Các phương pháp đào tạo phổ biến tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần may sài gòn 3 (Trang 49 - 52)

Các phương pháp đào tạo Đối tượng

CBQL Nhân viên Công nhân I. Tại nơi làm việc

1. Theo kiểu chỉ dẫn công việc X X

2. Theo kiểu học nghề X

3. Kèm cặp và chỉ bảo X X

4. Luân chuyển, thun chuyển cơng việc X II. Ngồi nơi làm việc

1. Cử đi học ở các trường chính quy X X

2. Các bài giảng, hội nghị, hội thảo X X

(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự CTCP May Sài Gòn 3)

2.3.2.1 Đào tạo tại nơi làm việc

- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn cơng việc: Hình thức này áp dụng đối với cán

bộ cơng nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm. Q trình đào tạo được thực hiện bởi nhân viên có kinh nghiệm được trưởng bộ phận phân cơng, nhân viên này sẽ giới thiệu chi tiết về công việc và hướng dẫn tỉ mỉ, từng bước và chỉ dẫn học viên làm thử dưới sự kèm cặp của người hướng dẫn cho đến khi nhân viên mới này thành thạo cơng việc.

- Đào tạo theo kiểu học nghề: hình thức này chỉ áp dụng đối với công nhân

chưa qua bất kỳ khóa đào tạo nào. Công ty tiến hành đào tạo ngay sau khi công nhân được nhận vào làm. Người phụ trách giảng dạy có thể là giảng viên được mời từ các trường Đại học, Cao đẳng hoặc có thể là nhân viên giỏi của phòng kỹ thuật. Giảng viên sẽ chuẩn bị sẵn nội dung, tư liệu để truyền đạt cho học viên tại lớp được

tổ chức tại công ty. Sau khi giảng dạy về mặt lý thuyết, các công nhân được đưa xuống xưởng làm việc dưới sự hướng dẫn của các công nhân lành nghề cho đến khi thành thạo công việc.

- Kèm cặp và chỉ bảo: Theo hình thức này, học viên được phân công làm

việc chung với một đồng nghiệp có kinh nghiệm, trình độ chun mơn cao hơn. Học viên vừa được học, vừa được làm bằng cách quan sát và làm theo những lời chỉ dẫn của người hướng dẫn.

Thực hiện đào tạo theo nội dung và chất lượng yêu cầu, ghi nhận kết quả và hồ sơ đào tạo/ huấn luyện.

- Luân chuyển và thun chuyển cơng việc: hình thức này chủ yếu chỉ áp

dụng với nhân viên phòng kinh doanh và kế hoạch vật tư. Các nhân viên này thường đảm nhận 1 vị trí từ 1 đến 2 năm, sau đó ln chuyển sang vị trí mới với cương vị khơng đổi. (Ví dụ: nhân viên phịng KHVT sẽ làm việc với 1 nhà cung cấp trong vòng từ 1 đến 2 năm, sau đó hốn đổi vị trí cho nhau, 1 nhân viên không làm việc với 1 nhà cung cấp quá lâu.)

2.3.2.2 Đào tạo ngoài nơi làm việc

- Cử đi học ở các trường chính quy: phịng TCNS sẽ liên hệ các khóa đào

tạo ở các trường đại học, cao đẳng hoặc các trung tâm đào tạo để đăng ký học và thơng báo cụ thể về khóa học cho nhân viên.

- Các bài giảng, các hội nghị hoặc hội thảo: hình thức này chủ yếu dành

cho cán bộ quản lý hoặc nhân viên khối phịng ban của cơng ty. Phịng TCNS cũng liên hệ các hội nghị, hội thảo để đăng ký cho nhân viên công ty tham dự.

2.3.3 Cảm nhận của nhân viên về hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty.

Tác giả cho rằng, không ai hiểu hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại CTCP May Sài Gịn 3 bằng chính những nhân viên đang làm việc nơi đây, những người đã từng được tham gia các khố đào tạo do cơng ty tổ chức. Do đó, để

tìm hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại CTCP May Sài Gòn 3, tác giả đã tiến hành khảo sát trên 200 nhân viên thuộc khối phịng ban đang làm việc tại cơng ty, đã trải qua ít nhất 1 khố đào tạo do cơng ty tổ chức. Qua đó, giúp cho những người làm công tác quản trị nguồn nhân lực có cái nhìn tổng qt hơn về chất lượng của hoạt động đào tạo và phát triển hiện tại, những nguyên nhân và tồn tại của nó, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty. Cuộc khảo sát tập trung làm rõ những nội dung cơ bản về: nội dung đào tạo, tuyển chọn người đưa đi đào tạo, các hình thức đào tạo, lựa chọn cơ sở, phương pháp, giáo viên cho chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo và sử dụng người lao động sau đào tạo.

Để đánh giá về hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại CTCP May Sài Gòn 3, tác giả đã sử dụng thang đo Liker 5 mức độ để đánh giá mức độ đồng ý về các phát biểu của các nhân viên như sau:

1. Hoàn tồn khơng đồng ý 2. Không đồng đồng ý 3. Phân vân

4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Theo kết quả khảo sát của nhân viên khối phòng ban đang làm việc tại công ty, kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần may sài gòn 3 (Trang 49 - 52)