2.4.1. Thành tựu
Trên cơ sở áp dụng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến, kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng trong cơng tác thẩm định, xếp loại tín dụng, đánh giá khách hàng, song song với đó là sự tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh những chính sách, các quy định của NHNN, sự chỉ đạo trực tiếp từ Vietcombank Trung ương cũng như thường xuyên rà soát, đánh giá, tổ chức lại bộ máy hoạt động hướng đến mục tiêu an tồn, hiệu quả. Nhìn chung, chất lượng hoạt động tại Vietcombank Đăk lăk không ngừng được cải thiện với những thành tựu nổi bật như:
2.4.1.1. Nguồn nhân lực
Trước yêu cầu ngày càng cao của ngành ngân hàng đối với nguồn nhân lực, lực lượng lao động tại Vietcombank Đăk lăk không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đây là vấn đề mà ngân hàng luôn đặc biệt coi trọng trong công tác tuyển dụng với những yêu cầu khắt khe về trình độ và phẩm chất đạo đức, nhằm có được những cán bộ tài năng, giúp ngân hàng tạo được lợi thế cạnh tranh trước các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
2.4.1.2. Công nghệ thông tin
Trong giai đoạn hiện nay công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tăng trưởng, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh, giảm thiểu các chi phí liên quan. Việc ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động ngân hàng giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát, rõ ràng hơn về các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh như huy động, dư nợ, quản lý khách hàng, tài chính,… từ đó giúp đưa ra các quyết định kịp thời trong công tác điều hành kinh doanh, đồng thời tận dụng tối đa khả năng về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin để đưa ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có dựa trên nền tảng công nghệ. Được xem là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghê
thông tin trong hoạt động, đến nay Vietcombank nói chung và Vietcombank Đăk lăk nói riêng ln khẳng định vị trí của mình bằng những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh, cơng tác quản trị nhanh chóng, hiệu quả, chính xác.
2.4.1.3. Quy trình hoạt động
Quy trình tín dụng của Vietcombank Trung ương thường xun được cải tiến theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của Chi nhánh như giao quyền phán quyết tín dụng cho Hội đồng tín dụng chi nhánh tuỳ vào năng lực tài chính, quy mơ hoạt động và dư nợ mà chi nhánh có mức phán quyết về cấp tín dụng cho các khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, quy trình phê duyệt cấp tín dụng đã có sự tách bạch rõ ràng do nhiều bộ phận quản lý như: Bộ phận cán bộ quan hệ khách hàng và Bộ phận quản lý nợ; giúp chi nhánh kịp thời phát hiện những sai sót, rủi ro trong quá trình tác nghiệp và rủi ro đối với khách hàng, từ đó gia tăng chất lượng công việc tại các bộ phận.
2.4.2. Một số hạn chế, nguyên nhân liên quan trong hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk 2.4.2.1. Về cơ cấu tổ chức
Từ khi cổ phần hóa và thực hiện tổ chức lại bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng với việc tinh giảm bộ phận quản lý rủi ro thì hiện tại Chi nhánh chỉ có sự phân định về bộ phận quản lý nợ và bộ phận quan hệ khách hàng mà khơng có sự phân định độc lập các chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, đàm phán, tiếp thị…), chức năng quản trị rủi ro (phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá lại theo định kỳ…). Chính vì vậy mà hiện tại cán bộ quan hệ khách hàng tại Chi nhánh phải kiêm nhiệm cả chức năng bán hàng và chức năng quản trị rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, điều này khiến cho việc quản lý khoản vay chưa được quan tâm đúng mức. Dưới áp lực phải đạt chỉ tiêu doanh số cho vay nhiều khi cán bộ tín dụng chỉ lo dành thời gian để tập trung tìm kiếm khách hàng, tăng dư nợ cho vay mà lơ là, ít quan tâm kiểm tra khách hàng sau khi khoản vay đã được giải ngân, kết quả rủi ro
nợ xấu luôn thường trực đe doạ đến sự an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
2.4.2.2. Về thông tin trong việc ra quyết định cấp tín dụng và xử lý nợ
Để có được một quyết định cấp tín dụng đúng đắn, thì cần phải có đủ thơng tin và thơng tin đó phải đảm bảo chất lượng. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau mà hoạt động tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk ln tồn tại tình trạng ra quyết định cấp tín dụng trong điều kiện thơng tin hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Thông tin thường cần cho việc ra quyết định cấp tín dụng và thu hồi nợ đó là các thơng tin vĩ mơ, vi mơ, về cơ chế chính sách của Nhà nước, về tình hình đầu tư trong và ngồi nước, về quan hệ tín dụng của khách hàng, về tình hình tài chính, thơng tin phân tích và xếp hạng doanh nghiệp, các chỉ số ngành, các hạn chế cấp tín dụng, thông tin cảnh báo về ngành nghề/lĩnh vực đầu tư, danh mục đầu tư…
Hiện tại, Vietcombank Đăk lăk chủ yếu khai thác thông tin từ các kênh nội bộ Vietcombank, Trung tâm thơng tin tín dụng NHNN (CIC). Nhưng các thông tin này hoặc không đầy đủ, lạc hậu, không kịp thời, đã làm cho việc ra quyết định cấp tín dụng đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến các thất bại/tổn thất tín dụng mà việc khắc phục nó rất mất thời gian, nhân lực và chi phí.
2.4.2.3. Chưa có giới hạn cho vay cụ thể đối với từng ngành nghề/lĩnh vực đầu tư
Hiện nay Vietcombank ĐakLak vẫn chưa xây dựng được giới hạn cho vay đối với từng lĩnh vực đầu tư, từng ngành nghề. Đa dạng hoá danh mục đầu tư trong hoạt động tín dụng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro, chúng cần phải được kiểm sốt, có giới hạn để khơng tập trung quá mức vào một ngành nghề/lĩnh vực, một nhóm ngành nghề/lĩnh vực có liên quan đến nhau, một khách hàng, một khu vực địa lý…nhằm giảm thiểu hố rủi ro tín dụng có thể phát sinh. Dưới sức ép phải đạt được kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm được Hội sở chính giao nên nhiều khi Chi nhánh chỉ quan tâm phát triển về số lượng, mà việc tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, các hạn mức giới hạn tập trung trong danh mục cho vay vẫn chưa được coi trọng đúng mức.
2.4.2.4. Khả năng phân tích ngành, mặt hàng, lĩnh vực cịn yếu
Khả năng phân tích triển vọng ngành/lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh còn rất yếu, ảnh hưởng rất lớn đến việc thẩm định tín dụng để có căn cứ chính xác trong việc ra các quyết định cấp tín dụng, hạn mức tín dụng. Đặc biệt là khả năng phân tích các ngành nghề/lĩnh vực và mặt hàng mới, hoặc phải phân tích các dự án trung và dài hạn. Do đó, vẫn tồn tại tình trạng bỏ qua các dự án mới có mức độ rủi ro thấp, nhưng lại đầu tư vào các doanh nghiệp, mặt hàng đã quen thuộc nhưng có mức độ rủi ro cao hơn.
Ngồi ra, cán bộ tín dụng tại chi nhánh phần lớn là nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về ngành, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, chưa nắm bắt được thực chất hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng mà chủ yếu dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp nên chức năng tham mưu cho lãnh đạo còn hạn chế.
2.4.2.5. Cấp tín dụng có biểu hiện lạm dụng tài sản thế chấp, chưa thực hiện đánh giá lại tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng một cách thường xuyên đánh giá lại tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng một cách thường xuyên
Kinh tế tăng trưởng cao trong vài năm trở lại đây cùng với giá bất động sản bị đẩy lên cao và biến động rất lớn đã làm cho ngân hàng quá tin tưởng vào tài sản thế chấp khi cấp tín dụng cho khách hàng. Tại Vietcombank Đăk lăk, việc quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay chưa được quan tâm đúng mức, các công việc liên quan đến vấn đề này chỉ dừng ở mức độ kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, hoặc kiểm tra để đánh giá lại tài sản bảo đảm để điều chỉnh giới hạn tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. TSBĐ cho các khoản cấp tín dụng chỉ được thực sự chú ý đến khi phải xử lý tài sản của các khoản nợ xấu. Việc xác định lại giá trị tài sản thế chấp cũng chưa được thực hiện theo định kỳ, ít quan tâm đến thực trạng hiện tại của tài sản, chỉ thực hiện đánh giá lại tài sản khi khách hàng có nhu cầu tăng hạn mức tín dụng.
2.4.2.6. Cơng tác phịng ngừa, kiểm sốt rủi ro tín dụng chưa được chú trọng
Việc thực hiện các biện pháp phịng ngừa, phát hiện rủi ro trong q trình cấp tín dụng, giảm thiểu hố các tổn thất tín dụng là một yêu cầu quan trọng nhằm nâng
cao chất lượng nợ vay. Nhưng thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh cho thấy tình trạng tập trung chạy theo việc tăng trưởng tín dụng mà coi nhẹ và thiếu sự chủ động trong việc quản lý chất lượng tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương này tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk trên cơ sở gắn liền với những phân tích, đánh giá thực tế về các mặt của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong giai đoạn 2009-2013, qua đó giúp cho thấy cái nhìn tổng thể về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chúng tồn tại gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, để khẳng định cho kết luận này tác giả đã triển khai ứng dụng mơ hình nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk vào phân tích nhằm làm tăng tính thuyết phục của vấn đề nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂK LĂK