2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk
2.3.1. Quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quản trị rủ
rủi ro tín dụng
- Nguyên tắc chung về chính sách tín dụng: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc:
+ Tuân thủ pháp luật: Tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy
định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của Ngân hàng Ngoại thương, không được lợi dụng tài sản và uy tín của Ngân hàng Ngoại thương vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.
+ Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương
trong từng thời kỳ: Mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược,
định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp với các bộ phận khác trong hệ thống.
+ Vừa tôn trọng quyền tự phán quyết của Giám đốc chi nhánh vừa đảm bảo mục
tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách tín dụng vừa đảm bảo an tồn tín dụng vừa
đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.
+ Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Trong cấp tín dụng, Ngân hàng
Ngoại thương thực hành thống nhất chính sách khách hàng, khơng phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Các ưu đãi trong tín dụng chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.
+ Đề cao trách nhiệm cá nhân: Ngân hàng Ngoại thương đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá
nhân được giao quyền tự quyết phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.
- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là văn bản cao nhất trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương. Trong chính sách này, Ngân hàng Ngoại thương phân định rõ bộ máy quản lý rủi ro tín dụng; thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý rủi ro tín dụng; chính sách quản lý tín dụng đối với khách hàng, chính sách phân bổ tín dụng; chính sách về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng; thẩm quyền phán quyết; quy định về báo cáo và kiểm tra giám sát rủi ro. Cụ thể, căn cứ vào Quyết định số 57/QĐ- NHNT.HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành Chính sách quản lý rủi ro tín dụng với mục đích:
+ Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong tồn hệ thống. + Tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả.
+ Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng.
+ Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong ngân hàng.
Theo đó, bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ ngân hàng quốc tế đã được thành lập từ Hội sở đến các Chi nhánh với chức năng, nhiệm vụ:
o Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị ban hành các chính sách rủi ro tín dụng; phê duyệt các khoản cho vay/tổng các khoản cho vay đối với một khách hàng có giá trị vượt quá 10% vốn tự có của Vietcombank.
o Ban điều hành: Ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng đã được Hội đồng quản trị phê duyệt; phê duyệt/quyết định cấp tín dụng trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, trong phạm vi được uỷ quyền của Hội đồng quản trị và các quy định có liên quan của Vietcombank. Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn quản lý rủi ro tín dụng nội bộ phù hợp với chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng đã được Hội đồng quản trị phê duyệt nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng
của Vietcombank tuân thủ các quy định của pháp luật, an toàn và đạt hiệu quả cao.
o Hội đồng tín dụng tại Hội sở chính: Hội đồng tín dụng tại Hội sở chính chịu trách nhiệm phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng trong phạm vi thẩm quyền được Tổng Giám đốc phân cấp trong từng thời kỳ, bao gồm thực hiện phê duyệt cấp tín dụng cho các định chế tài chính và phê duyệt các khoản cho vay, tổng các khoản cho vay vượt hạn mức được thực hiện tái thẩm định thông qua Bộ phận quản lý rủi ro khu vực.
o Hội đồng miễn giảm lãi: Hội đồng miễn giảm lãi trong hệ thống Vietcombank được thành lập ở hai cấp, tại Hội sở chính và tại các Chi nhánh. Hội đồng miễn giảm lãi tại các Chi nhánh được thực hiện quyết định miễn giảm lãi cho khách hàng trong hạn mức miễn giảm do Hội đồng quản trị phê duyệt trong từng thời kỳ. Hội đồng miễn giảm lãi tại Hội sở chính thực hiện phê duyệt miễn giảm lãi cho khách hàng tại Hội sở chính trên cơ sở đề xuất của các phịng ban tại Hội sở chính và các khoản miễn giảm lãi vượt hạn mức của các Chi nhánh được các Chi nhánh đề xuất thông qua các Phịng/bộ phận được phân cơng tại Hội sở chính. o Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng: Cũng như Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử
lý rủi ro tín dụng cũng được thành lập ở hai cấp; tại Hội sở chính và tại các Chi nhánh thành viên. Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Hội đồng xử lý rủi ro tại Chi nhánh và của các Phòng ban được giao nhiệm vụ tại Hội sở chính, Hội đồng xử lý rủi ro tại Hội sở chính chịu trách nhiệm: Xem xét việc phân loại nợ; trích lập DPRR trong từng thời kỳ, quyết định xử lý các khoản nợ xấu từ quỹ DPRR và phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ, xem xét tình hình theo dõi và thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng, xem xét và đề xuất Tổng giám đốc trình NHNN ra quyết định xố nợ các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro đủ điều kiện xố nợ.
o Các phịng ban tại Hội sở chính: Các Trưởng phịng/ban tại Hội sở chính và Bộ
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đối với bộ phận quản lý rủi theo khu vực: Thực hiện tái thẩm định các khoản cấp tín dụng, tổng các khoản cấp tín dụng vược hạn mức của các Chi nhánh thành viên trên cơ sở đề xuất của các Chi nhánh và trình Hội đồng tín dụng Hội sở chính xem xét.
o Các phịng ban tại Chi nhánh: Các Trưởng phòng/ban tại Chi nhánh chịu sự điều
hành trực tiếp của Ban Giám đốc Chi nhánh. Các Trưởng phòng/ban chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh về chất lượng thực hiện các công việc được giao. Chức năng và nhiệm vụ các Phòng/ban tại Chi nhánh do Hội đồng quản trị ban hành theo từng thời kỳ. Các mảng việc chính liên quan đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện tại Chi nhánh là: Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý rủi ro phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh, thực hiện quản lý danh mục đầu tư của Chi nhánh, trực tiếp rà sốt rủi ro và giám sát q trình hồn trả nợ của khách hàng đối với từng khoản cấp tín dụng; Xây dựng, quản lý, giám sát và tham gia xử lý các khoản nợ xấu, thực hiện báo cáo thống kê theo yêu cầu của Ban giám đốc và của Hội sở chính.
Các nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng:
a. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng:
Rủi ro tín dụng của khách hàng được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thơng qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng.
- Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng: Tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương (Cụ thể tại Điều 8 về giới hạn cho vay, bão lãnh, chiết khấu các giấy tờ có giá theo Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng và Điều 128 về giới hạn cấp tín dụng theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12).
- Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng: Tuân thủ các quy định của pháp luật về các trường hợp hạn chế cấp tín dụng và khơng được cấp tín dụng (Cụ thể tại Điều 126: Những trường hợp khơng được cấp tín dụng và Điều 127: Hạn chế cấp tín dụng theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12); đồng thời thực hiện chủ trương giảm dư nợ, hạn chế cấp tín dụng mới đối với khách hàng có dấu hiệu rủi ro.
b. Chính sách phân bổ tín dụng:
- Phân bổ theo vùng địa lý: Thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực địa lý dựa trên năng lực, vị trí của từng chi nhánh; chủ trương ưu tiên mở rộng hoạt động tín dụng tại những nơi có điều kiện mở rộng tín dụng và chất lượng tín dụng bảo đảm, khống chế dư nợ tín dụng tối đa đối với những chi nhánh có chất lượng tín dụng thấp.
- Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: Bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay với cơ cấu nguồn vốn nhưng không tập trung quá cao vào một loại kỳ hạn cũng như một loại tiền vay.
- Phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư: Đa dạng hoá các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hoá các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, đa dạng hoá mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế.
c. Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng:
Tuân thủ theo các quy định của pháp luật, đặc biệt những khoản nợ xấu sẽ tăng cường phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ với tần suất nhiều hơn để phục vụ công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. Hiện tại, Ngân hàng Ngoại thương cũng đã ban hành quy định mới về việc phân loại tài sản có, trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng kèm theo Quyết định số 368/QĐ-HĐQT.CSTD ngày 20/05/2014 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với những thay đổi đáng kể trong cách thức phân loại nợ và cam
với từng đối tượng khách hàng, căn cứ vào kết quả xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng.
d. Quy định về kiểm tra, kiểm sốt tín dụng:
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng tại Vietcombank được thực hiện ở hai cấp: Hội sở chính và Chi nhánh.
- Hội sở chính: Phịng Kiểm tra nội bộ và Phịng Chính sách tín dụng tại Hội sở
chính chịu trách nhiệm chính về việc kiểm tra, kiểm sốt rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh trong nội bộ Vietcombank. Công việc kiểm tra, kiểm soát được tiến hành định kỳ, hoặc đột xuất, phương pháp kiểm tra là từ xa hoặc tại chỗ. Để đạt được các kết quả, việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện tốt các nội dung:
! Kiểm tra, kiểm sốt tính tn thủ quy chế, quy trình;
! Kiểm tra chất lượng của thẩm định tín dụng, kiểm tra việc quản lý nợ vay;
! Kiểm tra chất lượng cán bộ tín dụng;
! Kiểm tra và phát hiện các rủi ro tiềm ẩn mà quá trình thẩm định tín dụng đã khơng phát hiện, hoặc đã bỏ qua.
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt rủi ro tại Hội sở chính nhằm đánh giá, phân loại chất lượng cho vay tại các Chi nhánh, trên cơ sở đó đề xuất các giới hạn/thẩm quyền phán quyết cho phù hợp với từng Chi nhánh.
- Chi nhánh: Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng được thực hiện thường xuyên. Ban Giám đốc, Tổ Kiểm tra nội bộ, Phòng Quản lý nợ và tất cả cán bộ được phân công tham gia cho vay chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát rủi ro tín dụng. Việc kiểm tra, kiểm sốt rủi ro tín dụng được thực hiện liên tục trong suốt quá trình cho vay, từng giai đoạn cho vay. Nội dung và mục tiêu kiểm tra gồm:
! Kiểm tra, kiểm sốt tính tn thủ quy chế, quy trình; ! Phát hiện rủi ro tại từng khâu của quá trình cho vay;
! Phát hiện rủi ro theo danh mục cho vay (theo phân loại khách hàng, mặt hàng, thời hạn, loại tiền, loại tài sản đảm bảo).
thời các rủi ro có thể phát sinh nhằm kịp thời có biện pháp khắc phục và phịng ngừa có hiệu quả.
2.3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk 2.3.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng 2.3.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng
Có thể nói, cơ sở cho việc quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả là việc xác định những rủi ro tiềm tàng và rủi ro hiện có trong bất cứ sản phẩm hay hoạt động nào của ngân hàng. Một mức độ rủi ro tín dụng chấp nhận được có thể được thiết lập chỉ sau khi đã xác định được những nhân tố tạo nên rủi ro tín dụng. Tính đến nay, trong suốt gần 20 năm hoạt động trên địa bàn, VCB Đăk lăk thường xuyên phải đối diện với những loại rủi ro sau:
• Rủi ro lựa chọn
- Phát sinh từ chính sự hạn chế về năng lực, trình độ, kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá khách hàng. Cán bộ tín dụng phần lớn là nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm ứng xử phù hợp với khách hàng yếu kém, thiếu hiểu biết về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, chưa nắm bắt được thực chất hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng mà chủ yếu dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, do đó chức năng tham mưu cho lãnh đạo còn hạn chế. - Hiện nay, đứng trước áp lực về doanh số cho vay cũng như những chỉ tiêu kinh doanh khác mà nhân viên tín dụng thường phải gách vác khối lượng cơng việc ngày càng nhiều… Chính điều này đã dẫn đến tình trạng khi thẩm định đánh giá khách hàng, nhân viên tín dụng thường khơng tìm hiểu kỹ càng về khách hàng, với mong muốn đạt được các chỉ tiêu kinh doanh đề ra, họ thường có xu hướng tự vẽ ra phương án vay vốn và trả nợ cho khách hàng miễn sao đạt được các điều kiện cho vay mà khơng tìm hiểu kỹ năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của phương án kinh doanh. Thậm chí có trường hợp, nhân viên tín dụng cịn gây nhũng nhiễu, đòi hỏi khách hàng buộc phải lại quả thì mới cho vay, câu kết với khách hàng để lừa đảo rút tiền ngân hàng. Bên cạnh đó là sự chưa quan tâm đúng
chăm nhìn vào kết quả mà thiếu đi sự động viên, chỉ bảo, phụ thuộc hoàn toàn vào nhận định chủ quan của nhân viên tín dụng.