Chương 1 Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
1.3 Quy trình thực hiện kế toán trách nhiệm
1.3.3.4 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư
Việc đánh giá trung tâm đầu tư thường sử dụng các chỉ tiêu :
(1) Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI)
ROI là tỷ số giữa lợi nhuận hoạt động và tài sản được đầu tư để thu được lợi nhuận đó. Mục tiêu của ROI là đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư với quy mơ vốn khác nhau, để phân tích xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý; đồng thời tìm ra nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý để có giải pháp làm cho kết quả hoạt động được tốt hơn.
ROI =
Lợi nhuận hoạt động Tài sản được đầu tư ROI =
Lợi nhuận hoạt động X
Doanh thu
Doanh thu Tài sản được đầu tư
Hay ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay tài sản
Lợi nhuận hoạt động sử dụng trong công thức trên là lợi nhuận trước thuế và lãi
vay (EBIT). Lý do sử dụng lợi nhuận hoạt động là để phù hợp với doanh thu và tài sản
hoạt động đã tạo ra nó, đồng thời để đảm bảo sự cơng bằng trong đánh giá thành quả giữa các trung tâm đầu tư có đi vay và khơng đi vay.
ROI cho biết cứ một đồng tài sản đầu tư vào trung tâm đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROI càng lớn thì thành quả quản lý vốn đầu tư càng cao.
Tài sản được đầu tư còn gọi là tài sản hoạt động bình quân, ở điều kiện bình thường được tính bình qn giữa đầu năm và cuối năm. Nếu tài sản trong năm biến động liên tục thì phải tính bình qn từng tháng.
(2) Lợi nhuận còn lại (RI)
Lợi nhuận còn lại là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn doanh nghiệp, được trừ đi chi phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tư vào bộ phận đó. Chỉ số này nhấn mạnh khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một bộ phận hay toàn doanh nghiệp.
Mục tiêu thứ nhất của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế đã mang lại là bao nhiêu, sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được lợi nhuận trên; Mục tiêu thứ hai là cho biết có nên đầu tư gia tăng hay khơng khi sử dụng ROI không đủ cơ sở để quyết định.
RI = Lợi nhuận hoạt động – Chi phí sử dụng vốn
Chi phí sử dụng vốn = Tài sản được đầu tư x tỷ lệ hoàn vốn mong muốn tối thiểu (%) Sử dụng lợi nhuận còn lại RI làm thước đo kết quả bộ phận có ưu điểm là đánh giá đúng kết quả của các trung tâm đầu tư, vì chỉ tiêu này đã đặt các trung tâm đầu tư lên cùng một mặt bằng so sánh. Ngồi ra, lợi nhuận cịn lại cịn khuyến khích các nhà quản
trị bộ phận chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanh nào, được dự kiến sẽ mang lại ROI cao hơn ROI bình qn.
Tuy nhiên, RI cũng có nhược điểm là một chỉ tiêu được thể hiện bằng số tuyệt đối nên không thể sử dụng RI để so sánh thành quả quản lý của các nhà quản trị ở các trung tâm đầu tư có tài sản được đầu tư khác nhau. Vì trong thực tế, nếu dùng RI đánh giá thì RI thường có khuynh hướng nghiêng về những bộ phận có quy mơ vốn lớn.
(3) Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA).
Năm 1990, Công ty tư vấn đầu tư Stern Steward phát minh ra cơng thức tính EVA nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư chính xác hơn. EVA được tính dựa trên lợi nhuận kinh tế khơng phải lợi nhuận kế tốn.
EVA = Lợi nhuận hoạt
động sau thuế –
[Lãi suất sử dụng
vốn bình quân x (Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn)]
Trong đó :
Lãi suất sử dụng vốn bình quân (WACC) :
(LS đi vay sau thuế x Thị giá nợ DH) + ( LS sử dụng VCSH x Thị giá VCSH) WACC =
(Thị giá của nợ DH + Thị giá VCSH)
Tổng tài sản là những tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ khách hàng, chi phí trích trước, nợ khác.
Hiện nay, EVA được sử dụng rộng rãi để phân tích dự án đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư tại các doanh nghiệp.