Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh daklak (Trang 49)

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk

2.3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Có thể nói, trong q trình ra quyết định tín dụng thì bên cạnh việc xác định tất cả những rủi ro có thể có đối với khách hàng thì cơng tác đo lường rủi ro tín dụng cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Do vậy, trong quá trình xét duyệt cho vay VCB Đăk lăk cũng dựa trên những mơ hình xếp hạng tín dụng hiện đại để đo lường rủi ro và chấm điểm khách hàng nhằm đưa ra những quyết định cho vay phù hợp. Cụ thể như sau:

- Khách hàng thể nhân (cá nhân, hộ kinh doanh cá thể): Ứng dụng mơ hình 6C

để ra quyết định cho vay dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB.

a. Trong đó, việc đánh giá rủi ro về cá nhân xin vay vốn dựa trên 2 nhóm

" Nhóm chỉ tiêu nhân thân (5 chỉ tiêu): Tuổi, trình độ học vấn, tình trạng sở

hữu nhà, tình trạng hơn thân, số người trực tiếp phụ thuộc về kinh tế.

" Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ (7 chỉ tiêu): Loại hình cơ quan đang cơng

tác, thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên môn hiện tại, tính chất của cơng việc hiện tại, hình thức thanh tốn lương và thu nhập khác, hình thức hợp đồng lao động, tổng thu nhập hàng háng, tình hình trả nợ gốc và lãi với các TCTD trong 12 tháng qua.

b. Tương tự, đối với hộ kinh doanh cũng dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu:

" Nhóm chỉ tiêu thơng tin về chủ hộ kinh doanh (6 chỉ tiêu): Tuổi, lý lịch

pháp lý, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, thời gian lưu trú trên địa bàn hiện tại, tình trạng sở hữu nhà.

" Nhóm chỉ tiêu hoạt động kinh doanh (7 chỉ tiêu): Thâm niên làm việc,

quyền sở hữu đối với địa điểm kinh doanh, triển vọng phát triển của ngành đang hoạt động, mối quan hệ với các nhà cung cấp, mối quan hệ với đối tác mua hàng, tốc độ phát triển doanh thu trung bình năm của 2 năm gần đây, tình trạng dư nợ tại các TCTD trong 12 tháng qua.

- Khách hàng doanh nghiệp: Dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

bao gồm chấm điểm định lượng theo các chỉ số tính tốn trực tiếp từ báo cáo tài chính doanh nghiệp (chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu thu nhập) và chấm điểm định tính trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp (Trình độ quản lý, quan hệ tín dụng, các yếu tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt động khác...), qua đó xác định được hạng của khách hàng. Cụ thể như quy trình ở Biểu đồ 2.5 bên dưới:

2.3.2.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng tại VCB Đăk lăk

Nhìn lại kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Đăk lăk từ năm 2009 đến năm 2013, cho thấy cái nhìn xuyên suốt về sự phát triển và lớn mạnh khơng ngừng với những thay đổi tích cực trong cơ cấu hoạt động và điều hành, luôn tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của NHNN nhằm đảm bảo sự an toàn hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, trong hoạt động cho vay VCB Đăk lăk ln quan tâm đến chất lượng tín dụng, đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, giảm thiểu đối đa tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn ổn định và tăng trưởng liên tục trong 5 năm trở lại đây. Cụ thể qua biểu đồ 2.6 bên dưới về tình hình dư nợ cho vay qua các năm:

Mặc dù đứng trước khó khăn chung của tình hình kinh tế trong nước với sự suy giảm nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng; tỷ giá, giá vàng thường xuyên biến động,... nhưng nhìn chung tình hình dư nợ tín dụng của VCB Đăk lăk qua các vẫn cho thấy sự tăng trưởng ổn định, với tốc độ tăng trung bình 9,87% giai đoạn 2009-2013. Kết thúc năm 2013, dư nợ cho vay của VCB Đăk lăk đạt 4.792 tỷ đồng, tăng 1,503.5 tỷ đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng 45,7%. Đây là mức tăng cao, nó cho thấy quy mơ hoạt động của ngân hàng không ngừng phát triển với phạm vi đầu tư ngày càng mở rộng.

Xét về dư nợ cho vay theo kỳ hạn, có thể thấy tỷ trọng giữa tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn so với tổng dư nợ là tương đương nhau, với sự gia tăng ổn định. Tuy nhiên, năm 2013 cho thấy sự sụt giảm nhẹ của dịng tín dụng ngắn hạn

khi chỉ đạt 2250 tỷ đồng thấp hơn năm 2012 khoảng 180 tỷ đồng, với tỷ lệ giảm 7,4%/năm. Tác động giảm này phản ánh phần nào bức tranh ảm đạm về tình hình hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn khi nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động giảm sút do những khó khăn về đầu ra sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng thấp, hàng tồn kho tăng cao,... Bên cạnh đó, là do khả năng tiếp cận tín dụng của các thành phần kinh tế này bị suy yếu do xếp hạng tín nhiệm thấp, khơng đủ điều kiện để ngân hàng xét duyệt cho vay. Trái ngược với đà suy giảm của dịng tín dụng ngắn hạn, dịng tín dụng trung dài hạn vẫn cho thấy sự tăng trưởng ổn định với dư nợ cho vay đạt 2542 tỷ đồng năm 2013, tăng 274 tỷ đồng so với năm 2012, với tỷ lệ tăng 12%/năm. Tác động tăng này cho thấy sự thay đổi căn bản về tầm nhìn và chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp, hướng đến sự tăng trưởng bền vững, ổn định và tồn tại lâu dài bằng cách tận dụng những cơ hội trong khó khăn hiện tại để tăng cường năng lực cạnh tranh trong tương lai thông qua phương án tài trợ vốn dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cơ sở vật chất và các trang thiết bị kĩ thuật,… nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới đầy những khó khăn thách thức khi mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Nhìn vào Bảng 2.8 về cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng, có thể thấy sự gia tăng nhanh trong dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và khách hàng thể nhân (cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình); trong khi đó dư nợ cho vay tại các doanh nghiệp lớn lại đang có chiều hướng suy giảm, đặc biệt trong 3 năm trở lại đây, cụ thể năm 2012 giảm tới 498,6 tỷ đồng so với năm 2011, năm 2013 giảm 146 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 19,7%/năm và 7,2%/năm. Sự suy giảm này không hẳn là một tín hiệu tiêu cực mà ngược lại nó mang hàm ý với một ý nghĩa khác tích cực hơn cho thấy sự thay đổi, điều chỉnh trong chiến lược hoạt động khi mà trước đây ngân hàng luôn chú trọng vào hoạt động bán buôn là tập trung vốn lớn cho các tập đồn, tổng cơng ty, các dự án lớn thuộc những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, đóng vai trị là xương sống cho sự phát triển kinh tế lâu dài của đất nước. Tuy nhiên, theo thời gian, với thực tiễn hoạt động của nền kinh tế hiện nay lại cho thấy một thực tế rằng, sẽ rất là rủi ro cho

ngân hàng nếu chỉ chú trọng vào lĩnh vực bán buôn khi mà hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng được phát hiện tại những tổ chức kinh tế lớn khiến quy mô nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động và sự an tồn hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, lĩnh vực bán lẻ được ưu tiên hiện nay, giúp ngân hàng phân tán rủi ro kinh doanh, đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng tới dân chúng và đây cũng là hướng đi chủ đạo đối với hầu hết các Ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay.

Có thể thấy, sau 5 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu xảy ra thì hiện nay mặc dù mức độ nguy hiểm của nó đối với nền kinh tế Việt Nam đã qua đi nhưng hậu quả để lại vẫn còn nặng nề. Tuy nhiên, không thể phủ nhận khi nói rằng nó cũng được xem như là một phép thử đối với sức khoẻ nền kinh tế trong nước, qua đó giúp bộc lộ hàng loạt những sai phạm, hạn chế, yếu kém trong cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động tại hàng loạt các tập đồn kinh tế, doanh nghiệp lớn có vốn nhà nước tham gia sở hữu cũng như sự thiếu tầm nhìn và đưa ra những chiến lược dài hạn để ứng phó với sự thay đổi bất ngờ của môi trường kinh doanh, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán,…. khiến cho rủi ro ngân hàng không thu được nợ tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động và niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng. VCB Đăk lăk cũng khơng đứng ngồi quy luật đó khi mà nguy cơ nợ xấu tăng cao đã bắt đầu hiện hữu, cụ thể nhìn vào Biểu đồ 2.7 bên dưới ta thấy rõ chiều hướng gia tăng nợ xấu qua các năm, đặc biệt năm 2013 ghi nhận quy mô nợ xấu tăng cao đột biến tới 162 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ xấu 3,38%. Đây là một con số đáng báo động khi mà chỉ cách đó 2 năm trở lại (2011-2012), tỷ lệ nợ xấu luôn được khống chế dưới 1%, vẫn đảm bảo nằm trong giới hạn an toàn cho phép.

Để làm rõ nguồn gốc dẫn đến tình trạng nợ xấu trên, ta tiến hành xem xét chi tiết các khoản cho vay theo từng ngành nghề, bao gồm: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, thương nghiệp và các ngành khác. Cụ thể như Bảng 2.9 bên dưới, ta thấy dư nợ cho vay thuộc 2 ngành công nghiệp và xây dựng gia tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay; trong khi đó dư nợ cho vay ngành thương nghiệp vốn là lợi thế của địa phương với các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu như cà phê, tiêu, điều... thì có chiều hướng suy giảm nhanh.

Theo dõi thơng tin về tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 năm trở lại đây có thể thấy thị trường bất động sản trong nước vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, tính thanh khoản kém, hàng tồn kho tăng cao dẫn đến tình trạng ứ động vốn xảy ra. Bên cạnh đó, đứng trước khó khăn chung khi nhu cầu tiêu dùng giảm sút nên các nước cũng hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, dẫn đến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các hoạt động thương nghiệp vì thế diễn ra trầm lắng... Tất cả những yếu tố khách quan trên cũng như sự thụ động, chủ quan của các doanh nghiệp trên địa bàn nên quy mơ nợ xấu có chiều hướng tăng nhanh ở những ngành đòi hỏi nhu cầu vốn lớn như xây dựng, công nghiệp, thương nghiệp và ngày càng trở nên khó kiểm sốt mặc dù VCB Đăk lăk đã chủ động đưa ra và triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm hạn chế nguy cơ tổn thất, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo sự an tồn hệ thống. Cụ thể như:

! Xử lý bằng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng:

Trong 5 năm qua, quỹ dự phịng rủi ro của Chi nhánh ln được trích lập ở mức tương đối lớn. Trong các năm 2011-2013 với việc sử dụng quỹ dự phòng, Vietcombank ĐakLak đã xử lý nợ xấu tồn đọng kéo dài khó thu hồi của một số khách hàng trên địa bàn tỉnh Đăk lăk, cụ thể như: Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên, Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Tính Nên…

! Xử lý tài sản bảo đảm:

Việc xử lý tài sản bảo đảm được Chi nhánh xem như là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong việc giải quyết nợ xấu khi khách hàng khơng cịn khả năng trả được nợ. Trước hết chi nhánh sẽ cùng phối hợp với khách hàng để xử lý tài sản bảo đảm, tranh thủ tận dụng tối đa thiện chí, sự hợp tác của khách hàng, một mặt xử lý được những tài sản khách hàng khơng cịn nhu cầu sử dụng, nếu không kịp thời xử lý thì tài sản sẽ nhanh chóng xuống cấp, giá trị thu hồi sẽ rất thấp. Nếu như khách hàng từ chối hợp tác, lúc đó ngân hàng mới sử dụng biện pháp khởi kiện ra toà án để giải quyết.

! Xử lý nợ bằng biện pháp khởi kiện:

hiện nhưng không mang lại hiệu quả. Đối tượng để thực hiện biện pháp này là những khách hàng thật sự khơng có thiện chí trả nợ, khơng phối hợp cùng với ngân hàng để tìm ra hướng xử lý và những khách hàng có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh là rất thấp. Để biện pháp này mang lại hiệu quả cao, trước hết cần phải tiến hành rà soát và củng cố hồ sơ, đây là yêu cầu đầu tiên khi bắt tay vào công việc khởi kiện nhằm mục đích hồn thiện tới mức tốt nhất về hồ sơ và tranh thủ bổ sung hồ sơ còn thiếu trong khi khách hàng cịn trong q trình hợp tác với NH. Trong q trình rà sốt nếu khách hàng còn tài sản nhưng chưa dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ tài chính nào thì u cầu khách hàng thế chấp bổ sung. Việc này chỉ thực hiện được khi khách hàng có thiện chí hợp tác và tài sản có đầy đủ hồ sơ. Sau khi đã hồn thiện được hồ sơ, tiến hành khởi kiện.

2.3.2.4. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại Vietcombank Đăk lăk

Ngun nhân khách quan

- Mơi trường kinh tế thế giới khơng ổn định. Có thể nói, là một nền kinh tế địa phương với thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, tiêu, điều… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, dễ bị tổn thương khi tình hình thế giới biến động không thuận lợi. Đặc biệt trong những năm gần đây, dưới tác động của suy thoái kinh tế thế giới đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng các nước sụt giảm, dẫn đến doanh thu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh Đăk lăk bị giảm sút mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các các doanh nghiệp, cá thể kinh doanh trên địa bàn, kết quả rủi ro nợ xấu phát sinh.

- Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách không hợp lý đã dẫn đến khủng

hoảng thừa về đầu tư ở một số ngành, gây lãng phí NSNN. Cụ thể, sự chú trọng gia

tăng đầu tư quá mức vào ngành cà phê một cách tràn lan, đặc biệt ở những vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu lại phù hợp với các cây như điều, bắp, mía… lại chuyển sang trồng tập trung cây cà phê như Nông trường 714, 719, 720 dẫn đến năng suất, hiệu quả đạt thấp, chất lượng cà phê không đáp ứng được các điều kiện xuất khẩu, giá trị sụt giảm, kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng, gây khó khăn trong thanh tốn nợ ngân hàng.

Ngun nhân chủ quan

Từ phía khách hàng vay

- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay; thể hiện ở việc dùng vốn vay kinh doanh để đầu tư bất động sản, cho vay lại, chi tiêu cá nhân, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, trì hỗn trả nợ ngân hàng… Bên cạnh đó, trình độ quản lý của doanh nghiệp yếu kém với lối tư duy bảo thủ theo kiểu gia đình trị, ít chịu đầu tư đổi mới cách thức quản lý, nhất là khi quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng; chủ quan trong phân tích, đánh giá các dự án đầu tư dẫn đến vốn vay sử dụng không hiệu quả.

- Năng lực tài chính yếu kém dẫn đến khả năng chiụ đựng rủi ro thấp. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh daklak (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)