện, khắc phục mà vẫn tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, bên cạnh việc tận dụng nguồn lực nội bộ, Chi nhánh cũng nên cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu do các giảng viên giàu kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy.
- Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ tín dụng, thể hiện trên các mặt như chấp hành nghiêm mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành của cơ quan đề ra, chấp hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân cơng.
- Bên cạnh đó, để đảm bảo sự tn thủ, Chi nhánh cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc mang tính răn đe, xử lý các trường hợp làm sai quy định kể cả trường hợp chưa phát sinh hậu quả. Tuy nhiên, việc xử lý cũng cần phải khách quan, phải dựa trên các nguyên nhân phát sinh như: do cố tình hay vơ ý, do chưa có kinh nghiệm hay hiểu sai quy trình,… căn cứ vào đó mà có những hình thức xử phạt
công bằng, đúng người đúng tội. Hiện nay có một thực tế xảy ra đó là hầu như ngân hàng nào cũng đưa ra tiêu chí kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; tuy nhiên khâu kiểm tra sau khi cho vay này lại đang bị lơ là và Chi nhánh cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, để giải quyết triệt để tình trạng trên thì bên cạnh việc thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện việc đánh giá tổng thể tình hình khách hàng theo định kỳ từng tháng hoặc từng quý một lần thông qua trực tiếp tới nhà khách hàng, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay, tình trạng tài sản đảm bảo,… căn cứ vào đó làm các báo cáo đánh giá nhận xét khách hàng; tùy tình hình cụ thể, Trưởng phịng tín dụng cũng nên song hành cùng cán bộ tín dụng trong quá trình kiểm tra.
3.2.3. Nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ
Theo (Nguyễn Hồng Yến, 2012), có thể nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại hầu hết các ngân hàng hoạt động cịn mang nặng tính hình thức. Vị thế của kiểm toán nội bộ chưa được khẳng định; tính độc lập, khách quan trong hoạt động chưa đảm bảo; phương pháp làm việc chưa theo thơng lệ quốc tế mà mang tính mang mún, kiểm tra tìm kiếm các sai phạm mà chưa có cái nhìn tổng thể để phân tích nguyên nhân của sai phạm. Thông thường hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ được thực hiện tại các đơn vị đã phát sinh rủi ro tín dụng, trong khi ở những nơi chưa phát sinh thì lại chủ quan chưa có sự quan tâm kiểm tra đúng mức nên hiệu quả mang lại không cao. Cụ thể, khi việc kiểm tra chỉ dựa trên các kết quả, số liệu trên báo cáo về tình hình tài chính tại Chi nhánh để đánh giá mà không trực tiếp xem xét các hồ sơ tín dụng thì chưa đủ thơng tin để kết luận về tính an tồn và hiệu quả của hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, khi kiểm tra người cán bộ cũng cần phải có cái tâm, mong muốn đóng góp cải thiện hoạt động cho đơn vị mình tốt hơn chứ khơng phải tìm cách bắt bẻ, chê bai,… dẫn đến hành động chống đối của đơn vị. Do đó, hiện nay vấn đề nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại ngân hàng là hết sức cần thiết, và hiện tại NHNN cũng đã ban hành “Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ
hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ và củng cố hoạt động kiểm toán nội bộ trong hoạt động ngân hàng.
3.2.4. Chú trọng phát triển chất lượng cán bộ ngân hàng
- Đổi mới cơng tác quản lý cán bộ tín dụng. Trong công tác quản lý, phải thường xuyên quan tâm đến việc xác định đúng nhiệm vụ chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Kiên quyết không sử dụng những cán bộ thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu trung thực, khơng cơng tâm, thiếu năng lực,… làm cơng tác tín dụng. Có biện pháp chủ động, tích cực giáo dục cán bộ khơng để bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, bị đồng tiền mê hoặc mà hạ thấp nhân phẩm, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, làm phương hại đến bản thân cũng như đến uy tín của ngân hàng.
- Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. Việc đào tạo và đào tạo lại phải thường xuyên, liên tục. Công tác đào tạo cần tập trung vào các vấn đề như tăng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ, hình thức này nhằm làm cho nhân viên nắm bắt được một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn như: tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong cơng tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ.
- Đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng, thực hiện chế định đi đôi với chế tài. Trong điều kiện cơ chế thị trường chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng,… càng có ý nghĩa quan trọng bởi họ là người có sự cống hiến nhiều nhất, chịu áp lực nhiều nhất do công việc mang tính rủi ro cao; đồng thời thực hiện cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, tạo ra bầu khơng khí thi đua, khuyến khích, sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong việc đầu tư vốn sao cho hiệu quả nhất.
3.2.5. Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại
Trong chiến lược phát triển ngân hàng, phát triển công nghệ ngân hàng có thể được xem như là một khâu đột phá quan trọng, giúp ngân hàng tận dụng được những lợi thế sẳn có, cải thiện hoạt động của mình dựa trên nền tảng công nghệ thơng tin do q trình hội nhập mang lại, ứng dụng cơng nghệ thơng tin giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, đồng thời giúp
ngân hàng có thể nâng cao tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng hiện đại, góp phần giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng, giảm sức ép tăng trưởng tín dụng, như vậy sẽ làm giảm rủi ro tín dụng. Ngồi ra, bên cạnh việc chú trọng đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị, phần mềm hiện đại thì ngân hàng cũng cần tăng cường cơng tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin, áp dụng một cách có hiệu quả những phần mềm tiên tiến do hội sở cung cấp cho chi nhánh.