Đặt trong bối cảnh của nền kinh tế và những chủ trương của Đảng, Chính phủ và NHNN về vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó trọng tâm là tái cấu trúc ngành ngân hàng, Vietcombank đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2012-2020. Đề án tái cơ cấu được Vietcombank coi là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, đảm bảo ngành ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đồng thời đây cũng là giai đoạn để Vietcombank rà soát, củng cố lực lượng nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách để phát triển. Đích đến của chặng đường là đưa Vietcombank trở thành “Một trong hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đồn ngân hàng tài chính lớn
nhất thế giới vào năm 2020”.
Đó thực sự là một tham vọng rất lớn nhưng kinh doanh luôn luôn cần tham vọng và để trở thành người chinh phục thì cịn cần tham vọng lớn hơn. Và một điều quan trọng hơn, phía sau tham vọng phải là một khát vọng, không chỉ là khát vọng lớn mà còn phải là khát vọng chinh phục và chiến thắng. Những nội dung trong chiến lược phát triển của Vietcombank thời gian tới đến năm 2020 được tóm tắt như sau:
3.1.1. Mục tiêu chung
Xây dựng Vietcombank thành một tập đồn ngân hàng – tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam, mang lại lợi ích khách hàng những dịch vụ tốt nhất, hài hịa lợi ích giữa khách hàng, cổ đông và người lao động.
3.1.2. Các định hướng chính 3.1.2.1. Định hướng phát triển 3.1.2.1. Định hướng phát triển
- Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vietcombank là hoạt động ngân hàng thương mại.
- An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới một ngân
hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên suốt.
- Phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
- Phát triển và mở rộng quy mô hoạt động thông qua mua bán, sáp nhập và hợp nhất khi có đủ điều kiện.
3.1.2.2. Định hướng kinh doanh
Hoạt động ngân hàng thương mại tiếp tục được xác định là hoạt động cốt lõi của Vietcombank với những định hướng cụ thể sau:
- Thị trường: Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường quốc tế.
- Lĩnh vực kinh doanh: Lấy hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi, trong đó tiếp tục củng cố, phát triển bán buôn đi đôi với đẩy mạnh bán lẻ, coi đó là cơ sở nền tảng để phát triển bền vững.
- Giữ vững vị trí hàng đầu của Vietcombank về các mảng nghiệp vụ: thẻ, ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và Ngân hàng bán buôn.
- Mở rộng và từng bước phát triển các mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư một cách phù hợp.
- Về sản phẩm: Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm bán buôn, bán lẻ, các sản phẩm liên kết trên nền tảng công nghệ hiện đại ; bên cạnh đó từng bước phát triển các sản phẩm ngân hàng đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác.
- Về khách hàng, phát triển mạng lưới khách hàng đa dạng, phong phú và vững chắc.
+ Với khách hàng bán bn: Tập trung vào các nhóm khách hàng: tập đồn, tổ chức kinh tế lớn; doanh nghiệp FDI, SME, các cơ quan quản lý nhà nước.
+ Với khách hàng bán lẻ: Trong tín dụng tập trung vào các nhóm khách hàng: khách hàng có thu nhập cao, trung lưu, trí thức, cán bộ cơ quan nhà nước và các hộ gia đình; trong huy động vốn và thanh toán: phục vụ cho khách hàng đại chúng.
- Marketing bán hàng: Chuyên nghiệp hóa hoạt động Marketing và bán hàng. Hội sở chính xây dựng chính sách, quản lý và hỗ trợ bán hàng các chi nhánh là đơn vị trực tiếp marketing và bán hàng.
3.1.3. Những giải pháp thực hiện
Để đạt được các mục tiêu tương lai, Vietcombank đã đề ra 7 giải pháp toàn diện cho việc tái cơ cấu trên cơ sở rà soát, củng cố và hoàn thiện các hoạt động, tạo bước đột phá trong quản trị và kinh doanh.
- Một là, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự theo hướng tinh gọn, chất lượng
cao, năng động và trung thành với Vietcombank. Xây dựng đội ngũ chuyên gia cao cấp, khuyến khích, đãi ngộ, tạo động lực làm việc cho người lao động.
- Hai là, phát triển và củng cố hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin với tư cách là xây
dựng “hạ tầng của hạ tầng” cho một cuộc bứt phá phát triển mới.
- Ba là, hồn thiện mơ hình tổ chức và bộ máy điều hành trên nguyên tắc tập trung,
lấy khách hàng là trung tâm. Thực hiện phân cấp, phân quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và hồn thiện bộ cơng cụ cho quản trị hệ thống.
- Bốn là, hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro theo nguyên tắc tập trung; áp dụng công
cụ định lượng rủi ro; thiết lập cơ chế giám sát rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.
- Năm là, nâng cao năng lực và hiệu quả tài chính.
- Sáu là, xây dựng hệ thống thương hiệu mới chuẩn mực, thống nhất toàn hệ thống,
tăng cường quan hệ cộng đồng, quan hệ nhà đầu tư.
- Bảy là, phát triển mạng lưới giao dịch theo chiều rộng và chiều sâu tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế.
Với chiến lược “vươn tầm” và một hệ thống các giải pháp toàn diện, cụ thể, chắc chắn trong tương lai, Vietcombank sẽ đạt được nhiều thành công và tiến xa
hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình, vươn đến một tầm cao mới với một “thế và lực” mới, tạo sức bật và tiền đề phát triển mạnh hơn trong tương lai.